Một số biện pháp hạn chế giao dịch tư lợi trong công ty cổphần

Một phần của tài liệu kiểm soát giao dịch nội gián giao dịch tư lợi trong công ty cổ phần (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Một số biện pháp hạn chế giao dịch tư lợi trong công ty cổphần

Công ty cổ phần là loại hình tổ chức kinh doanh phù hợp với quy mô sản xuất lớn, thích ứng đƣợc những đòi hỏi của nền sản xuất xã hội cao và sự phát triển của nền kinh tế hiên đại. Đòi hỏi cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, kiểm soát, điều chỉnh phƣơng thức hoạt động sản xuất trong thị trƣờng.

Ở Việt Nam, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp có thể đƣợc coi là một trong những động thái chính, một bƣớc tiên quyết trong việc hoàn thiện pháp luật thƣơng mại. Xuất phát từ vai trò của doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần nói riêng là những chủ thể kinh doanh thƣơng mại chủ yếu của nền kinh tế. Việc ban hành một nền tảng pháp luật vững chắc cho doanh nghiệp chính là cách thức tốt nhất để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó cải thiện nền kinh tế - xã hội của Việt Nam. Có thể nói sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005 đã đáp ứng một số yêu cầu quan trọng của việc hoàn thiện về pháp luật doanh nghiệp nói trên. Việc quy định về quy chế pháp lý trong cơ cấu tổ chức, quản lý trong công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Với quy định rõ ràng về phƣơng thức quản lý, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong công ty đã giúp công ty cổ phần có những nguyên tắc để quản lý, điều hành và kiểm soát dễ dàng các hoạt động, giao dịch của mình đặc biệt là kiểm soát các giao dịch có tính chất tƣ lợi.

Mặc dù, Luật doanh nghiệp 2005 đã có những quy định kiểm soát khá chặt chẽ các giao dịch có nguy cơ phát sinh tƣ lợi. Tuy nhiên, cần phải bổ sung hoặc phải sửa đỏi một số quy định nhằm mục tiêu kiểm soát tốt hơn nữa các giao dịch trên. Và sau đây là một số kiến nghị của bản thân nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát các giao dịch tƣ lợi:

- Để Ban kiểm soát đóng đúng vai trò của mình là một cơ quan độc lập và giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Để thực hiện đƣợc điều này thì cần phải điều chỉnh nhƣ sau:

+ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc không đƣợc quyền đề cử ngƣời và không đƣợc quyền bỏ phiếu bầu thành viên Ban kiểm soát. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức ra một Ban kiểm soát hạn chế tối đa ngƣời thân thích của thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong đó. Tuy nhiên mức độ độc lập trong cơ quan này vẫn chƣa đƣợc đảm bảo một khi thành viên Ban kiểm soát vẫn là ngƣời lao động. Do vậy để nâng cao tính độc lập của Ban kiểm soát, pháp luật có thể quy định Ban kiểm là một bộ phận chuyên trách, thành viên Ban kiểm soát là thành viên chuyên trách. Lựa chọn những ngƣời có đủ năng lực, trình độ về kế toán, kiểm toán, tài chính và có đủ dũng khí để mạnh dạn dạn kiểm soát, công khai các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Họ có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông của công ty. Chỉ có nhƣ vậy quyền lợi của các cổ đông mới đƣợc bảo vệ một cách thực sự có hiệu quả thông qua chế định BKS nhƣ mong muốn của những nhà làm luật, cũng nhƣ mong đợi của các nhà đầu tƣ.

+ Cần trao quyền nhất định cho Ban kiểm soát trong việc xử lý vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, văn bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát chỉ có ý nghĩa cảnh báo, ngay cả khi phát hiện hành vi-vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty của Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc, Ban kiểm soát chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Nhƣ vậy, không đảm bảo rằng những hành vi đó sẽ không tiếp tục xảy ra trong tƣơng lai. Vì vậy, việc trao quyền cho Ban kiểm soát trong việc xử lý các hành vi sai phạm là hết sức cần thiết, chẳng hạn nhƣ có quyền bãi nhiệm các chức danh quản lý, điều hành công ty, sa thải ngƣời lao động nếu họ có sai phạm,…Có nhƣ vậy mới có tính răn đe, nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngƣời quản lý, điều hành thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không dám thực hiện các hành vi nhằm mục đích tƣ lợi.

- Tại khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2005 cần quy định lại Chủ tịch Hội đồng thành viên không đƣợc kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần, để tránh trƣờng hợp quyền lực bao trùm công ty, để các chủ thể quản lý và điều hành có mối quan hệ nhƣng không thống nhất, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong công ty, tránh đi trƣờng hợp vì lợi ích cá nhân gây thiệt hại cho công ty, lạm dụng quyền lực để tƣ lợi

Nguy n Ng c

riêng. Chẳng hạn nhƣ thực hiện các dự án đầu tƣ nhằm tham nhũng tài sản của công ty. Có những dự án đầu tƣ mà tiền mua đất có thể bị Ban giám đốc nâng khống lên gấp rƣỡi, gấp đôi để thu lợi cho mình.

- Cần quy định thêm thành viên của Hội đồng quản trị không đƣợc giữ các chức vụ quản lý, điều hành của những công ty khác. Với quy định này, giúp cho những tƣ liệu mật của công ty sẽ không bị tiết lộ, tránh trƣờng hợp sao chép các bí quyết khinh doanh, kế hoạch, định hƣớng phát triển của công ty để tƣ lợi. Trong thực tế đã xảy ra trƣờng hợp nhƣ vậy. Công ty Cổ phần Dinh dƣỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco), hai cổ đông vốn giữ chức vụ lãnh đạo cấp cao của công ty có hành vi góp cổ phần vào công ty đối thủ cạnh tranh, gây mất ổn định hoạt động của công ty thời gian qua. Trong thời gian điều hành công ty, hai ngƣời kể trên nguyên là lãnh đạo cấp cao Anco đã nắm hết thông tin, những bí mật kinh doanh, hệ thống đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi. Sau đó, họ âm thầm đẩy mạnh hoạt động của công ty đối thủ, vốn do chính hai ngƣời này cùng ngƣời thân thành lập, vận hành. Cụ thể, khi đang làm ở Anco, hai ngƣời cùng ngƣời thân âm thầm góp vốn vào bốn công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi khác tại Hậu Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Hà Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói là hai ông này đã âm thầm sử dụng quyền lực, nguồn lực nhân viên bán hàng, phƣơng tiện vận chuyển, dữ liệu khách hàng của Anco để phục vụ lợi ích riêng của công ty mới, bị chơi xấu nhƣ Anco đƣợc gọi là hành vi tƣ lợi trong DN. 27

- Về quyền khởi kiện của cổ đông: Cần mở rộng thẩm quyền khởi kiện của cổ đông nhƣ cho phép cổ đông kiện cả Ban kiểm soát. Bởi vì, trong thực tế Ban kiểm soát cũng rất dễ sai phạm khi thực hiện nhiệm vụ của mình, có nhiều trƣờng hợp họ còn có sự câu kết với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc để hƣởng lợi bất chính. Nên kiện thẳng ra tòa mà không cần thông qua Ban kiểm soát để tránh trƣờng hợp ngƣời quản lý, điều hành có thời gian để thu thập hoặc xóa bỏ các chứng cứ, có nhƣ vậy quyền lợi của cổ đông mới đƣợc bảo vệ tốt hơn.

Và điều quan trọng, cần loại bỏ quy định nắm giữ 1%, mà chỉ cần cổ đông phát hiện ra sai phạm trong quá trình quản lý, điều hành của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) thì có quyền khởi kiện trách nhiệm dân sự với các đối tƣợng trên. Ta thấy rằng ngƣời lợi dụng chức vụ quyền hạn để tƣ lợi cho bản thân thì đƣơng nhiên gây tổn hại đến lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ. Nếu nhƣ quyền và lợi ích của mọi cổ đông đƣợc bảo vệ thì làm gì còn có giao dịch tƣ lợi phát sinh. Vì vậy cho mọi cổ đông có quyền khởi kiện là điều hết sức cần thiết để hạn chế tốt hơn các giao dịch tƣ lợi.

27

Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, “Nội gián” rút ruột công ty, Quang Huy , http://plo.vn/kinh-te/noi-gian-rut- ruot-cong-ty-339367.html, [ngày truy cập 16/11/2014].

KẾT LUẬN

Giao dịch nội gián - giao dịch tƣ lợi ở nƣớc ta trong thời gian qua đã diễn ra rất đa dạng, phức tạp với sự tham gia của nhiều đối tƣợng với nhiều cách thức khác nhau, gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công ty, Nhà nƣớc và làm lung loạn thị trƣờng. Pháp luật cũng đã có những quy định mang tính kiểm soát và ngăn ngừa các giao dịch này có thể xảy ra một cách toàn diện từ việc xác định nguy cơ đến xác định một quy chế kiểm soát chặt chẽ và xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế từ các quy định pháp lý hiện hành. Nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tƣ, pháp luật cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý đã có, cùng với việc xây dựng các giải pháp mới nhằm xử lý triệt để các hành vi vi phạm, nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của cổ đông, các nhà đầu tƣ ngay cả trên lý luận lẫn thực thi trong thực tiễn. Có nhƣ vậy mới đảm bảo môi trƣờng pháp lý thật sự công bằng, bình đẳng, tạo cho các quan hệ kinh tế trong thị trƣờng phát triển lành mạnh, tích cực.

Nguy n Ng c

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Luật Hình Sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 2. Bộ Luật dân sự năm 2005.

3. Luật doanh nghiệp năm 2005.

4. Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

5. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.

6. Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

7. Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán.

8. Thông tƣ 52/2012/TT-BTC ngày 05/05/2012 của Bộ tài chính Hƣớng dẫn công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán.

9. Thông tƣ liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/06/2013 của Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính Hƣớng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng.

10.Thông tƣ 217/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính Hƣớng dẫn xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán.

Sách,báo, tạp chí

1. Lê Đình Vinh, Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ti theo Luật doanh nghiệp, Tạp chí Luật học, số 01, 2004.

2. Nguyễn Ngọc Bích, Luật doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần,

Nxb Trẻ, 2003.

3. Trần Thị Bảo Ánh, Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Luật học, số 09, 2010, tr 19-27.

4. Võ Thị Hoàng Nhi, Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, Tạp chí ngân hàng, số 16, 2013, tr 43-48 5. Võ Thị Hoàng Nhi, Giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp

chí Công nghệ ngân hàng, số 29, 2008, tr 42-45

1. Công an nhân dân, Giao dịch nội gián-mối lo lớn nhất trong các doanh nghiệp,

Huyền Chi, http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2008/6/95064.cand, [ngày truy cập 16/11/2014].

2. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, Hiếm như giao dịch nội

gián, Công Chiến,

https://www.hsc.com.vn/hscportal/news/detail.do?category=CK&id=210496&pag er.offset=0, [ngày truy cập 16/11/2014].

3. Diễn đàn dân trí Việt Nam, Khuất tất sau một vụ tranh chấp,

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/khuat-tat-sau-mot-vu-tranh-chap-co-phan- 326953.htm, [ngày truy cập 16/11/2014].

4. Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, “Nội gián” rút ruột công ty, Quang Huy ,

http://plo.vn/kinh-te/noi-gian-rut-ruot-cong-ty-339367.html, [ngày truy cập 16/11/2014].

5. Sài gòn giải phóng, Sự trở lại của “phong trào nội gián”, Vĩnh Cầm,

http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/2007/5/101872/, [ngày truy cập 11/11/2014].

6. Sống mới, Microsoft sa thải giám đốc cấp cao bị tố giao dịch nội gián, Đăng Quốc, http://songmoi.vn/kinh-te-quoc-te/microsoft-sa-thai-giam-doc-cap-cao-bi- giao-dich-noi-gian?page=8, [ngày truy cập 11/11/2014].

7. Tài chính, Chế tài đủ mạnh và “cây gậy” tạo hàng, ThS Trần Thị Vân Huyền,

http://www.tapchitaichinh.vn/Chung-khoan/Che-tai-du-manh-va-cay-gay-tao- hang/35129.tctc, [ truy cập ngày 16/11/2014 ]

8. Thanh niên Oline, Giao dịch nội gián, Mai Phƣơng,

http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/20100323/giao-dich-noi-gian.aspx, [ngày truy cập 16/11/2014].

Một phần của tài liệu kiểm soát giao dịch nội gián giao dịch tư lợi trong công ty cổ phần (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)