Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thuẫn râu ở Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và phát triển của ba quần thể thuẫn râu (BN, HD, HY) trong điều kiện trồng (LV1240) (Trang 56)

Việc bảo tồn phải bắt đầu từ nhận thức của tất cả mọi ngƣời (chứ không phải chỉ riêng các nhà quản lý và các nhà khoa học). Cho nên, chính sách bảo tồn các loài nói chung và loài Thuẫn râu nói riêng phải nhận đƣợc sự quan tâm và đồng tình của tất cả mọi ngƣời có liên quan.

Để bảo tồn nguyên vị các quần thể BN, HD và HY, cần chú trọng công tác tuyên truyền để ngƣời dân biết đƣợc tác dụng của Thuẫn râu sẽ mang lại lợi ích thiết thực trong việc bảo tồn loài này trong tự nhiên, đồng thời cần có chính sách khuyến khích, hƣớng dẫn ngƣời dân trồng trong vƣờn nhà, nhất là ở những nơi phân bố của chúng nhằm lƣu giữ bảo tồn nguyên vị các chủng và tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia vào việc bảo tồn và khai thác lâu dài.

Cần tiến hành điều tra các quần thể còn lại trong phạm vi cả nƣớc để đánh giá trữ lƣợng và hiện trạng của chúng, từ đó có giải pháp bảo tồn phù hợp. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài và kết quả của Đỗ Thị Xuyến (2013), có thể thấy rằng, Thuẫn râu là loài có khả năng nhân giống tốt, thích ứng rộng, cho nên bên cạnh việc bảo tồn ngoài tự nhiên, cần tiến hành mở rộng và phát triển mô hình gây trồng loài này tại các vƣờn thuốc và tại các cộng đồng sử dụng loài này nhằm phát triển nguồn dƣợc liệu, ổn định về sản lƣợng và chất lƣợng góp phần phát triển kinh tế.

Thời gian trồng trọt tại miền Bắc nên từ đầu tháng 11 khi thời tiết không quá rét hoặc tháng 2, tháng 3 khi trời mƣa phùn thuận lợi về độ ẩm. Việc nhân giống có thể bằng hạt hoặc giâm hom. Đối với gieo hạt nên chọn gieo hạt trên giá thể mùn hỗn hợp để đạt hiệu quả nhất sau đó đánh cây ra trồng. Đất trồng tốt nhất là đất thịt. Loại phân chủ đạo là NPK (trong giới hạn

đề tài chúng tôi mới thử nghiệm bón phân với liều lƣợng 10 g + 2 lít nƣớc tƣới cho 80 gốc nên cần nghiên cứu thêm về liều lƣợng phân bón để đem lại hiệu quả nhất). Trong điều kiện ánh sáng đƣợc che phủ 50% và độ ẩm đất là 70- 80%. Thời gian thu hoạch cây (để lấy nguyên liệu) là khoảng tháng 4 khi hoa nở rộ và thời gian này cũng thuận lợi cho việc phơi sấy bảo quản dƣợc liệu. Thời gian thu hoạch quả (để lấy giống) là khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 (ngay khi quả chín hết để hạt chƣa kịp phát tán).

Tiến hành đánh giá định kỳ các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn và khai thác, nhằm đánh giá kết quả từ đó có các điều chỉnh phù hợp với thực tế.

KẾT LUẬN

1. Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1.Loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata D. Don) thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae Lindl.), lớp Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi đã xác định vị trí và giới hạn của loài và các chủng nghiên cứu, cung cấp các thông tin về đặc điểm hình thái, nguồn gốc và phân bố, sinh thái và giá trị tài nguyên đối tƣợng nghiên cứu.

2.Kết quả nhân giống bằng hạt loài Thuẫn râu (S. barbata) cho thấy: Giá thể có ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy mầm của các chủng trong đó giá thể mùn hỗn hợp cho các chủng có tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

Hạt nảy sau khi nảy mầm có sức sống cao, chủng Thuẫn râu thu tại Hƣng Yên sức sống cao nhất sau 15 ngày theo dõi.

3.Theo dõi sự ảnh hƣởng của ánh sáng, đất, phân bón đến sinh trƣởng và phát triển của Thuẫn râu (S. barbata) trong điều kiện trồng cho thấy:

Về ánh sáng: Các chủng đều sinh trƣởng, phát triển tốt nhất ở điều kiện che sáng 50%. Chiều cao trung bình và trung bình số nhánh/ cây khi ra hoa cao nhất ở chủng HD với giá trị là 52,76 cm và số nhánh/cây là 8,32.

Về đất: Ở điều kiện đất trồng là đất thịt cây sinh trƣởng, phát triển hơn so với đất thịt pha đất cát.Chiều cao trung bình và trung bình số nhánh/ cây khi ra hoa cao nhất ở chủng HD với giá trị là 54,34cm và số nhánh/cây là 8,45.

Về phân bón: Ở điều kiện đất trồng có bón phân NPK cây sinh trƣởng, phát triển tốt hơn và hoa nở rộ hơn điều kiện đất không bón phân. Chiều cao trung bình và trung bình số nhánh/ cây khi ra hoa cao nhất ở chủng HD với giá trị là 63,67 và số nhánh/cây là 8,58.

Trong cùng điều kiện trồng (ánh sáng, đất, phân bón), chủng Thuẫn râu thu tại Hải Dƣơng sinh trƣởng và phát triển tốt nhất so với hai chủng còn lại.

4.Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Thuẫn râu ở Việt Nam.

2. Kiến nghị

Đề nghị: Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, cho nên để hoàn thiện quy trình, cần tiếp tục nghiên cứu nhân giống và gây trồng loài Thuẫn râu (S. barbata) ở Việt Nam vào các mùa khác nhau và các vùng khác nhau nhằm tìm ra điều kiện gây trồng, trồng trọt và sản phẩm tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tr. 172-173, Nxb KH & KT, Hà Nội.

2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 2, Nxb Y Học. 3. Võ Văn Chi (2013), Về phƣơng thuôc bí truyền trị bệnh ung thƣ, cây

thuốc quý, (234): 14 - 15.

4. Võ Văn Chi (2013), Hoàng cầm râu, cây thuốc quý, (236), tr. 8-9.

5. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005), Kĩ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, 2, tr. 872, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2008), Nghiên cứu các hoạt chất của cây Thuẫn râu thuộc họ Bạc hà (Scutellaria barbata D. Don-Lamiaceae) làm thuốc hỗ trợ phòng chống khối u, Đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. (đã nghiệm thu).

8. Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2009), “Nghiên cứu thành phần hóa học và sinh học của cây Thuẫn râu - Scutellaria barbata D. Don”, Tạp chí Hóa học. 47(6b), tr. 192-198.

9. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr. 311-314, Nxb Y học, Hà Nội.

10.Nguyễn Duy Minh (2009), Cẩm nang Kỹ thuật nhân giống cây (gieo hạt, chiết cành, giâm cành, ghép cành), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Lã Đình Mỡi và cộng sự (2009), Những cây có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

13.Hoàng Đức Phƣơng (2004), Kỹ thuật thâm canh cây trồng, 3, 220 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Vũ Xuân Phƣơng (2000), “Họ Bạc hà - Lamiaceae Lindl.”, Thực vật chí Việt Nam, 2, tr. 239-260, Nxb KH&KT, Hà Nội.

15.Vũ Xuân Phƣơng (2005), “Lamiaceae Lindl.1836 - Họ Bạc Hà”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 3, tr. 335-337, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

16.Đỗ Thị Thảo, Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Quốc Chiến, Nguyễn Văn Hùng, Đỗ Khắc Hiếu (2005), “Nghiên cứu in vitro hoạt tính kháng ung thƣ của cây Bán chi liên”, Tạp chí Dược học, (11), tr. 10-13.

17.Đỗ Thị Thảo, Lã Thị Huyền, Đỗ Khắc Hiếu, Lê Quang Huấn (2007), “Ảnh hƣởng của hoạt chất scutebarbalactone VN tách chiết từ cây Bán chi liên Việt Nam (Scutellaria barbata D. Don) đến hoạt động của gen OCT4”, Tạp chí Di truyền và ứng dụng, (3-4), tr. 21-25.

18.Đỗ Thị Thảo và cộng sự (2009), “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt chất SBVN đến hoạt động của gen OTC4 bằng kĩ thuật real-time PCR”, Tạp chí Công nghệ sinh học, 7(4), tr. 411- 416.

19.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20.Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Kỹ Thuật Trồng Cây Thuốc, Nxb Lao Động, Hà Nội.

22.Trần Thế Tục (1998), Giáo trình cây ăn quả, tr. 5-71, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23.Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2007), Giáo trình cây hoa, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

24.Đỗ Thị Xuyến (2013), “Nghiên cứu thu thập mẫu, đánh giá hoạt tính kháng u (invitro) và các nhóm hợp chất chính trong loài Thuẫn râu -

Scutellaria barbata D. Don (họ Bạc hà - Lamiaceae Lindl.) ở Việt Nam”, Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số: VAST04.03/13, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

TIẾNG ANH

25.Dai S.J., L. Shen & Y. Ren (2008), Two new neo-clerodane diterpenoids from Scutellaria barbata. Jour. Integr. Plant. Biol, 50, pp. 699-702.

26.Heyzon et al (2001), Plant Resources of South - East Asia 12, Medicinal plant, PROSEA, Backhuys Publishers, Leiden.

27.Kim Dong II et al (2005), Regulation of IGF - I Production and proliferation of human leiomyomal smooth muscle cells by Scutellaria barbata D. Don in vitro: isolation of flavonoids of apigenin and luteolon as acting compounds, Toxicology and applied pharmacology, 205, pp. 213 - 224.

28.Larcher W (1983), Sinh thái học thực vật, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.

29.Lee T. K et al (2004), “Differential inhibition of Scutellaria barbata D. Don (Lamiaceae) on HCG - Promoted proliferation of cultured uterine leiomyomal and myometrial smooth muscle cells”,

Immunopharmacology and immunotoxicology, 26(3), pp. 329 - 342. 30.Lihui W et al (2012), “Scutellaria barbata D. Don InhibitsTomor

Angiogenesis via supperssion of Hedgehog Pathway in a Mouse Model of colorectal cancer”, Internationnal Journal of Molecula Sciences, 13, pp. 9419 - 9430.

31.Do Thi Thao et al (2008), “Aromatase inhibitory and cytotoxic activities of chemical constituents from the Vietnamese medicinal plant Ban-chi- lien (Scutellaria barbata D. Don)”, AJSTD, 25(2), pp. 481-487.

32.Wang T. S et al (2012), “A review of phytochemistry and antitumor activity of a valuable medicinal species: Scutellaria barbata”, Journal of Medicinal Plant Research, 6(26), pp. 4259- 4257.

33.Yin X., J. Zhou, C. Jie, D. Xing and Y. Zhang (2004), Anticancer activity and mechanism of Scutellaria barbata extract on human lung cancer cell line A549. Life Sci. 75(18), pp. 2233-2244.

34.Yu J., J.Lei, H. Yu,X. Cai & G. Zou (2004), “Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oil of Scutellaria barbata. Phytochemistry”, 65(7), pp. 881-884.

TIẾNG PHÁP

35.Doan K.T. (1936), “Labiatae”, Flore Générale de l'Indo-Chine, Tom. 4, pp. 1005, Paris.

TIẾNG TRUNG QUỐC

36.Wu C.Y (1977), “Labiatae”, Flora Reipublicae Popularis Sinicae, Tom. 65(2), pp. 229-232, Peikin. (nội dung viết bằng tiếng Trung Quốc).

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET

37.http://www.esf-miennam.com.vn/chi-tiet-tin/179/95/VAI-TRO-CUA- PHAN-BON-VOI-CAY-TRONG-VA-NONG-NGHIEP.html

PHỤ LỤC Ảnh 16. Chủng BN đem trồng trên đất thịt Ảnh 17. Chủng BN ra hoa trên đất thịt ra hoa Ảnh 18. Chủng HD trồng trên đất thịt Ảnh 19. Chủng HD trồng trên đất thịt ra hoa Ảnh 20. Chủng HY đem trồng trên đât thịt Ảnh 21. Chủng HY chuẩn bị ra hoa

Ảnh 22. Chủng BN trồng trên đất có bón phân NPK ra hoa Ảnh 23. Chủng HD trồng trên đất có bón phân NPK ra hoa Ảnh 24. Chủng HY trồng trên đất có bón phân ra hoa

Ảnh 25. Tác giả quan sát thí nghiệm (đếm số nhánh/ cây)

Ảnh 26.Tác giả quan sát thí nghiệm (Đếm số nhánh/ cây)

Ảnh 27. Tác giả quan sát thí nghiệm (Đo chiều cao cây)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và phát triển của ba quần thể thuẫn râu (BN, HD, HY) trong điều kiện trồng (LV1240) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)