Hiện trạng loài Thuẫn râu ngoài tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và phát triển của ba quần thể thuẫn râu (BN, HD, HY) trong điều kiện trồng (LV1240) (Trang 54)

- Loài Thuẫn râu ở Việt Nam tuy đã đƣợc ghi nhận ở nhiều tỉnh (nhƣ Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dƣơng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị) nhƣng hiện nay qua điều tra thì việc tìm ra loài này ngoài tự nhiên ở nƣớc ta là rất khó khăn, số lƣợng các cây trong quần thể ít [11].

- Năm 2013 nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đƣa ra kết quả điều tra ghi nhận (có mẫu vật) loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) có ở Việt Nam rải rác ở một số tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dƣơng, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Số lƣợng cá thể ít, mọc rải rác, thƣờng là những nơi có độ ẩm cao, độ cao so với mặt biển thấp < 500 m. Đồng thời thu đƣợc 5 quần thể Thuẫn ngoài tự nhiên. Tuy nhiên chỉ có 3 quần thể là mang tên Thuẫn râu (S. barbata). Hai quần thể còn lại cần phải có thời gian nghiên cứu thêm.

- Qua tìm hiểu các mẫu Thuẫn râu trong tự nhiên cho thấy sự sinh trƣởng và phát triển của các cây không cao dễ bị lấn át bởi các loài sống cùng. Cây còi cọc, số lƣợng nhánh ít dẫn đến chất lƣợng cây không cao, ít hoa quả sự phát tán và nảy mầm của hạt trong tự nhiên thấp.

Tình hình sinh trưởng, phát triển của các chủng

- Hiện nay ba chủng Thuẫn râu ghi nhận đang đƣợc gây trồng tại vƣờn ƣơm, tại Trại Thực nghiệm Sinh học Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) và Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) bƣớc đầu cho thấy các chủng giống Thuẫn râu sinh trƣởng phát triển tốt.

- Loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata) là loài cây thân thảo, sống một- nhiều năm, cây thƣờng bắt đầu mọc vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 và tàn lụi vào mùa cuối tháng 9, đầu tháng 10. Thời gian ra hoa và kết quả của loài Thuẫn râu tƣơng đối dài. Sau khi tàn lụi phần gốc thân thƣờng không

chết, mùa sau có thể tự mọc chồi sau một thời gian nghỉ đông. Bình thƣờng, ngoài tự nhiên cây có thể ra và kết quả một lần trong năm rồi tàn lụi nhƣng trong điều kiện trồng cây sớm mọc chồi và các chồi tái sinh từ gốc sinh trƣởng nhanh có thể cho hoa trái vụ nhƣng lƣợng hoa ít và nở không đều .

- Đối với loài Thuẫn râu có khả năng nhân giống cả bằng hạt và bằng hom. Tái sinh hạt của Thuẫn râu cũng trùng với thời gian tái sinh chồi từ các gốc cây bị lụi. Trong tự nhiên việc tái sinh hạt của Thuẫn râu thấp nhƣng trong thí nghiệm gieo trồng của đề tài cho thấy với các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm thì tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt >50%, và tỷ lệ hạt nảy mầm trong giá thể mùn hỗn hợp có thể lên tới 70% ở chủng Thuẫn râu thu tại Hƣng Yên. Cây mọc từ hạt tỷ lệ sống cao, sinh trƣởng phát triển tốt, cây khỏe có bộ rễ phát triển.

Ảnh 13. Thuẫn râu tái sinh chồi sau khi thu

hoạch (Ngƣời chụp: Đặng Ngọc Diệp)

Ảnh 14. Thuẫn râu tái sinh bằng hạt (Ngƣời chụp: Đặng Ngọc Diệp) Ảnh 15. Thuẫn râu trồng bằng hom (ngƣời chụp: Lê Thị Thanh Nga)

- Theo Đỗ Thị Xuyến (2013), trong điều kiện trồng, nhân giống bằng hom, có cắt tỉa, hiện tƣợng ra hoa và kết quả có thể trái mùa hay 2 lần trong năm. Mùa hoa trái vụ thƣờng vào tháng 8-9, có quả chín tháng 10-11. Tuy

nhiên, trong trƣờng hợp này, lƣợng hoa ra thƣờng ít mùa chính. Kích thƣớc hoa nhỏ, quả cũng nhỏ hơn, tỷ lệ đậu quả kém hơn. Hạt không chắc và to mẩy nhƣ hạt của mùa vụ chính [24].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và phát triển của ba quần thể thuẫn râu (BN, HD, HY) trong điều kiện trồng (LV1240) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)