SÂM BỐ CHÍNH
Abelmoschus sagittifolius Kurz
Bộ phận dùng: rễ, lá.
Tác dụng sinh học: Trên mô hình gây loét mạn bằng acid acetic, ngày thứ 5 sau khi điều trị bằng cao nước sâm báo, diện tích ổ loét dạ dày ở chuột giảm 17,1% so với lô chứng bệnh. Trên hình ảnh mô học chưa thấy sự khác biệt về mức độ hồi phục loét so với lô chứng bệnh. Ngày thứ 15 sau khi điều trị bằng cao nước sâm báo, diện tích ổ loét dạ dày ở chuột giảm 70,7% so với lô chứng bệnh. Trên hình ảnh mô học, lô điều trị bằng cao nước sâm báo có khoảng 20% chuột hồi phục tốt không thấy tổn thương và 80% chuột còn lại có các ổ loét đã tạo thành sẹo non [99].
BÁO SÂM
Hibiscus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.
Bộ phận dùng: rễ.
Hóa học: từ rễ phân lập được 5 chất: ventricosin A; 4(15)-eudesmen-11-ol;
tagitinin A; β-sitosterol; β-sitosterol-3-O-glucopyranosid [96].
Tác dụng sinh học: - Dịch chiết methanol của rễ cây sâm báo có tác dụng ức chế
sự tăng glucose máu bằng streptozocin, và làm giảm glucose máu trên chuột đã tăng glucose máu bằng streptozocin. Dịch chiết methanol còn có có tác dụng chống tăng glucose máu theo cả đường uống và đường tiêm màng bụng trên chuột thí nghiệm [97].
- Nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực của rễ củ cây sâm báo liều 10g/kg chuột nhắt trắng, uống liên tục trong 2 tuần:
+ Tăng khả năng bám của chuột trên trụ quay. Lô uống dịch chiết nước rễ củ sâm báo tăng nhiều nhất (tăng 230,1% so với trước khi dùng thuốc, tăng 126% với lô đối chứng), tương đương với lô uống sâm cao ly liều 5g/kg. Lô uống dịch chiết cồn rễ củ tăng 197,4% so với trước khi dùng, tăng 108% so với lô đối chứng.
+ Thời gian bơi gắng sức của chuột tăng. Lô uống dịch chiết nước sâm báo tăng nhiều nhất (tăng 234,2% so với trước dùng thuốc và tăng 185,3% so với lô đối chứng) và tương đương với sâm cao ly liều 5g/kg. Lô uống dịch chiết cồn rễ củ cây sâm báo tăng 170,8% so với trước dùng thuốc, tăng 135,1% so với lô đối chứng.
+ Trọng lượng chuột tăng (lô uống dịch chiết nước tăng 125%, dịch chiết cồn tăng 118%), nhưng không có ý nghĩa so với lô chứng [100].
- Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày của chế phẩm chiết từ rễ củ cây sâm báo trên mô hình thắt môn vị (của Shay có cải tiến) ở chuột cống trắng:
+ Sâm báo liều 10g dược liệu/kg dưới dạng cao nước, cho chuột cống trắng uống có tác dụng làm giảm độ acid tự do 20,5%, độ acid toàn phần 13,8%, giảm tỷ lệ chuột có loét 50,0%, giảm số điểm loét 59,1% so với lô chứng.
+ Chất nhầy liều 2,67g/kg (tương đương hàm lượng chất nhầy có trong 10g dược liệu khô), cho chuột cống trắng uống, có tác dụng làm giảm độ acid tự do 37,4%, độ acid toàn phần 22,9%, giảm tỷ lệ chuột có loét 34,0%, giảm số điểm loét 54,2% so với lô chứng [98].
VÔNG QUẢ CÁNH
Kydia calycina
Bộ phận dùng: lá, vỏ.
Hóa học: Từ lá phân lập được: taraxerol.
Từ vỏ thân phân lập được: scopoletin; (-)-epicatechin [49].
GỘI ỔI
Aglaia oligophylla
Bộ phận dùng: lá.
Hóa học: từ lá phân lập được 2 chất: 4’,5,7-trimethoxydihydroflavonol; 4’,5,7-tri-
O-methylkaempferol.
Tác dụng sinh học: 4’,5,7-trimethoxydihydroflavonol: kháng khuẩn E. coli.
4’,5,7-tri-O-methylkaempferol: thể hiện tác dụng chống oxy hóa dựa trên nguyên lý DPPH có khả năng tạo ra các gốc tự do bền trong dung dịch EtOH bão hòa [258].