Kế toán sửa chữa TSCĐ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần điện lực Thanh Hóa (Trang 36)

2111 TSCĐ đem trao đổ

2.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ

TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi

tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, SXKD, cần thiết phải tiến hành sủa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Để tiến hành sửa chữa TSCĐ, đơn vị có thể tiến hành theo không những phương pháp sau:

- Phương pháp thuê ngoài. - Phương pháp tự làm.

Các chi phí về sửa chữa TSCĐ gồm các khoản phải trả cho đơn vị nhận thầu sửa chữa, chi phí tiền lương nhân công sửa chữa, chi phí vật liệu sử dụng cho công việc sửa chữa và các khoản chi phí khác. Các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí SXKD của bộ phận sử dụng đó. Tùy theo hình thức tiến hành sửa chữa, ảnh hưởng của các khoản chi phí sửa chữa có khác nhau.

Về nguyên tắc công đối với công việc sửa chữa lớn, vì thời gian sửa chữa dài chi phí tương đối lớn do vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch trước, từ kế hoạch này kế hoạch lập dự toán chi phí sửa chữa và tiến hành trích trước vào chi phí đều đặn hàng tháng. Đối với chi phí sửa chữa nhỏ thường xuyên thì chi phí phát sinh tháng nào tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tháng đó. Trường hợp sửa chữa lớn đột xuất nằm ngoài kế hoạch thì tiến hành phân bổ để tránh làm chi phí kỳ đó có biến động đột biến.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần điện lực Thanh Hóa (Trang 36)