Về xác định cấu trúc

Một phần của tài liệu Tổng hợp một số dẫn chất của 5 fluoroisatin và thăm dò tác dụng sinh học (Trang 48)

a. Về phổ hồng ngoại (IR):

8 chất tổng hợp đã được ghi phổ hồng ngoại. Qua nghiên cứu phổ đồ của các

chất, chúng tôi nhận biết được các dải hấp thụ đặc trưng của các nhóm chức và liên kết của các chất tổng hợp được. Kết quả biện giải phổ được trình bày ở bảng 3.3. Sau đây là một số nhận xét chung:

Phổ IR của các chất (1, 2) có dải hấp thụ của NH amid và NH imid của nhân

isatin và nhân 2-thioxo-4-thiazolidinon (3185-3102 em '), trong khi đó các dẫn

chất base di-Mannich (3, 4) không có dải hấp thụ NH amid và NH imid và xuất

Phổ IR của bốn dẫn chất base mono-Manich (5, 6, 7, 8) có dải hấp thụ -NH- ở hợp phần amin thơm và -NH- amid (3296-3168 cm‘^). Đồng thời có dải hấp thụ

của nhóm >CH2 (2935-2852 cm * và 2855-2364 cm'i).

Phổ IR của cả 8 chất (1-8) đều có dải hấp thụ của liên kết >c= 0 (1738-1696

em ' và 1692-1615 cm'^) và dải hấp thụ của liên kết c = c của nhân benzen trong các vùng hấp thụ (1630-1602 cm'\ 1597-1509 cm'*, 1488-1467 cm'*).

Phổ IR của cả 8 chất (US) đều có dải hấp thụ của liên kết (1193-1114

em '). Riêng phổ IR của chất (8) còn xuất hiện dải hấp thụ của liên kết Qrom-Cl

(1062 cm-').

Phổ IR của 7 chất (2-Î-8) có dải hấp thụ của liên kết c= s (1265-1213 cm ').

b. Vê phổ khối lượng:

Bảy chất tổng hợp đã được ghi phổ khối lượng. Từ kết quả trình bày ở bảng 3.4 có thể nhận thấy 7 chất được ghi phổ có các pic phân mảnh phù hợp với sơ đồ phân mảnh. Chất 1 và chất 2 có pic phân tử có số khối đúng với số khối của chất

dự kiến và tuân theo quy tắc nitơ: “Nếu có giá trị là chẵn thì phân tử chứa một

số chẵn nguyên tử nitơ. Nếu có giá trị là lẻ thì phân tử chứa một số lẻ nguyên

tử nitơ”. Các hợp phần của toàn bộ cấu trúc phân tử đều thể hiện trên phổ khối qua các mảnh ion đặc trưng của phân tử khảo sát. Đối vód 5 dẫn chất base Mannich (chất 3-Ỉ-7), do phân tử không bền và sự cắt các nhóm aminomethyl xảy ra dễ dàng và thuận lợi về mặt năng lượng. Tuy nhiên, các hợp phần của toàn bộ cấu trúc phân tử đều thể hiện trên phổ khối qua các ion mảnh đặc trưng của phân tử chất khảo sát. Sau đây là sơ đồ phân mảnh của chất 1, 2 và 4

Hình 3.1: Sơ đồ phân mảnh của chất 1 .0 i H m/z 16 5 - C O O -Ñ H m/z 1 3 7 m /z 110 m /z 10 9 m / z 8 2 + 1H ' m / z 8 9 - H C N m/z 6 3

Hình 3.2: Sơ đồ phân mảnh của chất 2 N I H m/z 2 8 0 NH k-. -H - CONHCS ,c=s 'N X H m/z 19 3 -C O =c=s -ÑH m/z 16 5 m/z 1 3 8 m /z 1 2 1

Hình 3.3: Sơ đồ phân mảnh của chất 4 CH2— N -H - CONHCS -CO c=s NH m/z 165 -HCN w c=s m/z 138

c. v ề phổ cộng hưởng từ proton CH-NMR) và phổ cộng hưởng từ (^^C-

NMR) của chất 2:

*Về phổ cộng hưởng từ proton (^H-NMR);

Phổ cộng hưởng từ proton cho phép nhận biết dạng proton và số lượng proton từng dạng của chất (2) qua số liệu về độ dịch chuyển hoá học (ô), độ bội và cưòfng độ của các pic được trình bày ở bảng 3.5.

Chất (2) là dẫn chất ngưng tụ của 5-fluoroisatin và 2-thioxo-4-thiazolidinon. ở phổ ^H-NMR của chất (2) xuất hiện cặp pic có ô là 12,5ppm của proton >NH imid ở vòng 2-thioxo-4-thiazolidinon và 10,08pm của proton >NH amid ở vòng 5-fluoroisatin. Như vậy có mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và phổ ^H-NMR của chất (2).

Ngoài ra, các dạng proton khác và số proton của từng dạng của chất (2) đã được nhận biết với các số liệu ghi ở bảng 3.5.

* Về phổ cộng hưởng từ '"c C^C-NMR):

Chất 2 đã được ghi phổ *^C-NMR. Kết quả phân tích phổ đã được trình bày ở bảng 3.5 cho thấy chất 2 có số carbon và độ dịch chuyển hoá học ỗ của các vị trí carbon phù hợp vói công thức dự kiến.

Như vậy, kết quả phân tích các phổ IR, MS, *H-NMR và ’^C-NMR cho phép xác định các chất tổng hợp được có cấu trúc đúng như dự kiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.3. Về tác dụng sinh học:

a. Về hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm:

Kết quả đã nêu ở bảng 3.6 cho thấy chất ngưng tụ (2) của 5-fluoroisatin với 2-thioxo-4-thiazolidinon và dẫn chất base di-Mannich (3) có hoạt tính kháng vi

khuẩn S.aureus và nấm mốc F.oxysporum ở nồng độ 50|j.g/ml. Còn dẫn chất base

mono-Mannich (6) không có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm ở mức MIC quy định của phép thử (<50|j,g/ml).

Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng: nhóm amin gắn vào chất ngưng tụ có thể ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của dẫn chất và dẫn chất base

di-Mannich có thể có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh hơn dẫn chất base mono-Mannich.

Mặt khác, khi so sánh vói kết quả của tài liệu tham khảo [4] chúng tôi xét thấy rằng: Chất ngưng tụ của 5-fluoroisatin vói vòng thiazolidin-2,4-dion và các dẫn chất base Mannich của nó không có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Trong khi đó, chất ngưng tụ của 5-fluoroisatin vói vòng 2-thioxo-4-thiazolidinon và các dẫn chất base Mannich có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm khá mạnh. Như vậy, có thể nhận thấy vòng 2-thioxo-4-thiazolidinon có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và nó làm tăng tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của các dẫn chất trong dãy 5-fluoroisatin.

b. Về hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở người:

Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng 2 dòng tế bào ung thư ngưòi (Hep-G2 và Lu) được trình bày ở bảng 3.7 cho thấy cả 3 chất được thử nghiệm (2, 3, 6) đều không có hoạt tính gây độc tế bào.

Khi so sánh vód kết quả thu được từ tài liệu tham khảo [4] chúng tôi nhận thấy rằng: Chất ngưng tụ của 5-fluoroisatin với 2-thioxo-4-thiazolidinon không có tác dụng với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), trong khi đó chất ngưng tụ của 5-fluoroisatin vói thiazolidin-2,4-dion lại có tác dụng trên dòng tế bào Hep- G2. Như vậy có thể thấy vòng thiazolidin-2,4-dion đã có ảnh hưỏng đáng kể đến hoạt tính kháng tế bào ung thư, còn vòng 2-thioxo-4-thiazolidinon không có ảnh hưởng này.

Còn về việc các dẫn chất base Mannich không có hoạt tính kháng tế bào ung thư người, có thể giải thích là do cấu trúc phân tử quá cồng kềnh hoặc do hệ số phân bố dầu/nước bị thay đổi làm cho các chất này không thấm qua được màng tế bào ung thư và không gây ra tác dụng.

Các nhận xét của chúng tôi về mối liên quan cấu trúc - tác dụng sinh học của 3 chất tổng hợp được cho thấy mối liên quan này khá phức tạp và phụ thuộc vào yếu tố cấu trúc phân tử cũng như tính chất lý hoá của chất. Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi cần tổng hợp số lượng chất nhiều hơn, xem xét tính chất lý hoá của của các chất để có thể đưa ra những nhận định rõ ràng hơn.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đã tổng hợp được 8 chất bao gồm 5-fluoroisatin (1), dẫn chất ngưng tụ của 5-

fluoroisatin vối 2-thioxo-4-thiazolidinon (2) và 6 dẫn chất Mannich (3-^8),

trong đó có 7 chất (2-Ỉ-8) chưa thấy công bố trong các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được.

2. Đã sơ bộ kiểm tra độ tinh khiết của các chất tổng hợp được bằng SKLM và đo nhiệt độ nóng chảy. Xác định cấu trúc của các chất tổng hợp được bằng phân tích phổ hồng ngoại, phổ khối lượng, phổ cộng hưởng từ proton (^H-NMR),

phổ cộng hưcmg từ hạt nhân (*^C-NMR). Kết quả thu được cho phép chúng

tôi kết luận: các chất tổng hợp được có cấu trúc đúng như dự kiến.

3. Đã thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của 3 chất tổng hợp được (2, 3, 6)

với 4 chủng vi khuẩn {B.subtỉlis, s. aureus, E. coli, p. aeruginosa) và 4 chủng

vi nấm (A. niger, F. oxysporum, c. albicans, s. cerevisiae). Kết quả cho thấy

chất (2) và chất (3) có hoạt tính kháng vi khuẩn s. aureus và nấm mốc

F.oxysporum với MIC đều bằng 50|j,g/ml trên cả hai chủng vi khuẩn và vi

nấm. Còn chất (6) cho kết quả âm tính vói các vi sinh vật kiểm định.

4. Đã thử tác dụng kháng 2 dòng tế bào ung thư ngưòi (Hep-G2, Lu) của 3 chất tổng hợp được (2, 3, 6). Kết quả cho thấy cả 3 chất đều cho kết quả âm tính vói cả hai dòng tế bào thử nghiệm.

2. KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vói kết quả đạt được trong thực nghiệm, chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ làm phong phú thêm các nghiên cứu về dẫn chất isatin. Để tiếp tục và phát triển các kết quả đạt được chúng tôi đề xuất: Tiếp tục thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống ung thư của các chất chưa thử để đánh giá đầy đủ hơn về hoạt tính của dãy chất này. Nếu có điều kiện về kinh phí và thời gian chúng tôi sẽ tiếp tục thử khả năng chống khối u trên chuột của các chất tổng hợp được để tìm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2007), Hoá hữu cơ tập 1, Nhà xuất bản Y học, trang 351-353.

2. Nguyễn Quang Đạt, Bùi Kim Liên (1977), Nghiên cứu tác dụng chống

phân bào, Thông báo khoa học, Đại học Dược Hà Nội, số 27, trang 97-

103.

3. Nguyễn Quang Đạt, Trần Viết Hùng và cộng sự (1998), Tổng họp và

tác dụng sinh học của một số dẫn chất Isatin, Tạp chí Dược học, số 12,

trang 8-10.

4. Nguyễn Quang Đạt, Trần Viết Hùng, Hà Quốc Khánh (2007), Tổng

hợp và thử hoạt tính sinh học của một số dẫn chất Isatin, Tạp chí Dược

học, số 4, trang 26-28.

5. Nguyễn Lê Hiên (2007), Tổng hợp một số dẫn chất của isatin và thăm

dò tác dụng sinh học, Luận văn thạc sỹ dược học.

6. Trần Viết Hùng, Nguyễn Quang Đạt (1999), Tổng hợp và tác dụng sinh

học của N-hydroxymethyl-5-bromoisatin và dẫn chất, Tạp chí Dược

học, số 10, trang 4-5.

7. Trần Viết Hùng, Nguyễn Quang Đạt, Nguyễn Thị Phượng (1999), Tổng hợp và tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của 5-fluoroisatin và dẫn

chất, Tạp chí Dược học, số 11, trang 4-5.

8. Trần Viết Hùng, Nguyễn Quang Đạt, Chu Thị Lộc (2000), Tổng hợp và

tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của 5-fluoroisatin-3-arylimin, Tạp

chí Dược học, số 11, trang 13-14.

9. Trần Viết Hùng, Nguyễn Quang Đạt, Phạm Minh Thuỷ (2000), Tổng hợp và tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của một số base N-Mannich

của 5-fluoroisatin và dẫn chất, Tạp chí Dược học, số 5, trang 14-16.

10. Trần Viết Hùng, Nguyễn Quang Đạt và cộng sự (2000), Nghiên cứu tác dụng chống lao của một số dẫn chất thiosemicarbazon và

isonicotinoylhydrazon của isatin và 5-halogenoisatin, Tạp chí Dược học, số 8, trang 15-17.

11. Trần Viết Hùng, Nguyễn Quang Đạt, Phạm Minh Thuỷ (2000), Tổng hợp và tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của 5-bromo-l-

morpholinomethylisatin và dẫn chất, Tạp chí Dược học, số 12, trang 10-

12. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Hà Quốc Khánh (2006), Tổng hợp và thử tác dụng sinh học của một số

dẫn chất của Isatin, Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ 2001-2006.

13. Trần Thanh Long, Tổng hợp và thăm dò tác dụng sinh học của 5-

cloroisatin và dẫn chất, Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ khoá 53.

14. Nguyễn Đình Triệu (1999), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong

hoá học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương phấp vật lý và hoá ỉý, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, tập 1.

Tiếng nước ngoài

16. Bauer s. (1960), Brit. J. Pharmacol 15, 101, The Merck Index (2001), 11* edition, p. 1070.

17. s. Dilber, M. Saban, J. Jeleca, A. Gelineo, L.Arsennijevic and M. Bogavac (1989), Investigation of antimicrobial activity of some isatin

derivatives, Die Pharmazie, 44(9), 649 - 650.

18. Eshba N. H., Salama H. M. (1985), 5-(2-oxo-3-indolinyliden)- thiazolidin-2,4-dion-l,3-di-Mannich base synthesis and evaluation for

antileukemic activity, Pharmazie, 40, 5, p. 530 - 532.

19. T. A. Foglia, D. Swern (1968), Reaction of N, N-diclorouretan with

indol and derivatives, J. Org. Chem., Vol 33, p. 4440 - 4442.

20. Grignard (1953), Traité de Chimie organique, Masson et Cie, Editeurs,

Paris, Tome XIX, p. 337 - 346.

21. B. A. Grinberg, B. Mazylis (1990), Isatin and related compounds:

22. K. C. Josi, V. N. Pathak, S. K. Jain (1980), Synthesis and antibacterial

activity of some new fluorine containing indol-2,3-dion derivatives, Die

Pharmazie, p. 677 - 680.

23. K. C. Josi, V. N. Pathak, S. K. Jain (1980), Synthesis and antibacterial,

fungicial and antiviral of some new isatin derivatives, J. Indian. Chem

Soc - 1980, 57(12), p. 1176 - 1180j, CA 1981, vol 95, 42046y.

24. K. C. Josi, V. N. Pathak, P. Chand (1980), Synthesis of some fluorine containing indol-2,3-dion derivatives, J. K. Prakt. Chem, 322 (2), p. 314 - 320.

25. K. C. Josi and P. Chand (1982), Biologically active indole derivatives.

Die Pharmazie, 37(1), p. 1 - 12.

26. Junghiety G.I, Rexter M.A (1977), Isatin I ivo proizvodnue, Stiinta

Kishinev. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27. Likhiwitayawid K., Angerhofer C.K et al (1993), Methods in

cytotoxicity assay, J. Nat. prod 56(1), 30 - 38.

28. L. S. Kochimora, A. Hmada (1954), The tuberculostatic activity of

some isatin derivatives, J. Phar. Soc. Japan, 74, p. 419 - 422, CA 1955,

vol 69, 9166a.

29. E. Mameli., L. Zorgi (1954), Amidine derivatives of thiazolidine. IL.

Farmaco (Pavia). 9, 691 - 700, CA vol 49 (1955), 6229b.

30. J. March (1968), Advanced organic chemistry: Reaction, mechanism

and structure McGrow, Hill book Company, N. Y. Toronto, London 1968.

31. Marvel C. S., Hiers G. S. (1956), Organic synthesis, Colective, vol 1, p. 327 - 330.

32. Maysinger D., Morvin M., Sarc M. (1980), Structural analogues of Isatin and their antimicrobial activity. Die Pharmazie, 35(1), p. 14 - 16. 33. Morvin M., Jaksevac M., Medic M., Saric (1976), Mannich base of

Isatin as mitodepressive agent, Acta Pharm. Jugoslav, 26(1), p. 67 - 73,

09/04/02 09:14 Phong TNTT-DH Duoc Y: 1 scan, 4.0cm-l, flat, smooth Mau M4

2000

c m - 1

34. A. C. Padhya, H. J. Mehda, V. S. Dighe, S. Somasekhera (1973), Antibacterial activity of nitrofurfuryliden isatin hydrazones. Science & Culture, 39(1), 55 - 57.

35. Pop. F. D. (1969), Synthesis of potential antineoplastic agents, J. Med. Chem, 12(5), p. 182 - 184.

36. Sadler P. W. (1965), Antiviral chemotherapy with isatin 3-

thiosemicarbazone, Ana.N.Y. Acad. Sci, 130(1) 71 - 79, CA., vol 63,

18908.

37. R. M. Silversetin, G. C. Bassler, J. C. Morrill (1981), Spectrometric

identification of organic compounds, 4*ed - John Wiley, New York 1981.

38. Tomchin A. B., Dobrevo V. A. et al (1976), Semicarbazone and

Thiosemicarbazone of heterocyclic series, Khim - Farm. J, 2, 45 - 48.

39. Varma R. S., Nobles W. L. (1967), Synthesis and antiviral of certain N-

dialkylaminomethyl isatin P-thiosemicarbazone, J. Med. Chem., Vol 10

(5), p. 972 - 973.

40. Varma R. S., Nobles W. L. (1975), Antiviral and antifungal activity of

isatin N-Mannich base, J. Pharm. Sci., 64(5), p. 181 - 182.n

41. Vlietlinck A.J., Vander Berger D. A (1991), Method in plant (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ hồng ngoại của chất 1 Phụ lục 2: Phổ hồng ngoại của chất 2 Phụ lục 3: Phổ hồng ngoại của chất 3 Phụ lục 4; Phổ hồng ngoại của chất 4 Phụ lục 5: Phổ hồng ngoại của chất 5 Phụ lục 6: Phổ hồng ngoại của chất 6 Phụ lục 7: Phổ hồng ngoại của chất 7 Phụ lục 8: Phổ hồng ngoại của chất 8

Phụ lục 9: Phổ khối lượng của chất 1 Phụ lục 10: Phổ khối lượng của chất 2 Phụ lục 11: Phổ khối lượng của chất 3 Phụ lục 12: Phổ khối lượng của chất 4 Phụ lục 13: Phổ khối lượng của chất 5

Phụ lục 14: Phổ khối lượng của chất 6

Phụ lục 15; Phổ khối lượng của chất 7

Phụ lục 16: Phổ cộng hưởng từ proton (*H-NMR) của chất 2

Phụ lục 17: Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các chất 2,3,6

Một phần của tài liệu Tổng hợp một số dẫn chất của 5 fluoroisatin và thăm dò tác dụng sinh học (Trang 48)