Chuyên đề “Sinh lý máu” đã được trình bày theo bốn nội dung:
- Thứ nhất là hệ thống hóa các KN chủ chốt của phần của chương, của nội dung chuyên đề. Công việc này giúp HS hình dung được toàn bộ kiến thức cần ôn luyện và hình dung được nội dung mình sẽ học thuộc vị trí nào trong mối quan hệ với tổng thể kiến thức, điều này sẽ giúp người học chủ động hơn trong việc theo dõi cũng như ôn luyện. Việc hệ thống hóa các khái niệm sẽ giúp HS hình thành tư duy logic mạch lạc, giúp thuận lơi trong việc ghi nhớ, tái hiện và vận dụng kiến thức.
- Thứ hai là làm rõ các khái niệm trong hệ thống khái niệm đã xác định thông qua việc phân tích cấu trúc phù hợp với chức năng; thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa các khái niệm; so sánh các khái niệm đó với nhau và với các khái niệm đã học; cần chỉ ra được sự tiến hóa thích nghi của các đối tượng: tiến hóa thích nghi giữa cấu trúc với chức năng; tiến hóa thích nghi giữa cấu trúc – chức năng với môi trường sống; sự tiến hóa thích nghi giữa các đại diện trong bậc phân loại từ thấp đến cao...
- Thứ ba là đưa ra được những câu hỏi bài tập để luyện tập. Các câu hỏi có ở các mức độ khó khác nhau, đặc biệt là những câu hỏi mang tính vận dụng cao.
- Thứ tư là đưa người học vào giải quyết các tình huống thực tế thông qua mục
“Em tập làm bác sĩ”, điều này phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay là dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Do vậy không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Do vậy, cần bổ sung các tình huống thực tiễn liên quan đến chủ đề học tập.
Như vậy, chuyên đề “Sinh lý máu” không những chỉ cung cấp nội dung tri thức cơ bản và nâng cao mà còn thể hiện được ý tưởng về mặt phương pháp dạy học là dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.