Mô tả các cấp độ văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty tư vấn điện miền Nam (Trang 33)

2.2.1.1 Cấp độ 1 - Vật thể hữu hình

Thứ nhất, về kiến trúc, cơ sở hạ tầng:

Trụ sở của PEC là nơi đặt văn phòng làm việc của Hội đồng quản trị, Ban lãnh

đạo và tất cả các phòng nghiệp vụ tại số 1D-1E Bà Triệu, Phường 12, Quận 5,

TP.Hồ Chí Minh, một vị trí thuận lợi cho việc giao dịch với các đối tác. Tuy nhiên kiến trúc hiện tại chưa có nét đặc trưng riêng.

Thứ hai, về logo, khẩu hiệu:

Logo của PEC gồm 2 phần:

▪ Phần hình: Là biểutượng ba ngôi sao bốn cánhđồng tâm nổi bật trong vòng

tròn màu xanh lam. Ngôi sao trong cùng có màu vàng, ngôi sao ở giữa có

Hình 2.2: Logo của PEC (Theo tài liệu văn hóa doanh nghiệp của PEC)

▪ Phần chữ in đứng màu xanh lam có 2 hàng :

- Hàng trên là chữ “EVNSPC” viết tắt từ tên tiếng Anh của Tập đoàn Điện

lực Việt Nam – Tổng công tyĐiện lực miền Nam (Việt Nam Electrictiy – Southern Power Company);

- Hàng dưới là chữ “PEC” viết tắt từ tên tiếng Anh của Công ty Tư vấn Điện miền Nam (Power Engineering Company).

▪ Ý nghĩa logo: Hình ảnh ba ngôi sao tượng trưng cho ánh sáng của điện năng

là sản phẩm hàng hoá chính trong các dịch vụ của PEC. Ba ngôi sao đồng

tâm lớn dần từ trong ra ngoài vừa thể hiện đặc tính kỹ thuật của công

nghiệp điện với dòng điện ba pha, vừa thể hiện ánh sáng đang toả chiếu tượng trưng cho sự đáp ứng của PEC đối với nhu cầu điện năng ngày càng

tăng cao của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Màu sắc của các ngôi

sao cũng có ý nghĩa đặc biệt: Ngôi sao nhỏ màu vàng nằm giữa ngôi sao lớn

hơn màu đỏ gợi lên mối liên hệ với lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho hình ảnh

Việt Nam, sứ mệnh quan trọng và sự cam kết của PEC đối với đất nước; màu xanh đậm của ngôi sao ngoài cùng thể hiện sự quan tâm tới môi trường để phát triển PEC một cách bền vững. Vòng tròn hình địa cầu ở ngoài thể

hiện mơ ước muốn vươn ra các thị trường khu vực và trên thế giới. Kiểu

với tiềm lực vững chắc, phong cách hiện đại, khả năng phát triển bền vững

và hùng mạnh trong tương lai.

Khẩu hiệu của PEC như một lời cam kết luôn luôn cung cấp cho khách hàng

các sản phẩm chất lượng cao với tiến độ kịp thời và đạt hiệu quả cao khi sử dụng:

“Chất lượng - Kịp thời - Hiệu quả”

Thứ ba, về các chuẩn mực hành vi bao gồm các vấn đề sau :

Về chế độ họp hành và báo cáo:

PEC đưa ra một chuẩn mực họp cho tất cả các bộ phận bao gồm các hoạt động như: Họp tổng kết cuối năm và lập kế hoạch năm mới vào đầu năm, họp tổng kết

hoạt động 6 tháng đầu năm và đưa ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm,

họp chế độ lương thực hiện trong tháng 4 và tháng 10 hàng năm do ban lãnh đạo và

trưởng các bộ phận họp và đề xuất, họp định kỳ mỗi tuần để đánh giá hoạt động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong tuần. Ngoài ra, tùy tình hình, nội dung cụ thể

cần thiết phát sinh có thể tổ chức các cuộc họp khác nhau như: Họp thống nhất dự

án, họp chuẩn bị các sự kiện,...

Về văn hóa ứng xử :

Thực hiện theo tôn chỉ của EVN “Gia đình EVN trên thuận, dưới hòa”, thực

hiện nếp sống văn hóa mọi lúc, mọi nơi, mọi hành động, văn hóa ứng xử của PEC được quy định chi tiết và rõ ràng.

▪ Hoạt động đối nội : Được quy định khá chi tiết, rõ ràng như văn hóa chào

hỏi, văn hóa giới thiệu, văn hóa trò chuyện,văn hóa trong xe ô tô, văn hóa

dự tiệc,…tuy nhiên do công tác triển khai chưa được quan tâm nên nhiều quy định chưađược thực hiện trong hoạt động của PEC.

▪ Hoạt động đối ngoại:

- Trong môi trường PEC, những cán bộ quản lý và nhân viên cùng chia sẻ

trách nhiệm, giữ cho tổ chức tránh được những rắc rối nảy sinh hay

những mâu thuẫn về lợi ích do các hoạt động bên ngoài PEC đem đến.

Cụ thể, mọi nhân viên khi tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể

hiện phân bổ thời gian hợp lý để vừa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ tại đơn vị vừa tham gia tốt các hoạt động đó, tránh được những rắc rối, ảnh hưởng đến lợi ích của PEC;

- PEC khuyến khích CBCNV học tập, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm việc tuân thủ quy định pháp

luật và các quy định của PEC. Bên cạnh đó khuyến khích CBCNV tham

gia những hoạt động bên ngoài mang lại lợi ích cho PEC hoặc phát triển

thêm những kinh nghiệm chuyên nghiệp và kỹ năng của nhân viên, xây

dựng hình ảnh của PEC trong cộng đồng xã hội.

Về an toàn lao động:

▪ Luôn tuân thủ các quy định về an toàn, coi an toàn là ưu tiên hàng đầu;

▪ Tìm mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro thương

tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hại tài sản;

▪ Nâng cao khả năng quản lý, tăng cường hoạt động kiểm soát an toàn một

cách có hệ thống;

▪ Thực hiện các chương trình đào tạo toàn diện về an toàn và kiểm tra định

kỳ về an toàn lao động.

Về bảo mật và công khai thông tin :

▪ PEC luôn có mối quan hệ rộng rãi với các cấp chính quyền, các đối tác và

khách hàng. Do đó, mỗi CBCNV đều nắm được những thông tin nhạy cảm

về khách hàng, đối tác và nội bộ. Sự rò rỉ những tài liệu bí mật có thể gây

nguy hại tới những quá trình và huỷ hoại những mục tiêu phát triển của

PEC. Ý thức bảo mật thông tin là điều then chốt và cần luôn được tâm niệm

bởi mỗi CBCNV, điều này tạo nên sự tin cậy cho khách hàng;

▪ Bên cạnh việc phải bảo mật những thông tin nhạy cảm để bảo vệ quyền và

lợi ích của khách hàng, đối tác, PEC cam kết trở thành một tổ chức mở với

các phương tiện thông tin đại chúng;

▪ Thông tin bí mật, hoặc là về PEC, hoặc là về một khách hàng, cá nhân hay

sẽ không được sử dụng cho mục đích cá nhân, gia đình hoặc những lợi ích

không phục vụ việc hoàn thành công việc.

Về các hoạt động tuyển dụng:

PEC tiến hành hoạt động tuyển dụng được quy định, hướng dẫn cụ thể theo

quy trình hoạt động tuyển dụngđã ban hành. Thu hút tuyển dụng từ hai nguồn: Bên

trong và bên ngoài. Tuyển dụng bên ngoài khi phải tìm kiếm lựa chọn những con

người thích hợp với công việc mà đội ngũ nhân sự nội tại không thể cung cấp và

đáp ứng được. Nhân sự mới, sau khi được lựa chọn và đã hoàn thành thủ tục gia

nhập tổ chức, phải qua thời gian thử việc với các nội dung được tiến hành như sau:

▪ Tìm hiểu về nội quy, quy chế, thủ tục hành chính, chuyên môn nghiệp vụ;

▪ Giao nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp về tính chất, quy mô, yêu

cầu thực hiện, để sau thời gian thử việc có thể đánh giá được;

▪ Tạo sự hỗ trợ nhất định, không hướng dẫn sâu làm mất tính thử thách của

nhiệm vụ và giảm sự sáng tạo trong thực hiện công việc của nhân sự;

▪ Giám sát, theo dõi quá trình làm việc của nhân sự đủ để có thể đánh giá

chính xác;

▪ Đánh giá toàn diện từ hai phía, với hai bản đánh giá độc lập và trao đổi

thông tin trực tiếp của người quản lý và nhân sự đó.

Về các nghi lễ truyền thống trong năm:

PEC đã thực hiện nhất quán về các ngày nghỉ lễ và thời gian tổ chức trong

toàn công ty cho các sự kiện như Gặp mặt đầu Xuân, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3,

ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,... Đây là những hoạt

động văn hoá hữu ích mà ban lãnh đạo xem như là những cơ hội để hiểu rõ hơn về

tinh thần làm việc của nhân viên, thái độ quan điểm của nhân viên về các quyết sách

của PEC, phát triển hoạt động tập thể và tinh thần làm việc nhóm của các nhân viên

ở các bộ phận.

Ngoài ra, PEC còn tổ chức tổng kết tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích

và khen thưởng kịp thời cuối mùa vụ sản xuất của từng hoạt động, lễ tổng kết cuối năm, khen thưởng CBCNV đạt thành tích cao trong lao động sản xuất.

Về các lễ nghi và sinh hoạt văn hóa:

PEC có kế hoạch rõ ràng về những buổi hội họp và phổ biến rộng rãi đến toàn

thể cán bộ nhân viên qua văn phòng điện tử. Trong các buổi họp các thành viên đều ăn mặc đúng quy định, đến đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu thể hiện thái độ

nghiêm túc với công việc. PEC cũng thỉnh thoảng tổ chức các đợt tham gia các hoạt

động giao lưu với các đơn vị khác.

Hàng năm, PEC cũng tổ chức cho nhân viên những buổi tiệc như: Tiệc tổng

kết, Tất niên, Tân niên, Đại hội Công nhân viên chức, Đại hội Côngđoàn, Đại hội Đoàn Thanh niên, tiệc cho thiếu nhi nhân ngày tết Trung Thu, tết Thiếu Nhi, nhằm

thắt chặt mối quan hệ thân tình giữa nhân viên trong PEC và kích thích tinh thần

cho nhân viên.

Tiếp theo là kết quả khảo sát về nhận thức của CBCNV về các giá trị văn hóa

hữu hình tại PEC

Bảng 2.1: Đánh giá của CBCNV về các giá trịvăn hoá hữu hình

mà PEC đang xây dựng (Theo kết quả khảo sát của tác giả)

STT Các giá trị được đánh giá

Điểm đánh giá (Thang điểm 10) Nhân viên Lãnh đạo

1 Kiến trúc và cơ sở hạ tầng hiện nay của PEC là hiện

đại và phù hợp. 4,6 7,4

2 Các cuộc hội họp trong PEC hiện nay thường được

diễn ra đúng kế hoạch và nghiêm túc. 7,3 9,2

3

Các lễ nghi trong PEC hiện nay được quan tâm nhiều và có chất lượng. Các hoạt động truyền thống của PEC ( Tết Nguyên Đán, 8/3, 20/10, 21/12.. v.v...) diễn ra hiệu quả.

5,5 8,3

4 Logo của PEC hiện nay đã phù hợp với hoạt động

kinh doanh của PEC 8,5 9,3

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên, nhân viên đánh giá cao các yếu tố logo, đồng phục, khẩu hiệu với mứcđiểm 8, tiếp theo là chếđộ hội họp và khẩu hiệu với

7 điểm. Yếu tố kiến trúc được đánh giá thấp nhất với 4 điểm, có thể nói hiện tại yếu

tố này chưa được ban lãnh đạo PEC quan tâm. Yếu tố chuẩn mực về nghi lễ và đời

sống CBCNV ở mức trung bình, điều này phù hợp với thực tế vì các chương trình

nghi lễ tại PEC được lặp đi lặp lại trong thời gian 5 năm qua và hầu như không có

thay đổi. Điều này tạo sự nhàm chán cho cán bộ nhân viên và không tạo ra động lực

mạnh mẽ trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết và kỹ năng phối hợp làm việc

nhóm giữa các bộ phận.

Ngoài ra, theo khảo sát thì nhận thức về các giá trị hữu hình của nhân viên

chưa đầy đủ cả về chiều sâu lẫn chiều rộng đặc biệt về logo, khẩu hiệu, trong khi

vấn đề logo, khẩu hiệu phải là một chuẩn mực được quan tâm đầu tiên khi xây dựng

các quy tắc để tiến tới một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Tất cả các cán bộ

lãnh đạo đều nhận biết rõ ràng và cụ thể các yếu tố này, tuy nhiên vẫn còn nhiều

nhân viên chưa hiểu rõ về ý nghĩa các giá trị hữu hình này của PEC.Thêm vào đó

việc đánh giá một số yếu tố như kiến trúc, hội họp còn khoảng cách lớn giữa nhân

viên và lãnh đạo. Điều này có thể nhận thấy mức độ xây dựng và biểu hiện của các

giá trị hữu hình của PEC vẫn chưa toàn diện và chưa thật sự tương đồng với mong

muốn của nhân viên.

2.2.1.2 Cấp độ 2 - Những giá trị được chấp nhận

Thứ nhất, về sứ mệnh và tầm nhìn:

Sứ mệnh của PEC là đáp ứng đầy đủ về dịch vụ tư vấn với chất lượng ngày

càng tốt hơn. Với sứ mệnh đó, PEC đang từng bước xây dựng cho mình môi trường

văn hóa riêng với các giá trị cốt lõi mà ban lãnh đạo PEC đã công bố.

Tầm nhìn: PEC phấn đấu là một thương hiệu mạnh, là thương hiệu hàng đầu

về dịch vụ tư vấn trong khu vực các tỉnh thành phía Nam, góp phần cùng Tổng công

ty Điện lực miền Nam thực hiện vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; là một công ty không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng thuộc lĩnh vực hoạt động.

Thứ hai, về triết lý kinh doanh:

Mọi hành động của PEC đều hướng tới con người, vì con người, trong đó bao

gồm đối tác, khách hàng, cộng đồng xã hội, đội ngũ CBCNV: PEC hành động vì niềm vui, hạnh phúc của mọi người. Luôn xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách

hàng, đồng nghiệp, nhà đầu tư, cộng đồng xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn. Trong các hoạt động của mình, PEC luôn coi yếu tố con người luôn

là trung tâm; người lao động được coi là tài sản quý giá nhất giúp PEC hoàn thành

sứ mệnh và đi đến thành công. Mỗi thành viên sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và

tự hoàn thiện bản thân theo quy tắc cơ bản này.

Về ứng xử với khách hàng “Khách hàng là sự tồn tại của chúng tôi”:

▪ Thái độ, văn hoá giao tiếp với khách hàng mang ý nghĩa quan trọng đối với

các hoạt động và quan hệ của PEC với khách hàng, doanh nghiệp, nhà cung

cấp, đối tác và những tổ chức, cá nhân khác. Thái độ chuẩn mực, có văn

hóa của CBCNV đối với khách hàng có thể mang lại lợi ích rất lớn cho

PEC, hoặc ngược lại là sự bất lợi nếu CBCNV thể hiện thái độ ngược lại.

Mọi CBCNV đều tuân thủ các Quy định về giao tiếp với khách hàng do

PEC ban hành. Trong giao tiếp với khách hàng CBCNV luôn nhiệt tình,

trung thực, lịch sự;

▪ Khi giao dịch với khách hàng, mỗi CBCNV sẽ là đại diện của PEC và

những giá trị văn hóa của PEC. PEC giao trách nhiệm này cho CBCNV và

tin tưởng họ sẽ đem tới khách hàng những hình ảnh đẹp về ngành Điện và về PEC;

▪ CBCNV khi thực hiện nhiệm vụ giao tiếp khách hàng phải sử dụng trang

phục theo quy định. Giao tiếp với thái độ ân cần, gần gũi, biểu hiện sự thân

thiện, tôn trọng khách hàng;

▪ Đón tiếp khách hàng với lời chào hỏi trước, cử chỉ và nụ cười, ánh mắt gần

gũi thân thiện và chủ động giúp đỡ nếu thấy khách có biểu hiện cần giúp đỡ

▪ Nhanh chóng giải quyết thắc mắc than phiền của khách hàng, tuyệt đối

tránh những hành vi, cử chỉ, lời nói thiếu văn minh, đe dọa, cửa quyền, gây

phiền hà cho khách hàng;

▪ Giao lưu cởi mở với khách hàng trong phạm vi quyền hạn cho phép, sẵn

sàng lắng nghe các đề nghị và những ý tưởng cải tiến hợp lý của khách

hàng. Biết lắng nghe, cố gắng hiểu được khách hàng để có thể đưa ra cách

diễn đạt phù hợp với khả năng hiểu biết và khả năng chú ý của họ;

▪ Trong giao tiếp với khách hàng phải thể hiện thái độ tôn trọng cấp trên và

đồng nghiệp, không phát ngôn tùy tiện làm phương hại đến tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp;

▪ Thực hiện đúng cam kết với khách hàng.

Về quan hệ với đối tác “Hợp tác cùng phát triển”:

▪ PEC coi đối tác trong và ngoài ngành, trong và ngoài nước như những

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty tư vấn điện miền Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)