Công tác tạo động lực cho người lao động bằng tinh thần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Lân Dung (Trang 28)

2.4.1 Mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty.

Trong bất cứ một tập thể nào cũng vậy, mối quan hệ giữa các thành viên với nhau như thế nào, đó cũng là một vấn đề rất quan trong để tạo nên sự phát triển bền

vững của tập thể, tổ chức đó. mối quan hệ giữa nhân viên với nhau không chỉ là mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, không chỉ là mối quan hệ đồng nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ của một gia đình để tạo nên sự gắn kết trong đại gia đình ấy. Để tạo nên được sự gắn kết đó, doanh nghiệp rất cần tới ý thức của toàn cán bộ công nhân trong công ty, cần có sự quan tâm , giúp đỡ lẫn nhau hơn để tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp tạo động lực và môi trường thân thiện để làm việc, hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất.

Đối với doanh nghiệp, k phải trong hoàn cảnh nào mối quan hệ giữa người với người cũng tốt đẹp. Và công ty TNHH Lân Dung cũng vậy, với số nhân viên toàn công ty là 120 người, đây là một con số không phải lớn nhưng cũng không thể nói là quá nhỏ song 120 con người ấy cũng tạo nên một mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Trước đây, mối quan hệ ấy cũng chỉ dừng lại ở quan hệ giữa cấp trên cấp dưới, mối quan hệ đồng nghiệp với nhau, chỉ quan tâm tới nhau trong công việc. Cấp dưới luôn cố gắng hoàn thành công việc được cấp trên giao phó, và cấp trên chỉ xem xét cấp dưới về phần công việc được giao ấy mà không cần biết cấp dưới của mình có ước mơ, mong muốn và đòi hỏi gì, không cần biết cấp dưới có khó khăn gì hay không. Mối quan hệ chỉ là công việc.

Hiện nay, công ty cũng đã nhìn nhận được một vài điểm yếu đó và đã có cải thiện hơn do một vài góp ý từ các nhân viên trong công ty, hoặc do làm cùng nhau lâu năm cũng có tình cảm và quan tâm nhau hơn nhưng chỉ là sự cải thiện rất ít. Sự thân thiện cũng rất ít, chỉ là đối với các nhân viên có thời gian làm việc lâu dài, nhưng còn những nhân viên mới của công ty, có một số còn rụt rè không dám nói lên chính kiến của mình, do họ sợ bị khiển trách hoặc ý kiến của mình không được cấp trên đón nhận lại ảnh hưởng đến công việc của họ bây giờ. Trong công ty, các nhân viên thường chỉ quan tâm và thân thiện với nhau như từng đội nhóm có cùng quan điểm, hoặc cùng hàng chức vụ mà ít tìm hiểu và quan tâm khác. Những người có chức vụ thấp hươn thì hay rụt rè. Vì thế, thực tế thì mối quan hệ trong công ty về cơ bản vẫn thiếu sự thân thiện. Và với cấp trên, cấp trên chỉ để ý đến công việc mà quên mất rằng sự thành công của công ty có sự đóng góp rất lớn của nhân viên toàn công ty, nhiều khi họ không đặt mình vào vị trí của cấp dưới để xem xét mọi việc.

Và lãnh đạo công ty cũng thường xuyên tổ chực liên hoan giúp nhân viên của mình giải trí căng thẳng và giúp cải thiện mối quan hệ trong nhân viên. Tuy nhiên số lượng tham gia chưa được đầy đủ cho lắm, một số ít nhân viên còn tham gia chưa nhiệt tình, hết mình. Công ty cũng đã tổ chức kỷ niệm các ngày quan trọng của công ty như ngày thành lập, ngày hoàn thành công trình lớn,... và các sự kiện sinh nhật cho nhân viên của mình nhưng chỉ những nhân viên có chức vụ cao hay làm việc lâu năm. Điều này cũng chưa thật sự tốt vì sẽ làm cho những nhân viên khác cảm thấy mình không được trọng dụng, gây ấn tượng không tốt trong suy nghĩ của họ.

2.4.2 Chính sách đào tạo của công ty đối với lực lượng lao động của mình

Việc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, không những có ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động đó mà còn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những người lao động khác. Nếu doanh nghiệp chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử đi đào tạo, để tăng khả năng thăng tiến cho họ không những sẽ mang lại lợi ích lớn cho công ty mà còn tạo cho người lao động đó một động lực làm việc rất lớn. Không những thế những người lao động khác cũng sẽ nỗ lực phấn đấu theo gương người đó để đạt được kết quả lao động tốt hơn. Chính sách đào tạo và thăng tiến càng rõ ràng, càng hấp dẫn càng kích thích được người lao động làm việc hiệu quả, nâng cao NSLĐ. Vì thế, để hiệu quả tạo động lực cho người lao động cao nhất các doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo, thăng tiến với các hình thức khác. Chỉ khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thoả mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.

Đối với công ty thìvấn đề đào tạo đang được công ty TNHH Lân Dung tiến hành nhưng chưa thực sự đồng bộ và sát sao, mà công ty chỉ có chính sách này đối với một số ít nhân viên khi có chỉ thị đi thì mới được đi, còn lại nhiều nhân viên khác chờ đến lượt nhưng mãi vẫn chưa có trong danh sách.

Bảng 7: Tổng hợp lao động được đào tạo năm 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Lao động được đào tạo lại Người 16 23 25

Số lao động được đào tạo mới Người 26 30 42

Số lao động được bồi dưỡng, tập huấn

Lượt người 52 63 84

( Nguồn báo cáo tổ chức cán bộ- lao động năm 2013) Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy được tỷ lệ lao động được đào tạo mới, đào tạo lại của công ty được nâng lên rõ rệt. Sau mỗi khóa đào tạo chất lượng, trình độ người lao động được nâng cao. Điều này cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của công ty trong thời gian qua. Không những thế đối với người lao động, việc thường xuyên được đào tạo nâng cao kiến thức đã tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tại cũng như tương lai, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. Việc đào tạo, nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã khiến cho người lao động tự tin và rất

lạc quan về công việc của mình. Điều này sẽ giúp người lao động vượt qua những căng thẳng trong công việc và góp phần tạo nên bầu không khí làm việc tích cực. Mặt khác, khi được đào tạo người lao động sẽ cảm thấy được quan tâm và tin tưởng. Đây là động lực để người lao động gắn bó với công ty và sẵn sàng đón nhận những thử thách nghề nghiệp mới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động chưa mấy hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa gắn được nội dung đào tạo với yêu cầu công việc mà người lao động đảm nhiệm. Người lao động sau khi đào tạo chưa được tạo điều kiện vận dụng các kiến thức đã được học vào trong công việc, dẫn đến một thời gian ngắn sau khi đào tạo mọi việc lại trở lại tình trạng y như trước khi đào tạo. Thêm vào đó, việc xét học chưa được xem xét trên cơ sở yêu cầu phát triển của công ty mà do nhu cầu của cá nhân điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc cũng như cơ cấu lao động của doanh nghiệp.

2.4.3 công tác bố trí công việc cho lực lượng lao động của công ty

Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động là một tiêu chí của công ty, giúp người lao động có cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn để họ có được một phong thái và thái độ làm việc tốt nhất. Công ty tuyển dụng lao động với một số lượng nhất định theo định kỳ và thuyên chuyển nhân viên công tác cũng như thay đổi nhân sự. Có những nhân viên được cất nhắc lên vị trí cao hơn, và cũng có những nhân viên bị giảm xuống vị trí thấp hơn. Sự sa thải nhân viên cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với công ty có những thời gian khủng hoảng, gặp vấn đề tài chính hoặc là do nhân viên được dào tạo nhưng không phát triển được, cũng có những trường hợp thái độ của nhân viên không tốt gây xích mích với đối tượng ngoài công ty... tất cả những nguyên nhân đó cho thấy tạo công ăn việc làm cho người lao động ở công ty chưa được tốt cho lắm, tuy biết rằng sẽ có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan của công ty.

Đối với công nhân công trường, công ty bố trí công việc theo sức lực và tay nghề của nhân viên. Những người sức yếu hơn sẽ cho làm những công việc nhẹ nhàng hơn, những người có trình độ hay tay nghề cao sẽ đảm nhận những công việc chủ chốt của công trình hạng mục. Tức là phân công việc theo chức năng: có công nhân chính( Là nhưng người có trình độ và tay nghề chắc chắn), công nhân phụ,... Và công ty cũng bố trí công việc tùy theo mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau để tạo một đội nhóm vững chắc phục vụ cho công trình của công ty, giúp đội nhóm dễ làm việc với nhau hơn.

2.4.4 Công tác bảo hộ cho người lao động

Điều kiện lao động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như hiệu quả làm việc của người lao động từ đó sẽ tác động đến động lực làm việc của người lao động trong tổ chức. Do đặc thù của ngành xây dựng, người công nhân luôn phải làm việc trong môi trường nguy hiểm cao, xác suất xảy ra tai nạn và bệnh nghề nghiệp là rất lớn, chính vì vậy công tác an toàn bảo hộ lao động luôn được ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm. Hàng năm, công tác an toàn và bảo hộ lao động đều được lập kế hoạch cụ thể và được giám sát một cách chặt chẽ từ việc trang bị, huấn luyện cho cán bộ công nhân viên về kiến thức an toàn bảo hộ lao động đến việc đại tu, bảo dưỡng, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, trình độ công nghệ cao… Tất cả những điều đó đều nhằm đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, các công trình luôn được vận hành an toàn, tin cậy không để xảy ra sự cố nguy hiểm, không có tai nạn chết người.

Không những thế, công ty còn đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức phục vụ nơi làm việc nhằm tạo ra môi trường làm việc thoải mái, thuận lợi cho người lao động. Công ty đã cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc. Đối với cán bộ quản lý đều được trang bị máy tính riêng tiện lợi cho việc thực hiện công việc. Nơi làm việc cũng được thiết kế một cách khoa học, sạch đẹp, có đầy đủ tiện nghi phục vụ cho người lao động. Ngoài ra, công ty cũng rất quan tâm đến bầu không khí tâm lý trong lao động. Công ty luôn cố gắng tạo ra một bầu không khí thân thiện, gần gũi cởi mở không những giữa các nhân viên với nhau mà còn giữa nhân viên và lãnh đạo công ty. Nó không những khiến cho người lao động cảm thấy vui vẻ, thoải mái mà còn giúp cho việc hợp tác, làm việc nhóm giữa các cá nhân trong tổ chức đạt hiệu quả. Đây chính là yếu tố rất tích cực tác động lớn đến động lực lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Theo kết quả điều tra từ phiếu phỏng vấn thì 75% số người được hỏi đều đánh giá điều kiện làm việc trong công ty là tốt, 25% còn lại cho là bình thường.

Nhìn chung, trong quá trình làm việc công ty luôn cố gắng cải thiện điều kiện lao động cho nguồn nhân lực. Mặc dù, còn nhiều mặt hạn chế nhưng công ty đã cố gắng nỗ lực rất nhiều nhằm giúp cho người lao động an tâm công tác, tạo tâm lý thoải mái, an toàn khi làm việc.

2.4.5 Công tác phúc lợi xã hội

Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi và dịch vụ cũng có tác động không nhỏ tới động lực của người lao động, thể hiện được sự quan tâm, khuyến khích của lãnh đạo công ty đối với họ.

Tại công ty TNHH Lân Dung, quỹ phúc lợi được dùng để trợ cấp cho cán bộ công nhân viên gặp hoàn cảnh khó khăn, đóng góp cho địa phương, cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Ngoài ra, một phần còn được dùng để chi cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục, thể thao và dùng để mua sắm các phương tiện giải trí cho các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa… Công ty áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của bộ luật lao động, đồng thời công ty còn mua bảo hiểm y tế và tổ chức khám sức khỏe cho người lao động (công ty trả 100% chi phí). Vào các ngày lễ, ngày tết công ty đều thưởng cho người lao động tùy vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hàng năm, công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát. Điều đó không những giúp cho người lao động được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căn thẳng mà còn giúp cho mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty ngày càng gần gũi hơn, trong đó công ty lo tiền đi lại, ăn ở…

Ngoài quỹ phúc lợi, công ty còn hình thành thêm quỹ tương trợ do cán bộ công nhân viên trong công ty đóng góp nhằm phát huy truyền thống thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Thông qua đó, góp phần giảm bớt những khó khăn, từng bước ổn định đời sống khi công nhân viên nghỉ hưu, mất sức, khi ốm đau, tai nạn, khi gia đình gặp tai biến rủi ro…

2.5 Đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động tạo công ty.

Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty TNHH Lân Dung, em đã nhận thấy công ty có nhiều kết quả đáng nói, tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:

2.5.1 Kết quả

Tuy mới trải qua 7 năm hình thành và phát triển nhưng công ty đã có nhiều điểm nổi bật và phát triển rõ rệt. Nhất là với thời đại kinh tế thị trường có nhiều biến động, đối thủ cạnh tranh là một con số rất lớn nhưng công ty đã chạy đua được với thời cuộc,

và đi cùng với đó là sự gắn bó và một sự nổ lực không ngừng của đội ngũ lao động trong công ty.

Qua những phân tích quá trình tạo động lực cho người lao động tại công ty đã nếu trên, chúng ta có thể thấy được rằng công ty đang từng bước làm tốt quá trình đó, và đặc biệt đã nhận thưc được sự quan trọng của công tác này.

Công ty luôn được nhiều người lao động hướng tới trở thành nơi làm việc ổn định và lâu dài cho mình, cụ thể có thể thấy thông qua số lượng hồ sơ xin việc được nộp cho công ty trong từng đợt tuyển dụng, qua con số về số lượng công nhân công trường ngày càng tăng của công ty. Và hợp đồng xây dựng các công trình hạng mục của công ty cũng tăng đáng kể.

Chế độ phụ cấp cũng đã được công ty áp dụng, tuy phụ cấp không phải là khoản tiền lớn nhưng cũng đã phần nào thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo tới nhân viên giúp nhân viên gắn bó hơn với công ty. Hay lương tăng ca cũng hoàn toàn hợp lý và phù hợp với năng lực mà họ bỏ ra.

Về công việ thì công ty cũng đã bố trí công việc theo năng lực và khả năng của nhân viên, tạo điều kiện cho họ hoàn thành công việc của mình một cách dễ dàng nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Lân Dung (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w