Phân loại các chủng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và phát triển của ba quần thể thuẫn râu (BN, HD, HY) trong điều kiện trồng (LV1240) (Trang 31)

Theo Đỗ Thị Xuyến (2013) [24], loài Thuẫn râu ở Việt Nam hiện biết có 3 chủng, cụ thể nhƣ sau:

Chủng BN: Hiện biết chỉ có một quần thể nhỏ, với 15 cá thể, mỗi cá thể có 3 - 7 nhánh, hoa màu trắng, mọc trong trạng thái tự nhiên tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, ở độ cao 54 m, sống ven bờ ruộng, mƣơng, gần sông Cầu, nơi ẩm ƣớt cùng một số loài khác nhƣ Tầm Phong, Tầm bóp, Cỏ

may, Khoai nƣớc, Cỏ mần trầu,... Về nguồn gốc, các cá thể đều ở dạng bán hoang dại [24].

Chủng HD: Có một quần thể nhỏ, với 21 cá thể; tại khu vực thôn An Bài, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng. Tổng số cá thể là 21 gốc, mỗi gốc có 5 - 8 nhánh, hoa màu trắng. Tại khu vực thôn An Bài, xã An Lạc, huyện Chí Linh, ở độ cao 75 m. Sống ven đƣờng, bờ ruộng, mƣơng, nơi ẩm ƣớt cũng một số loài khác nhƣ Cúc áo hoa vàng, Khoai nƣớc, Cỏ mần trầu, Dƣơng xỉ thƣờng, Chua me đất... Về nguồn gốc, các cá thể đều ở dạng bán hoang dại [24].

Chủng HY: Có quần thể với 56 cá thể; mọc hoang ở khu vực Thôn Thanh Sầm, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên, ở độ cao 67 m. Mỗi cá thể có 3-5 nhánh, hoa màu tím. Có 10 cá thể mới tái sinh. Sống ven bờ rộng và một vài đám tại vƣờn nhà. Sống cùng với một vài loài cây mọc hoang khác nhƣ Dƣơng xỉ, Cỏ mần trầu, Rau dệu, Cỏ gà,… Về nguồn gốc, đây là chủng có nguồn giống lấy từ hạt từ Trung Quốc, qua mua bán tiểu ngạch. Ngƣời dân gây trồng từ hạt nhằm mục đích lấy thân làm thuốc [24].

Về đặc điểm hình thái, các cá thể trong quần thể khác nhau thu từ Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên hầu nhƣ không có sự sai khác về mặt hình thái rõ rệt. Điểm khác biệt rõ nhất là tràng hoa của chủng HD, BN có màu trắng, trong khi đó hoa của chủng HY có màu tím (theo Vũ Xuân Phƣơng, 2000 hoa của loài này còn có cả màu xanh lam). Qua nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh các mẫu Thuẫn thu hái đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.1 Sự khác biệt về đặc điểm hình thái của các chủng Tên chủng Đặc điểm BN HD HY Hình dạng lá Số lƣợng lá có chóp tù chiếm tỷ lệ nhiều hơn; mép có 1-3 răng cƣa Số lƣợng lá có chóp tù chiếm tỷ lệ nhiều hơn; mép có 1-3 răng cƣa Số lƣợng lá có chóp nhọn chiếm tỷ lệ nhiều hơn, mép có 3- 4 răng cƣa Màu hoa Trắng Trắng Tím nhạt

Rốn hạt Có lông tơ dài Có lông tơ dài Không có lông tơ dài Màu bao phấn Trắng hoặc vàng Trắng hoặc vàng Tím

Nguồn gốc Bắc Ninh (VN) Hải Dƣơng (VN) Trung Quốc

Sức sống Chậm hơn Cao hơn Cao nhất

Chiều cao cây Cao hơn Cao nhất Thấp nhất

Chủng BN Chủng HD Chủng HY

Chủng BN Chủng HD Chủng HY Ảnh 2. Chiều cao CHỦNG BN CHỦNG HD CHỦNG HY Ảnh 3. Hình dạng lá CHỦNG BN CHỦNG HD CHỦNG HY Ảnh 4. Màu hoa

Nhƣ vậy, các quần thể BN, HD, HY thu đƣợc có sự cách nhau về mặt địa lý (tỉnh Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên). Kết quả so sánh đặc điểm hình thái các chủng Thuẫn râu thu đƣợc cho thấy Hai chủng thu hái tại Bắc Ninh và Hải Dƣơng các đặc điểm hình thái tƣơng đối đồng nhất chỉ khác nhau về các đặc điểm chiều cao và sức sống của chủng. Chủng thu tại Hƣng Yên (nguồn gốc Trung Quốc) có các đặc điểm hình thái khác biệt với hai chủng

CHỦNG BN CHỦNG HD CHỦNG HY Ảnh 5. Bao phấn Ngƣời chụp: Đỗ Thị Xuyến CHỦNG HD CHỦNG HD CHỦNG HD Ảnh 6. Hạt và lông trên rốn hạt Ngƣời chụp: Đỗ Thị Xuyến

Bắc Ninh và Hải Dƣơng (có nguồn gốc Việt Nam), một số khác biệt rõ nhất nhƣ: đặc điểm hình dạng lá, số lƣợng răng cƣa trên lá, màu sắc hoa, chiều dài tràng hoa, chiều dài bộ nhụy, lông trên hạt và bao phấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tới khả năng sinh trưởng và phát triển của ba quần thể thuẫn râu (BN, HD, HY) trong điều kiện trồng (LV1240) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)