Những tồn tại trong việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện Ba Vì cho mục tiêu phát triển bền vững (Trang 56)

Thiếu các giải pháp đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, như: chưa giải quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái,... đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn.

Việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất chuyên trồng lúa để phục vụ cho mục đích phát triển cụm công nghiệp, khu du lịch, khu sản xuất kinh doanh, công trình công cộng, … cần được quản lý chặt chẽ giải quyết hài hòa giữa yêu cầu CNH-HĐH hóa đến năm 2020 với việc bảo vệ diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lương thực lâu dài, đảm bảo chỉ tiêu phân bổ của Thành phố.

Một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả; không sử dụng đất theo đúng tiến độ dự án được phê duyệt, bỏ đất hoang hóa; lấn chiếm đất công; vi phạm quy hoạch được phê duyệt. Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất, hủy hoại đất. Nhiều tồn tại trong việc sử dụng đất từ lâu với số lượng lớn chưa được giải quyết dứt điểm, như:

Trên địa bàn huyện vấn còn một số điểm còn tranh chồng lấn địa giới hành chính chưa thống nhất được tại các xã như: khu vực đồi Dê, Núi Chẹ, Đầm Tôm, đồi Cáp thuộc xã Khánh Thượng (giáp danh với xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình), khu vực xóm Đồng Đồi thuộc xã Yên Bài (giáp danh với xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) ranh giới của Công ty cổ phần Việt Mông và đất quốc phòng khu vực trường bắn Đồng Doi xã Yên Bài theo thẩm quyề chưa được giải quyết. Các nông lâm trường,

trạm trại trên địa bàn huyện Ba Vì đã được giao đất từ những năm 1960 đến 1970, trước đây việc quản lý của các nông lâm trường theo hình thức tập trung bao cấp đã hình thành nên những khu dân cư với nhiều thế hệ sinh sống, nhiều nông trường có quy mô về diện tích và dân số tương đương với một xã. Sau khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, nhất là sau Nghị định số 01/ CP của Chính phủ, các nông lâm trường đã chuyển sang hình thức giao khoán đất cho các cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác; phần lớn các nông lâm trường đều không trực tiếp tổ chức sản xuất. Việc sử dụng đất của các đơn vị này rất phức tạp, như: giao khoán đất nông nghiệp không đúng đối tượng quy định. Sau khi giao khoán, đơn vị không thường xuyên kiểm tra, giám sát đối chiếu với hợp đồng giao khoán: Chưa phát hiện hoặc không xử lý những trường hợp sử dụng đất không đúng với hợp đồng nhận khoán: Như sử dụng sai mục đích, chuyển nhượng trái phép; tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho mượn đất làm nhà ở và làm vườn. Nhiều hộ đã xây dựng nhà kiên cố, xưởng sản xuất, cửa hàng dịch vụ … trên diện tích đất nhận khoán trồng cây, hoặc đất được đơn vị cho mượn làm vườn. Hiệu quả sử dụng đất đều kém; Giao nộp ngân sách cho Nhà nước và lợi nhuận của doanh nghiệp đều ở mức thấp. Một số doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển sang Công ty cổ phần từ nhiều năm nay, nhưng chưa làm thủ tục để chuyển sang thuê đất với Nhà nước. Có hiện tượng mua bán, chuyển nhượng đất nhận khoán.

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tổ chức rà soát sử dụng đất tại các nông, lâm trường cũ trước đây để lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất, xác định các diện tích cần sử dụng để làm hồ sơ giao đất, thuê đất. Đối với diện tích không sử dụng đến, không quản lý được, diện tích đã hình thành khu dân cư tập trung, đã sử dụng vào các mục đích công cộng... thì giao lại cho các địa phương quản lý, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật; toàn bộ diện tích đất của các đơn vị đang sản xuất phải chuyển sang thuê hoặc giao đất và phải sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.

Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại nêu trên là ở một số địa phương công tác quản lý đất đai vẫn còn buông lỏng và chính sách quản lý còn nhiều bất cập; nhận thức về chính sách đất đai trong nhân dân không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất

3.5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Ba vì hướng tới phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện Ba Vì cho mục tiêu phát triển bền vững (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)