VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2007
2.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
- Sau khi phân lập được chất cần thiết từ cây thuốc và vị thuốc nghiên cứu, xác định cấu trúc chất thu được bằng các phương pháp: phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân: 1H-NMR, 13C-NMR, 13C-DEPT, UV, IR, HMBC, FAB-LR- MS,COSY, HSQC...
- Đối với thành phần hóa học là tinh dầu:
+ Chưng cất tinh dầu thường bằng phương pháp chưng cất hồi lưu.
+ Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu theo phương pháp sắc kí mao quản.
Sau đó xác định bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ liên hợp (GC/MS). Thành phần hóa học: sắc kí cột để phân lập.
- Các phương pháp sử dụng để định lượng hoạt chất đã có sự tiến bộ theo thời gian, không chỉ là các phương pháp hóa học đơn giản mà bên cạnh đó sử dụng máy móc hiện đại để tránh sai số, xây dựng được các quy trình định lượng đơn giản, thuận lợi.
Trước đây định lượng rotundin trong viên hoàn bằng phương pháp kết tủa với AgNO3, phương pháp acid-base, phương pháp đo quang đã được thay bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC [124].
Định lượng đồng thời berberin và palmatin trong viên Hương liên hoàn bằng HPLC [209].
Xác định hàm lượng các saponin chính trong tam thất và các chế phẩm của nó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao áp [44].
Định lượng silymarin trong cây cúc gai di thực bằng quang phổ tử ngoại, phương pháp này có độ lặp lại và độ đúng cao [93].
- Từ các chất phân lập và xác định được, cần đưa vào ứng dụng trong sản xuất công nghiệp dược phẩm, phục vụ sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu. Điển hình chất curcumin trong cây nghệ có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, hỗ trợ trong bệnh tim mạch, đái tháo đường và các biến chứng, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, chống virus, chống nhiễm trùng, làm lành vết thương, giải độc [46].
- Một số nghiên cứu đã giúp bổ sung, hoàn thiện DĐVN III, được ghi vào DĐVN IV:
Bổ sung phần định tính của đảng sâm, đưa tiêu chuẩn lần đầu tiên của đảng sâm Việt Nam và đảng sâm Việt Nam chế vào trong DĐVN [51].
Bổ sung phần định tính các dược liệu: ba kích, đảng sâm, đỗ trọng, hà thủ ô, mộc hương, ô dược, dâu (vỏ rễ), tiền hồ, tô mộc bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng [36].
- Bên cạnh những phương pháp đang được sử dụng ở Việt Nam, cần tìm hiểu và đưa vào thực tế những phương pháp khác trên thế giới như:
+ Phân lập – chiết xuất: phương pháp HPLC; phương pháp sử dụng vi sóng; phương pháp proteomics gồm sắc ký lỏng và khối phổ kết hợp với bioinformatics
phân tích protein để phát hiện và sàng lọc hàng loạt protein trong hỗn hợp trước khi tính toán phương án tách chiết tinh sạch chúng [61], [66].
+ Xác định cấu trúc hóa học các chất: X-Ray Crystallography, Mass spectroscopy.
2.2. TÁC DỤNG SINH HỌC
- Qua quá trình tổng quan về nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam giai đoạn 2003-2007, chúng tôi nhận thấy các phương pháp nghiên cứu về tác dụng sinh học được áp dụng ở Việt Nam đã tiếp cận sát với các phương pháp nghiên cứu trên thế giới. Tác dụng sinh học chủ yếu được nghiên cứu là: hoạt tính gây độc tế bào ung thư, tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tác dụng chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ gan, tác dụng hạ đường huyết, tác dụng hạ lipid máu, tác dụng hạ uric huyết thanh, tác dụng kháng khuẩn, tác dụng kháng nấm, tác dụng giảm đau, tác dụng kháng viêm, tác dụng lên hoạt độ xanthin oxidase, tác dụng ức chế ezym acetyl cholinesterase, nghiên cứu ảnh hưởng lên hóa sinh huyết học...
- Trong giai đoạn 2003-2007, các nghiên cứu về tác dụng sinh học còn tập trung chủ yếu vào tác dụng có lợi của cây thuốc và vị thuốc, ít nghiên cứu về tác dụng bất lợi của chúng. Điều này đặt ra cho các nhà nghiên cứu cần có nhiều hơn các nghiên cứu về tác dụng bất lợi của cây thuốc và vị thuốc trên in vivo, in vitro.
- Từ các nghiên cứu thu được như tác dụng kháng khuẩn, gây độc tế bào… cần tiến hành nghiên cứu kĩ hơn để đưa vào ứng dụng trong điều trị phòng và chữa bệnh, nâng cao tầm quan trọng, giá trị của cây thuốc, vị thuốc Việt Nam.
- Trong giai đoạn 2003-2007, các nhà khoa học đã đề xuất, ứng dụng một số phương pháp nghiên cứu mới trên thế giới thử nghiệm ở Việt Nam.
Xây dựng phương pháp gây phì đại tuyến tiền liệt bằng testosterone ở chuột cống trắng [68].
Xây dựng mô hình tránh né thụ động trên động vật nghiên cứu là chuột nhắt trắng phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm tại Việt Nam [187].
Áp dụng kỹ thuật MTT dựa trên nguyên tắc là MTT tham gia phản ứng oxy hóa khử với ty thể của tế bào và tạo thành các formazan dạng tinh thể, hòa tan formazan, đo độ hấp thụ quang học của dung dịch này. Từ đó đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào lách chuột chịu stress oxy hóa gây bới H2O2 [108]. - Trên thế giới hiện có nhiều phương pháp nghiên cứu cần tìm hiểu và đưa vào ứng dụng ở Việt Nam như: phương pháp thử tính kháng khuẩn kết hợp giữa hiển thị cường độ ánh sáng (RSL) và vi khuẩn làm giảm 3 - (4,5-dimethylthiazol-2-yl) -2,5- diphenyl tetrazolium bromide (MTT) ; phương pháp MSPQC [276], [286].
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN
Từ kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận sau: a. Qua nghiên cứu và tổng hợp tài liệu chúng tôi nhận thấy có 72 họ thực vật
được nghiên cứu với tổng số 167 loài, trong đó có 27 loài thuộc danh mục thuốc thiết yếu lần V, 21 loài thuộc Danh mục thuốc y học cổ truyền sử dụng chủ yếu tại cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế; có 2 động vật dùng làm thuốc được nghiên cứu.
b. Đã hệ thống và tóm lược một số thông tin về kết quả nghiên cứu thu được.
2. ĐỀ XUẤT
Do khó khăn trong việc việc truy cập cơ sở dữ liệu, tìm kiếm thông tin, chúng tôi chưa thể tổng quan được hết các đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2003-2007. Vì vậy chúng tôi có một số đề xuất:
Xây dựng cơ sở dữ liệu số các nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc cổ truyền đầy đủ, cập nhật. Bên cạnh đó cần liên kết cơ sở dữ liệu giữa các thư viện với nhau, nhằm giúp người đọc tiện tra cứu, tìm kiếm thông tin.
Tiếp tục tổng hợp các nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam được công bố trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bổ sung các nghiên cứu thu được vào tài liệu chuyên ngành, phục vụ công tác đào tạo, giảng dạy.
Phát triển, ứng dụng các nghiên cứu thu được trong việc phòng, chữa bệnh, nâng cao giá trị cây thuốc và vị thuốc cổ truyền Việt Nam.
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Guenter Adam, Trần Văn Sung, Trịnh Thị Thủy (2004), "Nghiên cứu thành phần hóa học cây mắt trâu",Tạp chí hóa học, tập 42 (số 2), 177-181.
2. Nguyễn Thái An, Chu Đình Kính, Phạm Xuân Sinh (2003), "Phân lập flavonoid từ cây đơn lá đỏ",Tạp chí Dược liệu, tập 8 (số 4), 103-107.
3. Bùi Kim Anh, Luc van puyvelde, Trần Văn Thùy, Dương Anh Tuấn, Nguyễn Văn Tuyến (2007), "Nghiên cứu tác dụng sinh học của một số chất phân lập được từ cây niệt gió của Việt Nam",Tạp chí Dược liệu, tập 12 (số 1), 14-18. 4. Bùi Thị Mai Anh, Phạm Hữu Điền, Bùi Thị Hằng (2005), "Góp phần nghiên
cứu thành phần hóa học của củ bạch truật trồng ở Khoái Châu-Hưng Yên",
Tạp chí Dược học, (số 349), 4-6.
5. Hồ Việt Anh, Bùi Thị Bằng, Lương Kim Bích, Nguyễn Thị Thu Hương, Trần Mỹ Tiên (2007), "Quercitrin-flavon gycosid chiết từ cây ban tròn có tác dụng bảo vệ gan",Tạp chí Dược học, (số 378), 40-41,43.
6. Hoàng Ngọc Anh, Đặng Trần Hoàng, Trương Nam Hải (2006), "Nghiên cứu các thành phần có hoạt tính sinh học trong nọc rắn hổ mang Naja naja", Tạp
chí Dược liệu, tập 11 (số 5), 198-201.
7. Lương Quang Anh, Trần Duy Điệt (2007), "Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng khuẩn in vitro của vị thuốc Bạch cập",Tạp chí y dược học quân sự, (số 1).
8. Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thế Anh, Trần Văn Sung, Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), "Kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của cây lãnh công hình đầu",Tạp chí Dược liệu, tập 10 (số 3), 86-88.
9. Nguyễn Thị Hoàng Anh, Trịnh Đình Chính, Hồng Triệu Hùng (2007), "Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của cây gừng dại ở tỉnh Kon Tum", Tạp
10 (số 2), 51-55.
11. Nguyễn Thị Mai Anh, Phạm Thị Vân Anh, Đào Văn Phan (2005), "Bước đầu nghiên cứu tác dụng của nấm linh chi Việt Nam qua một số chỉ số lipid máu ở chuột cống",Tạp chí nghiên cứu y học, tập 38 (số 5), 42-45.
12. Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Vũ Thị Ngọc Thanh (2007), "Nghiên cứu tác dụng lợi mật và chống viêm của curcuminoid trên thực nghiệm",Tạp chí nghiên cứu y học, tập 50 (số 4), 101-106.
13. Phạm Thị Vân Anh, Bùi Hồng Cường, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Thông (2004), "Nghiên cứu tác dụng chống nôn và độc tính cấp của can khương và bán hạ trên thực nghiệm",Tạp chí Dược học, (số 333), 27-29. 14. Phạm Thị Vân Anh, Bùi Thùy Dương, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng
Thông (2005), "Bước đầu nghiên cứu tác dụng của flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân lên một số chỉ số lipid máu",Tạp chí Dược học, (số 345), 15-18. 15. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Vinh Hà, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng
Thông (2004), "Nghiên cứu ảnh hưởng của cao trái hàu trên động vật thực nghiệm bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid", Tạp chí nghiên
cứu y học, tập 27 (số 1), 28-33.
16. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thiện Ngọc, Nguyễn Trọng Thông (2007), "Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của cao quả nhàu trên hai mô hình gây tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng CCl4 và paracetamol",Tạp
chí Dược học, (số 372), 22-25.
17. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Vinh Huê, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Duy Thuần (2007), "Nghiên cứu tác dụng chống viêm của flavonoid chiết xuất từ rễ cây cao cẳng trên thực nghiệm",Tạp chí Dược học, (số 379), 22-25. 18. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thế Siển, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng
Thông (2004), "Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao quả nhàu trên thực nghiệm",Tạp chí Dược liệu, tập 9 (số 1), 28-31.
ở động vật thực nghiệm",Tạp chí Dược liệu, tập 8 (số 6), 176-179.
20. Phạm Thị Vân Anh, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Thông (2004), "Nghiên cứu ảnh hưởng của cao quả nhàu lên chức năng gan, thận của động vật thực nghiệm",Tạp chí Dược liệu, tập 9 (số 4), 111-115.
21. Phạm Thị Vân Anh, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Thông (2005), "Sơ bộ nghiên cứu tác dụng lên mạch máu cô lập và sự thải trừ muối-nước của cao trái nhàu trên thực nghiệm",Tạp chí Dược học, (số 355), 20-23,41.
22. Phạm Thị Vân Anh, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Thông (2005), "Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cao quả nhàu trên động vật thực nghiệm bị suy giảm miễn dịch bằng chiếu tia xạ",Tạp chí Dược học, ( số 347), 16-19. 23. Phạn Thị Vân Anh, Nguyễn Thế Siển, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng
Thông (2006), "Nghiên cứu ảnh hưởng của cao quả nhàu lên hoạt độ một số enzym chống oxy hóa và trạng thái chống oxy hóa toàn phần trong máu thỏ bị chiếu xạ thực nghiệm",Tạp chí Dược học, (số 358), 23-25,34.
24. Võ Hoài Bắc, Lê Thị Lan Anh (2003), "Hàm lượng acid amin và các nguyên tố khoáng trong lá cây xuân hoa",Tạp chí Dược liệu, tập 8 (số 1), 11-15. 25. Ninh Khắc Bản, Ange Bighelli, Joseph Casanova, Vincent Castola, Trần Minh
Hợp, Nguyễn Quang Hưng, Vũ Thị Mỵ, Trần Huy Thái (2003), "Thành phần hóa học của tinh dầu từ hoa của cây hoa dẻ ở Việt Nam", Tạp chí Dược học, (số 321), 23-24.
26. Bùi Thị Bằng, Nguyễn Chiến Binh, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Thượng Dong, Nông Đình Hải, Đinh Thị Mai Hương, Lê Minh Phương, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Trang Thúy (2004), "Tác dụng chống viêm gan và ức chế xơ gan của chế phẩm chiết xuất từ lá chè đắng thu hái ở Cao Bằng",Tạp chí Dược liệu, tập 9 (số 5), 145-151.
gan của cây cỏ mật",Tạp chí Dược liệu, tập 12 (số 3+4), 111-114.
28. Bùi Thị Bằng, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Bá Hoạt, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Xuân Nhiệm, Nguyễn Thị Nụ, Phạm Hải Yến (2007), "Cấu trúc hóa học của một số chất phân lập từ quả ngũ vị tử thu hái ở Kon Tum",Tạp chí Dược liệu, tập 12 (số 3+4), 101-103.
29. Bùi Thị Bằng, Nguyễn Thượng Dong, Trịnh Thị Điệp, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh (2006), "Phân lập và xác định cấu trúc hai flavonolignan từ quả cây cúc gai di thực",Tạp chí Dược liệu, tập 10 (số 6), 175-178.
30. Bùi Thị Bằng, Nguyễn Thượng Dong, Trịnh Thị Điệp, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh (2006), "Phân lập và xác định cấu trúc hai flavonolignan từ quả cây cúc gai di thực. Thông báo số 2: Flavonolignan và hai flavonoid từ quả cúc gai di thực",Tạp chí Dược liệu, tập 11 (số 1), 9-13.
31. Bùi Thị Bằng, Nguyễn Thượng Dong, Đặng Vũ Lương, Trần Văn Thùy, Nguyễn Quốc Thức (2006), "Nghiên cứu thành phần flavonoid trong cây ban",
Tạp chí Dược liệu, tập 11 (số 3), 113-117.
32. Hà Việt Bảo, Phạm Minh Giang, Phan Tống Sơn (2005), "Nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa và khảo sát sơ bộ tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của các phần chiết giàu flavonoid từ lá xuân hoa",Tạp chí Dược học, (số 353), 9- 12.
33. Lê Quý Bảo, Hoàng Hải Hiền, Trần Đình Thắng (2005), "Thành phần hóa học của tinh dầu lá cây hắc châu nhiều hoa họ hải đồng thu hải ở Diễn Châu, Nghệ An",Tạp chí Dược học, (số 348), 5-7.
34. Lương Kim Bích, Đoàn Thị Ngọc Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hương (2005), "Nghiên cứu tác dụng của sâm Việt Nam và đinh lăng trên trí nhớ", Tạp chí
Dược liệu, tập 10 (số 6), 196-200.
36. Nguyễn Kim Bích, Nguyễn Thượng Dong (2007), "Nghiên cứu phân tích xác định "vân tay" hóa học của dược liệu bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng phục vụ tiêu chuẩn hóa",Tạp chí Dược liệu, tập 12 (số 2), 38-42.
37. Hà Thị Thanh Bình, Trần Quỳnh Hoa, Nguyễn Quốc Khang (2005), "Khảo sát tác dụng kháng khuẩn và chống viêm trên thực nghiện của flavonoid chiết từ lá chè Camellia sinensis Lindl O. Kuntze",Tạp chí Dược học, (số 352), 17-19. 38. Nguyễn Chiến Binh, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Duy Thuần (2007), "Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tế hoa mọc tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc", Tạp chí
Dược học, (số 377), 30-33.
39. Alessandra Braca, Nguyễn Thế Dũng, Phạm Quốc Long, Châu Văn Minh, Ivano Morelli, Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), "Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của cây ráy gai",Tạp chí Dược liệu, tập 10 (số 2), 45-49. 40. Alessandra Braca, Lê Minh Hà, Nguyễn Văn Hoan, Lê Mai Hương, Morelli
Ivano, Phạm Quốc Long, Châu Văn Minh (2005), "Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây thiên lý", Tạp chí Dược liệu, tập 10 (số 2), 41-45.
41. Alessandra Braca, Lê Mai Hương, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, Phạm Khắc Tiệp, Nunziatina De Tommasi, Nguyễn Thị Hồng Vân (2007), "Dẫn xuất mới của acid E-cinamic từ lá cây bồ kết",Tạp chí Dược học, (số 372), 33-36. 42. Alessandra Braca, Trần Thu Hương, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, Phạm Hải Yến (2006), "Nghiên cứu thành phần hóa học cây trạch tả Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson",Tạp chí Dược học, (số 364), 7-10.
43. Nguyễn Kim Cẩn, Đỗ Trung Đàm, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phượng