Sự chuyển đổi fibrinogen thành fibrin

Một phần của tài liệu TRAO đổi CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật CHUYÊN đề SINH lí máu (Trang 28)

III. KIỂM TRA KIẾN THỨC 1 Câu hỏi và bài tập có hướng dẫn

4. Sự chuyển đổi fibrinogen thành fibrin

A. Xảy ra trong khi được giải phóng từ sự phân hủy tiểu cầu. B. Xảy ra bên trong tế bào hồng cầu

C. Liên quan đến cao huyết áp và có thể làm tổn thương thành động mạch.

D. là bước cuối cùng của quá trình đông máu, một quá trình có sự tham gia của nhiều yếu tố đông máu.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập tự luyện:

Câu 1.

a. Tế bào hồng cầu không nhân để phù hợp chức năng vận chuyển khí: - Tăng không gian để chứa hêmôglobin.

- Không thực hiện chức năng tổng hợp protein. - Giảm tiêu hao năng lượng khi vận chuyển. - Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhất.

b. Giải thích:

- Số lượng hồng cầu tăng.

- Vì: càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ oxi thấp, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm → thận tiết hoocmôn erythropoetin kích thích tuỷ xương tăng sản sinh hồng cầu để tăng vận chuyển oxi. Ngoài ra nồng độ oxi thấp cũng kích thích tăng sản sinh hồng cầu.

Câu 2.

- Đường cong phân li của ôxihêmôglôbulin sẽ dịch chuyển về phía phải so với đường cong phân li của người bình thường.

- Vì pH máu giảm làm giảm ái lực của Hb với ôxi dẫn đến làm tăng phân li ôxi.

Câu 3.

-Sự tăng ion H+ và nhiệt độ máu làm đường cong phân li dịch về phía phải nghĩa là làm tăng độ phân li của HbO2, giải phóng nhiều O2 hơn.

- Sự tăng giảm về ion H+ và nhiệt độ máu liên quan đến hoạt động của cơ thể. Cơ thể hoạt động mạnh sẽ sản sinh ra nhiều CO2 làm tăng ion H+ và tăng nhiệt độ cơ thể cũng sẽ làm tăng nhu cầu oxi, nên tăng độ phân li HbO2 giúp giải phóng năng lượng.

Câu 4.

Hạ nang như 1 cơ quan điều nhiệt, đảm bảo cho tinh hoàn ở một nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ trong khoang cơ thể khoảng 1,5 – 2oC là điều kiện tối thích cho quá trình sinh tinh. Trong quá trình sinh tinh nhu cầu oxy không nhiều (đặc biệt là giai đoạn từ tinh bào 1 chuyển về sau) phù hợp với sự giải phóng oxy của hemoglobin ít trong điều kiện nhiệt độ thấp ở hạ nang. Còn trong cơ thể ở nhiệt độ cao hơn, hemoglobin giải phóng oxi lại nhiều hơn.

Câu 5.

a. Khi lao động cơ bắp thì cơ vân nhận nhiều ôxy hơn vì... - Phân áp O2 ở cơ vân giảm làm tăng phân ly

- pH giảm làm tăng phân ly. - Nhiệt độ tăng làm tăng phân ly. - Hiệu ứng Bor.

b. Trong không khí có nhiều khí CO...

- CO làm giảm khả năng cung cấp O2 cho cơ vân.

- CO gắn với Hb làm cho khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu trong máu giảm.

Câu 6. Máu không đông trong hệ mạch là do :

- Bề mặt trơn nhẵn của lớp tế bào lót thành mạch không làm cho các yếu tố đông máu hoạt hóa khi tiếp xúc.

- Thành mạch có protein chống bám dính ngăn cản bám dính của tiểu cầu.

- Các chất chống đông máu được giải phóng ra từ gan, bạch cầu ưa kiềm và dưỡng bào (tế bào mast).

Câu 7.

*Trong thực tiễn cuộc sống, người ta cần phải chống máu đông trong hệ mạch khi tiến hành phẫu thuật hoặc cần phải giữ máu không đông sử dụng cho truyền máu. *Một số chất chống đông máu được sử dụng trong phẫu thuật như heparin, coumarin. Heparin làm tăng cường tác dụng của antitrombin (chất chống trombin) lên hàng trăm lần, do vậy gây bất hoạt đối với trombin. Coumarin ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, đối ngược với vitamin K là chất kích thích gan

* Natri citrat, amoni citrat khi đưa vào máu sẽ tạo ra hợp chất canxicitrat, như vậy máu bị mất canxi nên không đông được. Kali oxalat và amoni oxalat khi đưa vào máu cũng làm cho máu mất canxi (do tạo ra hợp chất canxioxalat) nên máu cũng không đông được. Tuy nhiên, hợp chất citrat thường được sử dụng rộng rãi hơn vì chúng không độc như hợp chất oxalat. Người ta sử dụng natri citrat làm chất chống đông trong các túi máu lưu trữ.

Câu 8. 1. C, 2. E, 3.C, 4. D

IV. “EM TẬP LÀM BÁC SĨ”Tình huống: Tình huống:

Tại trạm xá của xã vào lúc 8h ngày 5/7/2013, có một bệnh nhân tên Nguyễn Văn An 37 tuổi đến khám bệnh. Anh An bị đau bụng dữ dội. Qua thăm khám ban đầu bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm ruột thừa. Để khẳng định có phải viêm ruột thừa không, bác sĩ kiểm tra nhiệt độ cơ thể và đo được 37,5 độ, xét nghiệm máu của bệnh nhân thấy số lượng bạch cầu 5.000- 8.000/ml máu.

Nếu em là bác sĩ, với những chỉ số xác định trên, em hãy cho biết anh An có bị viêm ruột thừa không? Giải thích?

Hướng dẫn giải quyết:

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ có hình ngón tay, một đầu dính vào đại tràng và thường nằm ở góc bên phải phía dưới của ổ bụng (hố chậu phải). Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị nhiễm trùng và chứa đầy mủ.

- Anh An không bị viêm ruột thừa vì kết quả xét nghiệm thấy bạch cầu là 5.000- 8.000/ml máu – đây là chỉ số bạch cầu của người bình thường.

- Nếu viêm ruột thừa thì chắc chắn kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân phải thấy có ba bất thường, trong đó có số lượng bạch cầu lớn hơn nhiều so với chỉ

số của người bình thường. Vì viêm ruột thừa tức là đoạn ruột thừa bị nhiễm trùng số lượng bạch cầu sẽ tăng.

Một phần của tài liệu TRAO đổi CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật CHUYÊN đề SINH lí máu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w