Họ Caricaceae (Họ Đu đủ)

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2003 2007 (Trang 30)

ĐU ĐỦ

Bộ phận dùng: rễ, lá, hoa, hạt và nhựa.

Tác dụng sinh học: Nghiên cứu tác dụng làm giảm sự phân bào trên mô phân sinh

rễ hành ta và trên ấu trùng Artemia salina của lá đu đủ (in vitro), cao nước lá đu đủ nồng độ 1% có tác dụng làm giảm sự phân bào trên mô phân sinh rễ hành ta và làm chết ấu trùng Artemia salina. Cao nước lá đu đủ có tác dụng kháng phân bào [229].

2.1.1.21. Họ Clusiaceae (Họ Bứa)

MÙ U

Calophyllum inophyllum L. Bộ phận dùng: rễ, lá, nhựa cây, hạt, dầu hạt.

Hóa học: từ vỏ cây phân lập được 3 chất: 6-deoxyjacareubin; α-mangostin; 1,3.5-

trihydroxy-2-methoxyxanthon [151].

BỨA

Garcinia cambogia

Bộ phận dùng: vỏ cây.

Tác dụng sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng cao chiết quả bứa lên các enzym chống

oxy hóa ở gan chuột bị nhiễm độc CCl4 mãn tính. Tiến hành trên 4 nhóm chuột: nhóm đối chứng uống dung dịch NaCl 0,9%, nhóm gây độc 1 uống CCl4, nhóm gây độc 2 uống CCl4 và cao chiết quả bứa, nhóm uống cao chiết quả bứa. Tiến hành thí nghiệm trong 7 ngày, dùng cao chiết quả bứa với liều 85mg/ 10g thể trọng.

Kết quả: Hoạt độ enzym SOD nhóm gây độc 2 tăng 11% so với nhóm chứng và tăng 41% so với nhóm gây độc 1. Hàm lương MDA (malondialdehyde) nhóm gây độc 2 tăng 62% so với nhóm chứng và giảm 36% so với nhóm gây độc 1 [72].

2.1.1.22. Họ Convallariaceae (Họ Mạch môn) CAO CẲNG

Ophiopogon confertifolius N. Tanaka

Bộ phận dùng: thân rễ.

Hóa học: Hàm lượng tinh dầu trong rễ cây là 0,12%-0,16% theo nguyên liệu tươi.

Tricylen (4,5%); α-pinen (0,38%); camphen (1,75%); para-cymen (0,21%); 1,8-cineol (0,87%); 1-4-terpineol (0,28%); calaren (1,21%); β-elemen (0,42%); γ- cubeben, naphtalen (0,66%); γ-muurolen; isolongifolen (0,76%); α-cubeben, naphtalen (0,66%); benzen, 1-methyl-3-hexyl-4-isopropyliden-7,7-dimethylbicyclo- 2-methyl-5-butylpyridin (1,41%); alloaromadendren (1,84%); longiborn-8-en (3,90%); naphtalen (0,65%); AR-curcumen (0,69%); α-selinen (0,90%); β-selinen, naphthalen (2,22%); α-selinen (1,37%); 1,6,6-trimethyl-10-oxatricyclo[5.2 1.4], 5- hexan-isopropyl-1-methyl-1-cyclo-4,5-epoxy-8-isopropyl (1,96%); β-bisabolen (0,34%); selin-4,7(11)-dien, naphtalen (3,54%); 7-epi-α-selinen (0,48%); γ- gurjunen, azulen (4,31%); 12-Oxabicyclo[9,1,0] dodeca-3,7-dien (1,25%); leden (1,27%); 5(1H)-azulenon (0,70%); α-Ylangen (1,33%); ltalicen, α-cedren (1,85%); daucol (3,95%); γ-curcumen, α-copaen (1,37%); β-eudesmol, naphtalenemethanol (0,94%); germacren B, 1,5-cyclodecadien, 1,5-dimethyl-8-(1-methylethyliden) (3,18%); 6,7-dehydro-1-isopropyl-4-methylspiro (1,45%); viridiflorol (3,23%), 1,4- dimethyl-7-(1-methylethyl) azulen (1,47%); 1H-cycloprop [e] azulen-4-ol, decahydro-1,1,4,7-tetramethyl (1,20%); naphtalen (1,82%); veridiflorol (4,66%), 6- methyl-2-ethylbenzimidazol, naphtalen (0,54%); diepi-α-cedrenepoxid (0,49%); pyrido[3,2-d]pyrimidin-4(3H)-on (0,65%); methanon,dicyclohexyl (0,80%); 14- norcadin-5-en-4-one isomer B (1,13%); 7-isopropyl-1-oxo-2,3-dihydrothienol, β- lonon (1,59%); dihydro Jasmon (0,99%); naphtalen, cuscalamenen (0,36%); diepi- α-cedrenepoxid (0,57%); jupinen (0,30%); tricyclic oxetan (1,65%); farnesol (0,74%); caryophyllen-3,8(13)-dien-5,α-ol, globulol (1,20%); benzen, 1,4-dimethyl- 2-(2-methylpropyl) (2,43%); caryophyllen oxid (1,49%); carotol (11,17%); 4N- ethylamino-2(1H)-pyrimidinon (0,94%); β-lso methyl lonon (0,93%); globulol, oplopenon (0,98%); 13,14,15,16,17,19-hexanorlabdano-12,8 (1,01%); β-lonone, 3- buten-2-one, 4-(2,6,6-trimethyl-1-cyclohexen) (1,33%); aromadendrenepoxid-(II) (0,42%); 1,2-benzenedicarboxylic aid, dibutyl (0,88%); benzenedicarboxylic aid (0,27%); 7-oxo-3α,4,10β-trihydroxycaroton-1 (2)-en [169], [170].

Tác dụng sinh học: - Trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng carragenin: flavonoid rễ cao cẳng có tác dụng chống viêm rõ rệt.

- Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng chuột cống trắng bằng dung dịch carragenin và formaldehyd: flavonoid rễ cao cẳng ức chế rõ rệt sự tạo thành dịch rỉ viêm, làm giảm số lượng bạch cầu và hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm.

- Trên mô hình gây viêm mạn chuột nhắt trắng bằng cách cấy viên sợi amian tiệt trùng đã được tẩm carragenin: flavonoid rễ cao cẳng không làm giảm một cách có ý nghĩa trọng lượng u hạt [17].

2.1.1.23. Họ Cucurbitaceae (Họ Bầu bí)

MƯỚP ĐẮNG

Momordica charantia L. Bộ phận dùng: rễ, thân, lá, hoa, trái, hạt.

Hóa học: từ hạt cây mướp đắng phân lập và nhận dạng được hai triterpen glycosid

thuộc nhóm cucurbitacin:

Momordicosid A (3-O-β-gentiobiosyl cucurbit-5-en-3β, 22(S), 23(R), 24(R), 25- pentaol). Momordicosid B (3-O-β-D-xylopyranosyl (1-4) –[β-D-glucopyranosyl (1- 6)] - β-D-glucopyranosyl cucurbit-5-en-3β,22 (S), 23 (R), 24 (R), 25-pentaol) [144].

GIẢO CỔ LAM

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino

Bộ phận dùng: phần trên mặt đất.

Tác dụng sinh học: - Ở 2 phương pháp: gây tăng cholesterol ngoại sinh theo phương pháp của Rao S.D và Chandra Shekhera N và cộng sự trên chuột, gây tăng cholesterol nội sinh theo phương pháp của Kellner-Cornell và Ladd trên thỏ; cao lỏng giảo cổ lam có tác dụng ức chế sự tăng cholesterol trong máu động vật thí nghiệm [45].

- Giảo cổ lam dưới dạng cao chiết bằng ethanol 70%, tỉ lệ 1:1, liều 300mg/kg tiêm màng bụng chuột nhắt trắng làm hạ đường huyết tối đa 33% ở giờ thứ 3 sau khi tiêm so với nhóm chứng không tiêm thuốc. Liều 1500mg/kg đường uống làm hạ đường huyết tối đa 20% ở giờ thứ 6 sau khi uống so với nhóm chứng. Liều

500mg/kg uống trong 7 ngày liên tiếp làm hạ đường huyết tối đa 22% so với nhóm chứng. Liều 1000mg/kg uống trong 7 ngày liên tiếp làm hạ đường huyết tối đa 36% so với nhóm chứng.

Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng thực nghiệm, liều uống 1000mg/kg ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm chứng.

Giảo cổ lam dưới dạng cao chiết bằng ethanol 70%, tỉ lệ 1:1, liều 500mg/kg đường uống trên chuột cống Wistar bình thường, làm hạ đường huyết 22% ở giờ thứ 4 sau khi uống so với nhóm chứng.

Giảo cổ lam dưới dạng cao chiết bằng ethanol 70%, tỉ lệ 1:1, liều 500mg/kg đường uống trên chuột cống đái tháo đường di truyền GK, làm hạ đường huyết tối đa 22%; liều 1000mg/kg đường uống làm hạ đường huyết tối đa 36% [152].

GẤC

Momordica cochinchinensis (Lour Spreng)

Bộ phận dùng: hạt.

Hóa học: -Hàm lượng dầu béo trong nhân hạt rất cao (56%), kế đến là màng hạt nhân (23%), trong rễ không đáng kể (1,73%). Alcaloid có trong nhân hạt, không có trong vỏ hạt và trong rễ gấc; tanin có nhiều trong nhân hạt và có ít trong vỏ hạt và rễ gấc; glycosid trợ tim có nhiều trong vỏ hạt, rễ gấc và có ít trong nhân hạt gấc; flavonoid có nhiều trong nhân hạt, có ít trong vỏ hạt và rễ gấc; saponin có nhiều trong rễ gấc và có ít trong nhân hạt và vỏ hạt gấc.

- Từ cao butanol của dịch chiết rễ gấc, phân lập và nhận dạng 2 saponin thuộc nhóm acid oleanolic: momordin Ib, momordin I [142].

Tác dụng sinh học: Saponin trong cây gấc có khả năng ức chế các loại virus và vi

sinh vật khác nhau. Nguyên liệu chiết xuất và tỷ lệ dung môi quyết định khả năng kháng virus và vi sinh vật của saponin. Các saponin trên được có hoạt tính kháng mạnh vi khuẩn E.coli, B.subtillis, S.aureus; không có hoạt tính gây độc tế bào với 3 dòng tế bào thử (Hep-2, FI và RD) [140], [142].

2.1.1.24. Họ Cuscutaceae (Họ Tơ hồng)

DÂY TƠ HỒNG

Cuscuta chinensis Lamk.

Bộ phận dùng: hạt.

Tác dụng sinh học: - Trên nhóm chuột cống đực non không thiến, thỏ ty tử (hạt lấy

ở quả chín phơi khô của dây tơ hồng) làm tăng các chỉ số: trọng lượng tinh hoàn (tăng lên không đáng kể), túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến cowper và cơ nâng hậu môn so với nhóm chứng.

- Trên nhóm chuột cống đực non thiến, thỏ ty tử làm tăng các chỉ số: trọng lượng tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến cowper so với nhóm chứng [171].

- Thỏ ty tử với liều uống 20g/kg thể trọng có tác dụng làm tăng trọng lượng tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt và tuyến cowper lên một cách có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Trọng lương cơ nâng hậu môn không thay đổi so với lô chứng.

- Thỏ ty tử với liều uống 20g/kg thể trọng có tác dụng làm tăng nồng độ testosteron trong huyết thanh và tăng tỷ lệ ống sinh tinh có chứa tinh trùng trên tinh hoàn của chuột cống trắng đực trưởng thành [172].

2.1.1.25. Họ Cyperaceae (Họ Cói)

CỎ GẤU

Cyperus rotundus L.

Bộ phận dùng: thân rễ.

Hóa học: trong thân rễ cây cỏ gấu hàm lượng tinh dầu đạt 0,2% so với mẫu tươi.

Tinh dầu chứa 49 hợp chất, các hợp chất được định danh: α-pinen (0,3%); β-pinen (0,9%); aromadendren (0,3%); α-copaen (0,5%); cyperen (7,8%); β-caryophylen (0,4%); β-selinen (6,3%); α-selinen (3,6%); δ-cadinen (0,5%); α-calacoren (0,4%); caryophylen oxyd (6,5%); α-xedren oxid (2,9%); α-farnesen (1,6%); eremophilen (0,6%); iso-aromadendren epoxyd (1,9%); α-cyperon (14,5%) [111].

2.1.1.26. Họ Dipterocarpaceae (Họ Dầu)

SAO ĐEN

Bộ phận dùng: vỏ cây, nhựa.

Hóa học: từ vỏ cây phân lập được 2 chất: hopeaphenol, malibatol A [196].

Tác dụng sinh học: Dịch chiết bằng ethanol của vỏ cây sao đen có hoạt tính ức chế

mạnh sự sản xuất acid của S. mutans. Dịch chiết có tác dụng giết chết vi khuẩn này, trong đó tác dụng ở pH acid là cao hơn rõ rệt so với ở pH trung tính. Tác dụng giết chết vi khuẩn của dịch chiết được gia tăng khi có mặt hydroperoxyd [197].

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2003 2007 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)