Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên

Một phần của tài liệu Đề cương văn hóa doanh nghiệp (Trang 35)

- Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng không nên quá tò mò: Cấp trên hãy cố gắng nhớ được tên họ của nhân viên cấp dưới, khi gọi nhân viên có cảm tình hơn. Đã là cấp trên phải tâm lý, giỏi vận dụng các yếu tố đánh vào tình cảm để khích lệ nhiệt tình làm việc của cấp dưới khiến họ làm việc hết mình.

- Khen cũng là một nghệ thuật: sử dụng lời khen có hiệu quả sẽ khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên. Lời khen cần xuất phát từ tấm lòng.“ Người khen có thể quên lời khen, nhưng người được khen sẽ giữ mãi trong lòng lời khen đó”.

- Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội tại có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình. Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên quan đều thỏa mãn

Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên

- Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với

những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng của mình với nhà lãnh đạo. Khi thể hiện được vai trò của mình, mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình lên. Doanh nghiệp sẽ gắn kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung của doanh nghiệp.

- Tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên: Là cấp dưới, bạn phải cố gắng làm cho cấp trên thay đổi quan điểm và đánh giá cao hơn ý kiến của bạn đề xuất chứ không nên gây xung đột. Để đạt được điều đó, bạn phải biết rõ cấp trên cũng như hiểu những gì mà cấp trên mong đợi, từ đó lựa chọn cách đưa ra ý kiến, dẫn dắt nó về điều mà cấp trên quan tâm với một thái độ đúng mực, tôn trọng.

- Làm tốt công việc của bạn: khi bạn làm tốt công việc của bạn nghĩa là bạn đang làm lợi cho công ty và cấp trên của mình. Không một ông chủ nào không đánh giá cao nhân viên của mình khi anh ta không những thể hiện được năng lực, trình độ mà còn làm việc có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao, không để ảnh hưởng đến phần việc của người khác.

- Chia sẻ, tán dương: hãy để cấp trên của bạn tín nhiệm những việc bạn đã, đang và sẽ làm. Hãy cố gắng để cấp trên nhận ra những hiệu quả mà bạn đạt được trong công việc và khen thưởng cho bạn xứng đáng. Nhưng nhớ rằng, đừng giành lấy ánh hào quang cho riêng mình dù đó là thành công của riêng bạn mà hãy chia sẻ thành công với cấp trên của bạn, điều này sẽ làm cho cấp trên chia sẻ những cơ hội công việc về sau.

- Nhiệt tình: hãy cố gằng hoàn thành phận sự của mình hoàn hảo hơn sự kì vọng của cấp trên. Bên cạnh đó, hãy chấp nhận những thử thách mới. Đôi khi cách tạo ra những điểm mạnh tôt nhất là thử những điểm mới.

Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp

- Sự lôi cuốn lẫn nhau: qua giao tiếp gây được ấn tượng ban đầu, từ đó dễ tiếp xúc, dễ chan hòa, dễ cảm nhận nhân cách của nhau, tìm được sự tương đồng về thái độ làm việc.

Một phần của tài liệu Đề cương văn hóa doanh nghiệp (Trang 35)