Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 70)

10. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Phân tích định tính

- Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học ở lớp TN và lớp ĐC thông qua các tiêu chí:

+ Không khí lớp học

+ Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoat động chiếm lĩnh kiến thức.

- Phân tích chất lượng các bài kiểm tra theo các tiêu chí: + Về khả năng hiểu và nắm bắt kiến thức ngay sau bài học. + Về độ bền kiến thức sau bài học.

* Kết quả:

- Trên cơ sở dự giờ các tiết học, chúng tôi nhận thấy rằng HS ở lớp thực nghiệm có thái độ học tập tích cực hơn so với HS ở lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm: Học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoạt động nhóm. Khi giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn thì học sinh thảo luận sôi nổi, chủ động trình bày ý kiến. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Cá chép ở Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 20C và trên 440C, phát triển thuận lợi nhất ở 280C. So sánh với cá rô phi ở Việt Nam thì loài nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn? Loài nào có vùng phân bố rộng hơn?”.

Cùng một nội dung dạy học, cùng một giáo viên dạy nhưng ở lớp đối chứng không khí học tập kém sôi nổi hơn so với lớp thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, giáo viên chỉ dạy đơn thuần các kiến thức sách giáo khoa mà không

tích hợp các kiến thức liên môn vào bài giảng nên học sinh tiếp thu có phần thụ động, kém hiệu qủa. Khi giáo viên nêu vấn đề học sinh có biểu hiện kém tích cực. Không hào hứng trước những kiến thức đơn thuần trong sách giáo khoa.

- Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình dạy học, đồng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp chúng tôi thấy kết quả học tập và tính tích cực học tập của HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

Về mức độ hiểu và nắm bắt kiến thức ngay sau bài học: Số học sinh đạt điểm cao ở lớp TN nhiều hơn số học sinh đạt điểm cao ở lớp ĐC. Số học sinh đạt điểm thấp ở lớp ĐC nhiều hơn số học sinh đạt điểm thấp ở lớp TN.

Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm: Sau thực nghiệm mười lăm ngày, chúng tôi cho học sinh làm kiểm tra đợt hai để đánh giá khả năng lưu giữ thông tin của học sinh. Kết quả các đợt kiểm tra cho thấy:

Ở lớp TN: HS nhớ kiến thức tốt hơn, bền hơn. So với đợt kiểm tra thứ nhất tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tuy có giảm sút nhưng không đáng kể.

Ở lớp ĐC: Tỷ lệ HS bị điểm kém tăng lên, tỷ lệ HS khá giỏi giảm một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần sinh vật và môi trường sinh học 9 trung học cơ sở (Trang 70)