hoặc chuyển giao tài trợ cần chú ý đến những vấn đề gì? Cho ví dụ?
Các tổ chức ngày càng có xu hướng thay thế việc mua bảo hiểm bằng việc chú trọng kế hoạch lưu giữ tổn thất. Ưu điểm và nhược điểm của lưu giữ tổn thất được xét trên giả thiết tổ chức có khả năng chịu đựng tổn thất (nguồn tài chính, vật chất, con người để bù đắp phần tổn thất) cho
phần tổn thất được lưu giữ. Khả năng chịu đựng tổn thất cần phải đủ lớn để có thể gánh chịu tổn thất lớn nhất được ước lượng (MPC) liên quan đến rủi ro, hoặc việc lưu giữ tổn thất là một quyết định chưa đúng.
Có 7 vấn đề cần xem xét khi lựa chọn giữa lưu giữ và chuyển giao tổn thất: - Chất lượng của dịch vụ
Chất lượng kiểm soát tổn thất và dịch vụ quản lý chung dưới một chương trình lưu giữ và một chương trình bảo hiểm là một cơ sở khác của sự tranh cãi này. Các công ty bảo hiểm có ưu điểm thu được nhiều kinh nghiệm qua làm việc với nhiều tổ chức trong một thời gian dài; những người khác có thể tin tưởng vào khả năng nghiên cứu các vấn đề thực tế của các chuyên viên nghiên cứu ở các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên các nhà quản trị của một tổ chức thường biết rỏ về tổ chức của mình hơn ai hết, do vậy họ có thể tập trung giải quyết các vấn đề của tổ chức và có thể nhận được nhiều sự hợp tác của những nhân viên hơn những tổ chức bên ngoài. - Chi phí cơ hội
Khi mua bảo hiểm gồm cả một khoản phí bảo hiểm thanh toán vào thời điểm hợp đồng được ký, sự đánh giá việc mua bảo hiểm so với việc lưu giữ tổn thất nên xem xét khoản lợi nhuận đầu tư có thể có được trong khoản thời gian giữa kỳ đóng phí bảo hiểm và kỳ thanh toán khiếu nại bồi thường cuối cùng.
- Vấn đề thuế
Đối với bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, thường có một khoản thời gian dài từ khi đóng phí bảo hiểm đến khi thanh toán các khiếu nại bồi thường, ưu đãi về thuế biểu hiện trước tiên ở chỗ các quy định cho phép công ty bảo hiểm có quyền khâu trừ trước các khoản dự kiến bồi thường trong tương lai từ thu nhập chịu thuế hiện tại. Ngược lại, mội tổ chức tự thanh toán các khoản bồi thường sử dụng nguồn vốn của nó sẽ không được trừ các khoản chi trả vào thu nhập chịu thuế cho đến khi có các chi trả thực tế xảy ra. Nói cách khác, công ty bảo hiểm được phép trừ những tổn thất dự kiến ở thời điểm sớm hơn so với tổ chức lưu giữ rủi ro và thanh toán tổn thất từ quỹ riêng của họ.
- Hạn chế của luật pháp, kinh tế và chính sách công cộng.
Trong chuyển giao rủi ro có những hạn chế quan trọng được áp dụng, đặc biệt là chuyển giao rủi ro phí bảo hiểm.
- Mức độ kiểm soát rủi ro
Hoạt động kiểm soát rủi ro của một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đối với chương trình lưu giữ tổn thất. Mức độ kiểm soát càng lớn, càng có sức hấp dẫn lưu giữ tổn thất hơn là bảo hiểm. - Lệ phí chịu bảo hiểm
“ Phí chịu bảo hiểm “ là phần chênh lệch giữa phí bảo hiểm tổn thất trung bình. Chi phí này là một khoản thanh toán thêm cho bảo hiểm so với phí lưu giữ tổn thất. Khoản thanh toán lớn hơn giá trị người mua bảo hiểm hy vọng sẽ nhận được từ bồi thường tổn thất. Giữ nguyên các nhân tố khác không đổi, phí chịu bảo hiểm càng cao, phương pháp lưu giữ tổn thất càng được
ưa thích. Phí chịu bảo hiểm sẽ khác nhau tùy theo công ty bảo hiểm, đối tượng mua bảo hiểm, loại mua bảo hiểm.
- Lưu giữ tổn thất có thể là phương pháp duy nhất.
Trong một số trường hợp, lưu giữ là công cụ tiềm năng duy nhất. Tổ chức không thể ngăn ngừa tổn thất, không có khả năng né tránh tổn thất, và không có khả năng chuyển giao tổn thất, tổ chức không còn sự lựa chọn nào khác, nó phải lưu giữ tổn thất.
Trong nhiều trường hợp, một phần, không phải tất cả, tổn thất tiềm năng có thể được kiểm soát hoặc tài trợ từ bên ngoài.
Trong một số trường hợp, nếu những tổn thất không bảohiểm không thể kiểm soát toàn bộ hay chuyển giao đi đâu đó, tổ chức đó buộc phải lưu giữ chúng.