Công ty đang sử dụng khá tốt nguyên tắc mua hàng từ nhiều nhà cung ứng, đây là nguyên tắc kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Không bỏ trứng vào một giỏ. Như vậy công ty có khả năng giảm được rủi ro trong quá trình mua hàng và có nhiều khả năng lựa chọn tránh bị phụ thuộc vào nhà cung ứng
Tuy nhiên việc làm việc với quá nhiều nhà cung ứng mới công ty cũng tốn kém chi phí cho việc đàm phán thương lượng cho một lô hàng trong khi những ưu đãi có được từ phía nhà cung ứng không thể bù đắp được chi phí giao dịch bởi công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nên việc thương lượng và đàm phán mới với đối tác quốc tế là khá tốn kém. Nên công ty cố gắng lựa chọn một danh sách nhà cung ứng đủ lớn để có thể đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty mà vẫn không mất đi tính chủ động và không bị nhà cung ứng ép giá và đồng thời tạo được quan hệ làm ăn lâu dài.
Sau mỗi lần mua hàng hoặc sau một thời gian hoạt động công ty phải tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp mà mình lựa chọn. Đối với mỗi nhà cung cấp công ty phải ràng buộc điều kiện gì, mức giá mà họ đưa ra so sánh với mức giá sàn của thị trường ra sao rồi xây dựng các tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng thế nào thử nghiệm một lần và so sánh với nhà cung ứng trước đó. Nều giá cả tương đương nhau thì nên xem xét chính sách ưu đãi mà nhà cung ứng đưa ra như thời gian trả tiền hàng ra sao? Nếu thực sự mang lại lợi ích cho công ty hơn nhà cung ứng khác công ty nên lưu hồ sơ cho lần đặt hàng sau mà không cần phải bắt đầu đàm phán lại như thế có thể tiết kiệm chi phí thời gian.
Công ty phải quan tâm tới nhà cung cấp tăng cường mối quan hệ làm ăn, tạo sự tin tưởng, thường xuyên trao đổi thông tin nắm bắt yêu cầu từ phía họ và thu thập thông tin cần thiết cho quá trình mua hàng của mình. Luôn tạo sự thân thiện và hợp tác với phía nhà cung cấp có thể cho họ thấy công ty sẽ là khách hàng tiềm năng của họ nhằm thu hút sự chăm sóc và chú ý của nhà cung cấp