MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện tiểu cần tỉnh trà vinh – phòng giao dịch long thới (Trang 37)

- Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚ

TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LONG THỚI

Bất kỳ trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ rủi ro là một yếu tố luôn được các Ngân hàng quan tâm, đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng trong Phòng giao dịch tồn tại ở nhiều trạng thái, có thể một món vay tuy chưa quá hạn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của bài chỉ xác định rủi ro thông qua biểu hiện của nợ quá xấu, vì thế phần giải pháp đưa ra để hạn chế rủi ro tập trung vào việc hạn chế nợ xấu trong Phòng giao dịch.

Trong những năm qua, nhờ vào sự nổ lực của lãnh đạo Phòng giao dịch và cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ của Phòng giao dịch đều tăng. Tuy nhiên, nợ quá xấu vẫn còn phát sinh và có xu hướng tăng vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì Phòng giao dịch cần hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất.

- Nợ xấu ngắn hạn tăng rất mạnh. Phòng giao dịch cần xem xét kỹ chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp để có thể cho vay với thời hạn hợp lý để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho Phòng giao dịch vì thời hạn cho vay của Phòng giao dịch ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng. Bên cạnh đó cũng phải nắm bắt diễn biến tình hình kinh tế trên địa bàn nói riêng, trong và ngoài nước nói chung để có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì xem xét nếu còn có thể tiếp tục kinh doanh thì nên tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu không còn khả năng tiếp tục kinh doanh thì tiến hành thu hồi nợ, nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ thì phát mại tài sản để có thể thu hồi vốn, tránh tồn động vốn làm giảm lợi nhuận.

- Số lượng cán bộ tín dụng còn ít không thể kiểm soát khách hàng chặt chẽ dẫn đến rủi ro có thể xảy ra. Phòng giao dịch cần xin điều người từ chi nhánh xuống hoặc tuyển thêm người mới để gia tăng số lượng. Nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay

nhằm phát hiện và cảnh báo sớm đối với những khoản vay có vấn đề để có biện pháp giải quyết phù hợp.

- Số lượng khách hàng có nợ xấu tăng. Phòng giao dịch cần nghiêm khắc và sàng lọc kỹ khách hàng để có thể hạn chế rủi ro, tránh cho vay nhằm khách hàng xấu và không cho vay khách hàng tốt.

- Phòng giao dịch cần hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai của Phòng giao dịch. Tuy nhiên, khi cho vay có tài sản đảm bảo Phòng giao dịch cũng cần có sự thẩm định kỹ tài sản đảm bảo trước khi cho vay, tính toán giá trị của tài sản một cách chính xác nhất và phòng ngừa trường hợp mất giá của tài sản.

- Thường xuyên theo dõi quan tâm đến nợ quá hạn tiềm ẩn, nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng gắn liền với chất lượng. Đẩy mạnh việc xử lý tài sản, thu hồi nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng vốn tín dụng ngắn hạn cho nền kinh tế địa phương.

- Rà soát khoản nợ gia hạn, nợ xấu, nợ quá hạn mới phát sinh. Thực hiện biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với khách hàng có nợ xấu, nợ xấu lớn hoặc gia hạn nợ nhiều lần nhằm đảm bảo xử lý thu hồi dứt điểm.

- Tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm phát sinh nợ quá xấu, thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi sớm nhất. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương để có những biện pháp thích hợp thu hồi các khoản nợ quá xấu.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện tiểu cần tỉnh trà vinh – phòng giao dịch long thới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)