Chúng tôi tiến hành các thí nghiệm theo cùng một qui trình như ở mục 2.3.1.1. trong cùng một điều kiện giống nhau (khối lượng dược liệu/mẻ, số lần chiết/mẻ, phương pháp ngâm nóng, dung môi nước, tỷ lệ DL/DM sẽ được chọn ở phần a của mục 2.3.1.4., thời gian chiết sẽ được chọn ở phần b của mục 2.3.1.4.), chỉ khác nhau ở phương pháp cô. Chúng tôi chọn 2 pp cô khác nhau là: cô chân không và cô thường.
a. Phương pháp cô chân không. Gồm 2 bước:
- Bước 1: Cô bằng pp cô chân không dịch chiết trong bình cất quay Büchi,
nhiệt độ cô từ 60 – 65°C, cô đến cao lỏng 1:1 (1ml cao : 1g dược liệu).
- Bước 2: tiến hành cô cao lỏng thành cao đặc bằng pp cô cách thủy. b. Phương pháp cô thường. Gồm 2 bước:
- Bước 1: Cô dịch chiết bằng pp cô trực tiếp trên bếp điện để điều chế thành
cao lỏng 1:1 (1ml cao : 1g dược liệu).
- Bước 2: tiến hành cô cao lỏng thành cao đặc bằng pp cô cách thủy.
Dựa vào tổng thời gian cô, hiệu suất qui trình và hàm lượng hoạt chất chính gentiopicrin có trong cao để từ đó lựa chọn được phương pháp cô thích hợp.
2.3.2. Phương pháp xây dựng một số tiêu chuẩn của cao
Cao đặc thu được sau khi điều chế theo qui trình điều chế cao đặc long đởm với các thông số đã chọn, chúng tôi tiến hành xây dựng một số tiêu chuẩn cho cao bao gồm 2 tiêu chuẩn chính:
2.3.2.1. Tiêu chuẩn vật lý. Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Xác định thể chất, màu, mùi, vị: pp cảm quan.
- Xác định độ ẩm cao đặc: pp mất khối lượng do làm khô [5]. - Xác định pH của dung dịch cao 1% (kl/tt): bằng máy đo pH [5]. - Xác định độ tan của cao trong dung môi nước: pp hòa tan đơn giản.
2.3.2.2. Tiêu chuẩn hóa học. Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Định tính cao đặc: bằng SKLM [5].