Phương pháp chiết xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều chế và xây dựng một số tiêu chuẩn của cao đặc long đởm (Trang 27)

Ở giai đoạn chiết chúng tôi tiến hành lựa chọn 2 thông số thích hợp: tỷ lệ DL/DM và thời gian chiết.

a. Lựa chọn tỷ lệ dược liệu và dung môi nước

Chúng tôi tiến hành các thí nghiệm theo cùng một qui trình như ở mục 2.3.1.1. trong các điều kiện giống nhau (khối lượng dược liệu/mẻ, số lần chiết/mẻ, thời gian chiết, phương pháp ngâm nóng, dung môi nước, cô bằng pp cô chân không), chỉ khác nhau ở tỷ lệ dược liệu và dung môi. Chúng tôi chọn ra 4 tỷ lệ dược liệu và nước khác nhau, cụ thể là: 1/7, 1/8, 1/9 và 1/10.

Để lựa chọn tỷ lệ dược liệu và dung môi nước thích hợp chúng tôi dựa vào hàm lượng hoạt chất chính gentiopicrin và hiệu suất qui trình (tính theo cao khô tuyệt đối).

Công thức tính hiệu suất qui trình:  

1  100 1       DL DL cao cao x m x m  Trong đó: : hiệu suất qui trình (%).

mcao: khối lượng cao đặc (g). mDL: khối lượng dược liệu (g).

xcao, xDL: hàm ẩm của cao đặc, dược liệu.

b. Lựa chọn thời gian chiết

Chúng tôi tiến hành các thí nghiệm theo cùng một qui trình như ở mục 2.3.1.1. trong cùng một điều kiện giống nhau (khối lượng dược liệu/mẻ, số lần chiết/mẻ, phương pháp ngâm nóng, dung môi nước, tỷ lệ DL/DM sẽ được chọn ở phần a của mục 2.3.1.4.), chỉ khác nhau ở thời gian chiết. Chúng tôi chọn các khoảng thời gian chiết khác nhau là:  (phút/lần) = 30, 45, 60, 75, 90.

Dựa vào hàm lượng hoạt chất chính gentiopicrin có trong 1ml dịch chiết, và phân tích những chi phí về mặt thời gian, tốn kém nhiệt lượng và ảnh hưởng của nhiệt đến hoạt chất từ đó sẽ lựa chọn được thời gian chiết thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật điều chế và xây dựng một số tiêu chuẩn của cao đặc long đởm (Trang 27)