III. KIỂM TRA KIẾN THỨC 1 Câu hỏi và bài tập có hướng dẫn
b. Nguyên nhân và cơ chế xuất hiện triệu chứng vàng da và niêm mạc
Hướng dẫn trả lời:
a. Vai trò của gan đối với quá trình đông máu
- Quá trình đông máu xảy ra được là nhờ hoạt động của các yếu tố đông máu.
- Đa số các yếu tố đông máu có vai trò quan trọng do gan sản sinh ra bao gồm Fibrinogen, Prothrombin, Proacelerin...
b. Nguyên nhân và cơ chế xuất hiện triệu chứng vàng da và niêm mạc
- Nguyên nhân: do hồng cầu bị phá huỷ quá nhanh (sốt rét), do bị bệnh về gan hoặc tắc ống mật.
- Cơ chế: Khi hồng cầu bị phá huỷ tạo ra sắc tố vàng (Bilirubin), sắc tố này được đưa vào máu làm cho huyết tương có màu vàng. Gan làm nhiệm vụ tách Bilirubin ra khỏi máu để chuyển nó xuống mật tạo sắc tố mật. Với 3 lí do trên làm cho Bilirubin còn lại trong máu với lượng lớn sẽ gây triệu chứng vàng da và niêm mạc.
Câu 7.
a) Hãy nêu nguyên tắc truyền máu, sơ đồ truyền máu và cho biết vì sao phải thực hiện theo nguyên tắc đó.
b) Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhu cầu về máu là rất lớn, trong khi đó nguồn cung cấp máu chỉ có hạn. Để khắc phục tình trạng này, người ta thay việc truyền máu toàn phần bằng cách nào? Giải thích.
a) Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau: - Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết).
- Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận máu, cần phải làm các phản ứng chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và ngược lại trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.
Nếu truyền máu không hòa hợp, ví dụ: truyền máu nhóm A, B hoặc AB cho người nhóm máu O, truyền nhóm máu A cho người nhóm máu B, truyền nhóm máu B cho người nhóm máu A thì có thể gây ra các tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.
Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu “hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận “ và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm. Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau:
b) Để khắc phục tình trạng này, người ta thay việc truyền máu toàn phần bằng truyền máu theo từng thành phần của máu. Máu được phân tách ra thành các thành phần riêng rẽ như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và các sản phẩm của huyết tương như albumin, kháng thể, các yếu tố đông máu...Như vậy, một đơn vị máu có thể truyền cho nhiều bệnh nhân tùy theo nhu cầu của từng người và cũng hạn chế được các tai biến truyền máu. Ví dụ, truyền hồng cầu cho bệnh nhân thiếu máu, truyền huyết tương cho bệnh nhân bị bỏng, truyền tiểu cầu cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu. Truyền máu toàn phần chỉ thực hiện đối với bệnh nhân mất máu cấp tính với khối lượng máu bị mất lớn (trên 30 % lượng máu cơ thể).