3.3.1. Tiềm năng sử dụng đất của huyện
Từ kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất huyện Ba Vì tỷ lệ 1/50 000, tiến hành đánh giá tiềm năng sử dụng đất để bố trí cây trồng hợp lý trên mỗi nhóm đất, loại đất.
Các căn cứ để tính toán tiềm năng và đề xuất sử dụng đất gồm :
- Căn cứ vào tính chất và đặc điểm lý hoá học của từng nhóm đất và loại đất . - Căn cứ vào độ dày tầng đất mịn, địa hình tương đối, độ dốc, đá lẫn, kết von ...
- Dựa vào cơ sở hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất hiện có cùng với tập quán canh tác của nhân dân trong huyện.
Kết quả đề xuất sử dụng đất cho thấy : 3.3.1.1. Vùng đất bằng
Vùng đất bằng huyện Ba Vì diện tích 12.047,14 ha chiếm 42,51 % quỹ đất của huyện, nằm trên cả 5 cấp địa hình với những thành phần cơ giới khác nhau.
- Địa hình cao: Có diện tích 726,95 ha trong đó đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ: 481,25 ha ; thành phần cơ giới thịt trung bình : 245,70 ha
- Địa hình vàn cao có diện tích 3.994, 83 ha trong đó đất có thành phần có giới nhẹ ( cát pha, thịt nhẹ) 1.316,55 ha ; thành phần cơ giới thịt trung bình 2.189,18 ha; thành phần cơ giới nặng 489,09 ha.
Hai loại địa hình trên phân bố chủ yếu trên các loại đất xám, đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa có tầng loang lổ. Về định hướng sử dụng: với đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình có thể bố trí trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu cao cấp có giá trị kinh tế cao; với những đất có thành phần cơ giới thịt nặng, sét thích hợp với trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
- Địa hình vàn thấp có diện tích 6.149,88 ha trong đó đất có thành phần cơ giới nhẹ: 614,72 ha; thành phần cơ giới trung bình: 2.725,22 ha; thành phần cơ giới nặng: 2.909,94 ha phân bố tập trung trên các loại đất phù sa không được bồi và đất xám gley, đây là vùng trồng lúa chính của huyện do vậy cần ổn định diện tích để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.
- Địa hình vàn thấp và trũng diện tích 721,97 ha trong đó đất có thành phần cơ giới trung bình: 26,63 ha; thành phần cơ giới nặng: 695,34 ha phân bố chủ yếu trên các loại đất phù sa gley và đất phù sa úng nước. Ở những nơi tiêu thoát nước khó cần chuyển đổi sang mô hình trang trại (nuôi cá - cây ăn quả và trồng lúa)
3.3.1.2.Vùng đất đồi gò và đồi núi
Vùng đất này có diện tích 16.287,50 ha chiếm 57,49% quỹ đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất có độ dốc > 250 .
- Độ dốc 0-80 có 6.437,49 ha, trong đó diện tích đất có độ dày > 70 cm : 3.211,98 ha, riêng đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có diện tích 1.574,31 ha nên trồng lúa nước ở những nơi đảm bảo nước tưới; nơi nào không chủ động nước tưới nên luân canh lúa - màu hoặc chuyển sang trồng cây lâu năm; còn lại diện tích 1.637,67 ha tầng dày trên 70 cm nên trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp lâu năm; diện tích có tầng dày 30-70 cm: 1.819,97 ha nên trồng cây hoa màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày ; diện tích đất có tầng dày < 30 cm: 1.405,54 ha nên sử dụng làm đồng cỏ chăn thả, khi canh tác cần tuân thủ các biện pháp chống rửa trôi, xói mòn làm giảm độ phì
- Độ dốc 8 -150 có 984,77 ha, trong đó 166,47 ha có độ dày >70 cm, có thể bố trí cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.
- Độ dốc 15 - 250 (có 1,508,16 ha), và > 250 (có 7.357,07 ha) chủ yếu thuộc địa bàn vườn quốc gia Ba Vì, nên trồng rừng phòng hộ kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp ở nơi có thể là cách sử dụng có hiệu quả nhất.
- Độ dốc > 250 có diện tích 7.181,78 ha.Trên diện tích này chủ yếu là giữ rừng . Nhìn tổng quan về hiện trạng sử dụng đất, trên địa bàn huyện vẫn còn tới
6.386,85 ha diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng (chiếm 49,34% tổng diện tích đất phi nông nghiệp) và 274,13 ha đất chưa sử dụng, trong đó có 261 ha diện tích đất bằng chưa sử dụng và đồi núi chưa sử dụng (chiếm 95,21% tổng diện tích đất chưa sử dụng). Đây có thể xem là nguồn tiềm năng tuyệt đối về đất đai giúp cho huyện có
điều kiện thuận lợi để có thể khai thác bổ sung, đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau, nhằm mở rộng quỹ đất sản xuất nông - lâm nghiệp, cũng như đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho mục đích phát triển hạ tầng tại các khu đô thị và khu dân cư.
Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng còn lại rất nhỏ, chiếm 0,65% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là bãi cát ven sông (thị trấn Tây Đằng); đất đồi núi, núi đá không có rừng cây phân bố rất manh mún, rải rác (các xã miền Núi) nên khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Một số khu vực thuận lợi cho khai thác làm vật liệu xây dựng.
3.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai
3.3.2.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày: diện tích để mở rộng
cho loại đất này không còn nhiều (diện tích đất bằng chưa sử dụng huyện còn 212,45 ha), hướng chính chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu từ thâm canh tăng vụ, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn phát triển cây ăn quả, cây chè, phát triển trang trại chăn nuôi trên đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp: Ngoài diện tích rừng hiện có là 10.901,84 ha, tiềm năng để phát triển đất lâm nghiệp chủ yếu được khai thác phát triển trên diện tích đất đồi
núi chưa sử dụng (hiện trên địa bàn huyện còn 48,55 ha đất đồi núi chưa sử dụng).
môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nhân dân trong huyện.
Nhìn chung, tiềm năng sử dụng đất lâm nghiệp là không lớn vì phần lớn diện tích đất này nằm trong khu bảo tồn thuộc vườn Quốc gia Ba Vì có diện tích là 6.534,00 ha, diện tích còn lại là 4.367,84 ha để khai thác sản xuất và tái sinh trồng rừng; do vậy trong giai đoạn tới cần phát huy tối đa diện tích đất rừng trên để sử dụng có hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp cải tạo diện tích đất chưa sử dụng đưa vào trồng rừng.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.114,94 ha hướng chính là đầu tư khoa học kỹ thuật, chọn giống có năng suất cao, chất lượng cao để đưa giá trị sản suất/ha đất nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng; tiềm năng để phát triển diện tích đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu được khai thác phát triển trên diện tích đất mặt nước chuyên dùng (hiện trên địa bàn huyện còn 1.489,91 ha đất có mặt nước chuyên dùng) và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng lúa có năng suất thấp vùng trũng sang kết hợp nuôi trồng thủy sản ở các xã ven sông Hồng.
3.3.2.2. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn;
a) Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển đô thị
Sự phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng, du lịch dịch vụ của khu vực miền Núi tạo điều kiện thuận lợi để hình thành thị trấn miền Núi. Song song với tiến trình này việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn là những điều kiện cơ bản để đô thị hoá nông thôn. Tiềm năng để phát triển thêm 1 đô thị ở khu vực 7 xã miền núi của huyện Ba Vì rất lớn đòi hỏi phải có quy hoạch cụ thể tạo không gian hài hoà trong phát triển đô thị của huyện đặc biệt cần sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
b) Tiềm năng đất đai phát triển khu dân cư nông thôn
Việc phát triển các khu dân cư mới để đáp ứng nhu cầu dân sinh kinh tế là thực tế khách quan không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cần chú trọng việc bố trí theo hướng tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn.
Đối với những khu dân cư tập trung mang tính chất đầu mối có thể phát triển thành thị tứ cần chú trọng phát triển để có điều kiện đầu tư nâng cấp thành thị trấn trong tương lai.
3.3.2.3. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch
Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như cảnh quan thiên nhiên, trên địa bàn huyện Ba Vì có các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: vườn Quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh, Đầm Long, hồ suối Hai, khu danh thắng đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện là rất lớn khi các dự án đầu tư trọng điểm về du lịch đang được hoàn thiện là điểm đến thu hút đông đảo du khách đến với huyện Ba Vì và truyền bá hình ảnh của huyện ra các huyện bạn và các tỉnh trong cả nước. Tiềm năng của huyện Ba Vì phát triển ngành du lịch với các loại hình như: Du lịch thăm quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội.
Khai thác sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch sẽ là thế mạnh góp phần tạo tiền đề phát triển du lịch của huyện trong tương lai. Vì vậy, trong năm tới các khu vực này sẽ được tiếp tục đầu tư phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình vui chơi giải trí phục vụ cho du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Ngoài ra, đối với các hoạt động dịch vụ thương mại của huyện sẽ tập trung ở khu vực trung tâm, khu vực nội thị với hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại; hệ thống dịch vụ có quy mô vừa và nhỏ sẽ tiếp tục củng cố mở rộng, phát triển trong các khu dân cư.
Với tiềm năng đất đai có được như trên, huyện Ba Vì có thể áp dụng được nhiều biện pháp, chính sách để bảo vệ và phát huy tối đa giá tri nguồn tài nguyên đất, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của huyện.
3.3.2.4. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển hạ tầng
Toàn huyện Ba Vì hiện có 42.402,69 ha đất tự nhiên, trong đó: Đất nông nghiệp 29.184,99 ha, chiếm 68,83%; đất phi nông nghiệp 12.943,57 ha, chiếm 30,52%; đất chưa sử dụng 274,13 ha, chiếm 0,65% diện tích tự nhiên.
- Trong giai đoạn tới để phát triển Ba Vì theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần thiết phải thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng
đất đô thị, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phát triển hạ tầng. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý, hiệu quả nhằm phát triển kinh tế - xã hội với định hướng phát triển lâu dài và bền vững. Đất phi nông nghiệp hiệu quả sử dụng chưa cao, nhất là đất phát triển hạ tầng, đất ở cần được bố trí, sắp xếp lại theo hướng tiết kiệm đất, tận dụng không gian xây dựng, một số công trình cần phải sử dụng kết hợp theo hướng đa mục đích. Ngoài ra, Huyện cũng có tiềm năng trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp, như: chuyển đổi đất trồng lúa còn lại (1 vụ) khoảng 2.600 ha sang đất chuyên trồng lúa (2 vụ trở lên); chuyển đổi đất lúa vùng trũng hiệu quả kinh tế thấp khoảng 1.000 ha sang nuôi trồng thủy sản, phát triển trang trại.
- Trong thời kỳ quy hoạch đất phát triển hạ tầng dự kiến tăng khoảng 820 ha để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng đất để phát triển các cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện là đáp ứng đủ cho các hoạt động xây mới, mở rộng, nâng cấp.
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong việc sử dụng đất Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2012 Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2012 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanh đã đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH của Huyện và nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, đất ở cho nhân dân trên địa bàn Huyện, trong đó:
a) Về kinh tế
- Kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm, góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện.Tổng giá trị sản xuất ước đạt 15,796 tỷ đồng đạt 99,3% kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế đạt 12% trong đó nhóm ngành dịch vụ - du lịch đạt 3,891 tỷ đồng đạt 99,8% kế hoạch, tăng 17,4% so với cùng kỳ; Nông lâm nghiệp đạt 2,684 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch, tăng 8,5% so với cùng kỳ; Công nghiệp xây dựng đạt 1,124 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch tăng 16,7% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm: Nhóm ngành dịch vụ
chiếm 49,5%; chăn nuôi chiếm 50,5% cơ cấu nội bộ ngành); nhóm ngành Công nghiệp – xây dựng chiếm 14,6%, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,8 triệu đồng đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện
- Các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phù hợp cùng với việc bố trí sử dụng đất sản xuất kinh doanh hợp lý, thuận lợi đã đem lại cho Huyện mức tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu quả và bền vững đạt 11%/năm giai đoạn 2001-2005 và 20,9%/năm giai đoạn 2006-2012.
- Việc xây dựng các cụm công nghiệp, khu du lịch, khu sản xuất kinh doanh tập trung đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nói riêng, phát triển KTXH nói chung của Huyện theo hướng CNH-HĐH. Năm 2012 giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 647 tỷ đồng.
Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đã làm cho người dân năng động hơn, bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý; duy trì và hình thành các vùng chuyên canh trồng lúa chất lượng cao đã nâng cao giá trị trên một ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Năm 2012 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.271 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu được/ha canh tác đạt 70 triệu đồng.
- Các trung tâm thương mại, khu du lịch được hình thành, với các loại hình phong phú đáp ứng nhu cầu của du khách.
Hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của Huyện.
b) Về xã hội
Các công trình văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, du lịch đã được quan tâm đầu tư đúng mức và phát triển tương đối toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trên địa bàn Huyện. Đồng thời mở rộng và xây dựng các khu dân cư mới, giải quyết nhu cầu về nhà ở, từng bước cải thiện đời