5. Kết cấu của luận văn
2.2.4 Quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông, người quản lý công ty nhằm ngăn
ngừa, hạn chế giao dịch tư lợi
Yêu cầu hàng đầu của việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tƣ lợi là phải làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ của các cổ đông, ngƣời quản lý công ty trong việc ra quyết định, giao kết, ký duyệt hợp đồng để tránh lạm quyền, vƣợt quyền cho mục đích cá nhân. Theo đó, Luật doanh nghiệp 2005 đã có những quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ của các cổ đông, ngƣời quản lý công ty trong điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, cổ đông, ngƣời quản lý công ty có một số quyền sau đây:16
+ Quyền về quản trị công ty: Luật doanh nghiệp đã quy định rất rõ ràng rằng tất cả cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi một cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết, nhƣ vậy về nguyên tắc, đã là cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty thì dù ít hay nhiều đều có quyền ngang nhau trong việc tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đây đƣợc xem là quyền quản trị quan trọng nhất trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các giao dịch tƣ lợi trong công ty. Vì cổ đông có quyền phản đối, không thông qua những hợp đồng, giao dịch mà mình cảm thấy có ý đồ tƣ lợi sẽ gây thiệt hại cho bản thân và cho công ty. Hơn nữa, Luật còn quy định: “Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng liên tục hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử ngƣời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.” Với quy định này, cổ đông thông qua đại diện của họ trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát để đóng góp tiếng nói vào các quyết định của hai cơ quan này. Vừa có thể kiểm soát đƣợc những quản lý công ty, bảo vệ lợi ích cho mình.
+ Quyền về thông tin: Về nguyên tắc, với tƣ cách là ngƣời sở hữu công ty, các cổ
đông có quyền tiếp cận toàn bộ các thông tin về công ty để đảm bảo cao nhất quyền sở hữu tối thƣợng của họ. Tuy nhiên, ngƣời quản lý, điều hành luôn tìm cách bƣng bít thông tin để sử dụng cho mục đích tƣ lợi riêng mà bỏ mặc quyền lợi của cổ đông. Dự liệu đƣợc các bất lợi cho các cổ đông phát sinh từ giao dịch tƣ lợi của ngƣời quản lý, pháp luật đã cho cổ đông có quyền tiếp cận, kiểm soát thông tin của công ty nhƣ: xem xét, tra cứu và trích lục thông tin trong Danh sách có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn Điều lệ công ty có quyền đƣợc xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm hàng năm và báo cáo của Ban kiểm soát. Trong bối cảnh
16
Nguy n Ng c
doanh nghiệp không minh bạch thông tin nhƣ hiện nay thì việc ghi nhận quyền chủ động tiếp cận thông tin của cổ đông là quy định bảo vệ họ rất hiệu quả. Các loại tài liệu mà pháp luật ghi nhận cho cổ đông có thể đƣợc tiếp cận thông qua nhóm cổ đông đều là những tài liệu phản ánh rõ tình hình hoạt động của công ty. Các thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cổ đông, bởi vì cổ đông không thể trực tiếp kiểm soát các giao dịch tƣ lợi của ngƣời quản lý nhƣng thông qua việc tiếp cận các thông tin, các cổ đông có thể kiểm tra, giám sát những thông tin, các quyết định của ngƣời quản lý công ty, kịp thời phản ánh những sai lệch trong thông tin mà công ty công bố và từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.
+ Quyền khởi kiện của cổ đông: Trong hoạt động của doanh nghiệp luôn có nguy cơ phát sinh xung đột lợi ích giữa ngƣời quản lý doanh nghiệp nhƣ chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị… với các cổ đông. Bởi trong nhiều trƣờng hợp, mục tiêu của ngƣời quản lý doanh nghiệp với cổ đông không phải lúc nào cũng đồng nhất. Tính chất xung đột này càng lớn nếu nhƣ sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý càng rõ rệt. Ngoài ra, trong hoạt động điều hành doanh nghiệp cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ ngƣời quản lý doanh nghiệp lạm quyền, bởi là ngƣời có nhiều thông tin, trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp, nên rất dễ dẫn đến tình trạng họ sẽ tận dụng những lợi thế này để thực hiện các giao dịch nhằm mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn là lợi ích của doanh nghiệp. Điều này gây thiệt hại không chỉ cho chính doanh nghiệp, mà cả cho cổ đông. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi cổ đông, pháp luật quy định: Cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông trong thời hạn 6 tháng liên tục có quyền khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) khi họ không thực hiện đúng nhiệm vụ đƣợc giao, sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tƣ lợi riêng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tƣ lợi hoặc vụ cho tổ chức khác.17 Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để cổ đông có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng nhƣ của công ty. Không những vậy, nó còn có tính răn đe, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của những ngƣời quản lý và buộc họ phải ƣu tiên cho lợi ích của công ty cũng nhƣ những hậu quả khi họ vi phạm các nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh một số quyền này cổ đông phổ thông còn có các nghĩa vụ nhƣ: chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty; chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,... Đồng thời cổ đông phổ thông còn chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dƣới mọi hình thức để thực hiện các hành vi
17
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Điều 25, Khoản 1.
vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tƣ lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.Trách nhiệm này giúp cổ đông có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bởi không phải chỉ có những ngƣời quản lý công ty mới thực hiện hiện các giao dịch tƣ lợi mà cổ đông vẫn có thể thực hiện các giao dịch để thu lợi cho mình. Có nhiều trƣờng hợp họ còn có thể câu kết với những ngƣời quản lý công ty để chuộc lợi.
Nhằm đề cao trách nhiệm của những ngƣời quản lý, ngăn chặn các giao dịch phát sinh tƣ lợi, chia sẻ lợi ích công ty, Điều 119 Luật doanh nghiệp 2005 còn quy định một số nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty nhƣ sau:
Thứ nhất, ngƣời quản lý công ty phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan, Điều lệ doanh nghiệp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Điều này xuất phát từ “hợp đồng ủy quyền” giữa ngƣời quản lý công ty và cổ đông trong công ty. Phạm vi ủy quyền là thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật quy định, Điều lệ thể hiện và Đại hội đồng cổ đông quyết định. Nếu thực hiện vƣợt quá phạm vi ủy quyền này hoặc không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền thì ngƣời quản lý công ty phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Thứ hai, nghĩa vụ thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty. Ngƣời quản lý trong công ty cổphần có nghĩa vụ hành xử một cách trung thực, cẩn trọng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất. Thực hiện nghĩa vụ một cách cẩn trọng và trung thực vì lợi ích của công ty là điều đƣơng nhiên phải thực hiện; song ngƣời quản lý phải cẩn trọng và trung thực với lợi ích của các cổ đông cũng cần đƣợc giải thích thêm, bởi lợi ích của cổ đông rất đa dạng, đôi khi đối kháng lẫn nhau. Tuy vậy, có thể giải thích rằng lợi ích của công ty cũng chính là lợi ích của các cổ đông. Lợi ích của công ty đƣợc bảo đảm thì lợi ích của các cổ đông cũng đƣợc bảo đảm.
Thứ ba, nghĩa vụ trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tƣ lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ tƣ, thông báo kịp thời chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ hoặc ngƣời liên của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối.
Ngoài các nghĩa vụ trên, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) không đƣợc tăng lƣơng, trả thƣởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.