CÂU 2: Phân tích quan niệm về chi phí ẩn của một tai nạn liên hệ điều kiện Việt Nam và cho biết quan niệm nào dễ được chấp nhận trong điều

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài : QUẢN TRỊ RỦI RO pptx (Trang 25 - 26)

kiện Việt Nam và cho biết quan niệm nào dễ được chấp nhận trong điều kiện Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

- Quan điểm 1:

Theo Heinrich, chi phí tai nạn công nghiệp thường chỉ được thấy qua các khoản bồi thường cho công nhân bị nạn trong thời gian họ không làm việc và các chi phí thuốc men. Tuy nhiên chi phí thực sự lớn hơn nhiều, vì ông thấy các chi phí ẩn lớn hơn các khoản bồi thường gấp 4 lần.

+ Chi phí thời gian bị mất của người bị nạn

+ Chi phí thời gian bị nạn của các công nhân khác do phải ngừng việc để giúp người bị nạn

+ Chi phí thời gian bị mất của các quản đốc và các viên chức khác để chuẩn bị báo cáo và tạo người thay thế

+ Chi phí do nguyên liệu, máy móc, dụng cụ và các tài sản khác bị hỏng

+ Chi phí của người chủ do phải tiếp tục trả lương đầy đủ cho người bị nạn khi họ trở lại làm việc, trong khi năng suất của họ do chưa hồi phục có thể thấp hơn so với trước kia

+ Các chi phí xảy ra như là hậu quả về mặt tinh thần của tai nạn ( sự lo sợ, căng thẳng). Chi phí gián tiếp bằng 4 lần chi phí trực tiếp.

Đây là con số thực nghiệm, dựa vào những lần xảy ra tai nạn tính bình quân ( ở các nước phát triển).

Ở Việt Nam thì con số 4 này không thuyết phục.

VD: đi trên những chuyến xe đông người (trong dịp lễ, tết,…), xe chở quá tải: người khách vừa là nạn nhân vừa là người không chịu lên án (vì giá rẻ). Nếu vào bến xe mua vé để đi thì không có việc này xảy ra ( vé xe đã có bảo hiểm).

- Quan điểm 2:

Simonds và Grimaldi đưa ra một cách khác để tính chi phí cho các tai nạn thông thường, trong đó các chi phí không được bảo hiểm được trình bày như các hệ số đơn giản của chi phí được bảo hiểm.

Tổng chi phí bằng chi phí bảo hiểm. + A* số trường hợp mất thời gian

+ B* số trường hợp đưa đến bác sĩ ( không mất thời gian) + C* số trường hợp chỉ cần sơ cứu

+ D* số tai nạn không gây tổn thương nhưng gây thiệt hại về tài sản vượt quá một giới hạn xác định.

Trong đó A,B,C,D là các chi phí không được bảo hiểm trung bình của từng loại trường hợp trong thời gian quan sát. Các hệ số này có được là do thực nghiệm ở Việt Nam cũng khó chấp nhận. - Quan điểm 3:

Brird và German đề xuất khái niệm các chi phí sổ cái, sở dĩ gọi như thế là vì nó chỉ liên quan đến các chi phí trong sổ cái của các bộ phận. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi tai nạn chứ không phải chỉ cho các tai nạn gây tổn thương cơ thể hay lẽ ra đã gây tổn thương.

+ Dựa trên cách phân loại chi phí trong kế toán để xác định, như chi phí nhân công, nguyên vật liệu, sản xuất chung…

+ Tổng chi phí trợ cấp cho công nhân

+ Lương và chi phí thuốc men đã trả trong thời gian không làm việc ngoài phần trợ cấp + Thời gian bị mất trong ngày xảy ra tai nạn và các ngày sau đó

+ Thời gian công nhân bị nạn phải làm việc nhẹ hoặc năng suất giảm + Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu

+ Chi phí sữa chữa hoặc thay thế thiết bị + Thời gian sản xuất bị mất.

Một tổn thất xảy ra phải liệt kê các chi phí có liên quan. Ở Việt Nam dễ chấp nhận quan điểm này.

VD: nếu chúng ta là người đi kiện thì phải chú ý đến những chi phí này. Người kiện muốn được bồi thường lớn, người bị kiện thì ngược lại. Tòa án phải tính các chi phí sao cho hợp lý, thu thập những hóa đơn, chứng từ chính xác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài : QUẢN TRỊ RỦI RO pptx (Trang 25 - 26)