Chính sách phân phối

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cấp thoát nước bình định (Trang 52)

- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà

2.5.3. Chính sách phân phối

+ Chi nhánh: Ưu là có tính ổn đinh cao, hoạt động của chi nhánh tương đối an toàn, dễ tạo hình ảnh vói khách hàng. Dễ thu hút khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chi phí đầu tư cơ sở lớn, bi thụ động, cần đội ngũ quản lý tốt và nhiều nhân viên.

+ Ngân hàng đại lý: Thường được áp dụng đối với những ngân hàng chưa có chi nhánh.

Kênh phân phối hiện đại:

+ Chi nhánh tự động hoàn toàn–ngân hàng điện tử (thông qua điện thoại hoặc máy tính)máy thanh toán tại điểm bán hàng, máy ATM, siêu thi tài chính, ngân hàng qua điện thoại.

+ Ngan hàng qua mạng: gồm mạng nội bộ, internet. Ưu điểm là tiết kiệm chi phí, chất lượng đồng đều, liên tục không bi gián đoạn.Nhược điểm là bi xâm nhập ngưng trệ khi mạng trục trặc.

- Mục tiêu của chiến lược kênh phân phối: mở rộng thi trường, tăng doanh số hoạt động và lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và hạ thấp chi phí.

- Quyết đinh lựa chọn kênh phân phối:

+ Yêu cầu cơ bản của kênh là thuận tiện trong quá trình giao dich, tạo được năng lực cạnh tranh, phù hợp với mô hình tổ chức của ngân hàng, phù hợp với phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng hiện tại và tương lai.

+ Các tiêu thức đánh giá kênh: số lượng khách hàng, xác đinh đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh, đia điểm mở chi nhánh, đánh giá tiềm năng của chi nhánh dự đinh mở.

+ Các lưu ý khi mở chi nhánh: quy mô, tốc độ phát triển của thi trường, số lượng khách hàng; mức độ tập trung của ngân hàng; triển vọng phát triển của ngan hàng; tần số sử dụng SPDV ngân hàng của khách hàng mục tiêu; số lượng đối thủ cạnh tranh; điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

2.5.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Agribank Phú Yên triển khai hoạt động tiếp thi, xây dựng và phát triển Thương hiệu nghiêm túc, đồng bộ, có hệ thống, với nhiều hình thức: Thông qua tài trợ các chương trình, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa cộng đồng; quảng cáo trên ấn phẩm báo chí phương tiện truyền thông; biển tấm lớn, panô ngoài trời; tờ Thông tin Agribank Phú Yên, Website Agribank Phú Yên; tiếp thi trực tiếp tại các điểm giao dich trên toàn Tỉnh;.... Ngoài ra Agribank Phú Yên đã thực hiện một số chính sách khuyến khích tiêu thụ khách hàng như thông qua các đợt khuyến mãi, quà tặng…

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Những kết quả đạt được

Agribank Phú Yên là ngân hàng thương mại thuộc vào loại lớn nhất Tỉnh: Chiếm thi phần xấp xỉ 40% cả huy động lẫn cho vay, mạng lưới hoạt động rộng khắp, dich vụ đa dạng, số lượng khách hàng giao dich đông, cả thành thi và nông thôn. Trong cho vay, Chi nhánh luôn coi các kế hoạch - quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở đia phương là lối mở thi trường, thi phần cho mình. Dư nợ đến 2014 đạt 2.950.732 tỷ đồng là nguồn vốn chính đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở đia phương. Nhìn chung Agribank Phú Yên đã đáp ứng khá kip thời, đầy đủ nhu cầu vốn của khách hàng, nợ xấu dưới mức quy đinh của Agribank Việt Nam (5%), nhiều năm liền kinh doanh có lãi, đảm bảo ổn đinh đời sống người lao động.

Doanh số cho vay tăng hàng năm, cơ cấu cho vay ngày càng phản ánh thực chất hơn nhu cầu nền kinh tế với tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên 41%, nợ xấu thấp hơn mức cho phép. Việc mở ra cho vay với một tỉnh nghèo như Phú Yên đã đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất - kinh doanh, phát huy tối đa nội lực của các doanh nghiệp, khai thác hết tiềm năng, nguồn lực của đia phương về lao động, đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để phát triển kinh tế. Vốn tín dụng của Agribank Phú Yên đã góp phần đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, góp phần tạo ra tăng trưởng GDP ở mức cao của tỉnh (tốc độ tăng GDP bình quân 11,7%).

Vốn cho vay kinh tế hộ của NHNoPY đã góp phần chuyển dich cơ cấu sản xuất, theo hướng công nghiệp hiện đại.

Vốn tín dụng trung – dài hạn đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các chương trình, chính sách kinh tế - xã hội khác của Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành

những thói quen tốt trong hoạt động kinh tế phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; đồng thời đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi.

Nhiều chi nhánh huyện (Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Cầu, Tuy An) có tỷ trọng dư nợ cho vay trung – dài hạn lớn (80%), nợ xấu trong cho vay thấp (<2%), tỷ lệ thu lãi cho vay cao (>95%).

Mặc khác, với thủ tục cho vay ngày càng được cải tiến, đơn giản thuận lợi cho người vay. Qua cho vay Agribank Phú Yên đã xây dựng được đội ngũ cán bộ tín dụng yêu nghề, quen việc, hiểu biết đia bàn và có quan hệ tốt với khách hàng, với các tổ chức chính tri xã hội cơ sở và Chính quyền đia phương. Đây là nguồn vốn quý giúp Agribank Phú Yên nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm kinh doanh hiệu quả.

3.2. Những hạn chế

Tăng trưởng chậm, chất lượng tín dụng chưa cao.

Trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của tín dụng chung thấp. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 – 2014 chỉ đạt 29,7%, bình quân 10% năm.

Tăng trưởng thấp nhưng chất lượng tín dụng của Agribank Phú Yên không được cải thiện đáng kể. Trong kỳ phân tích, nợ xấu của BIDV Phú Yên ở các thời điểm đều dưới mức Agribank Việt Nam cho phép (5%), tuy nhiên biến động đang theo chiều hướng tăng.

Tín dụng của Agribank Phú Yên chưa phát triển bền vững, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.

Trong cho vay trên đia bàn gặp nhiều bất cập về môi trường đầu tư như chi phí cao, nguy cơ rủi ro lớn, nhất là thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dich bệnh và sự biến động bất lợi của giá cả thi trường. Trong xu thế biến đổi ngày càng mạnh về môi trường thiên nhiên và thi trường thế giới khi tham gia vào WTO, nguy cơ rủi ro về vốn tín dụng đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi chiến lược đầu tư phù hợp, khắc phục hiệu quả những yếu tố bất lợi để bảo đảm an toàn vốn tín dụng. Điều này cũng là một hạn chế rất lớn đối với Agribank Phú Yên, nơi được xem là rốn của thiên tai, lũ lụt ở Miền Trung và là tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn.

Đối tượng cho vay chưa đa dạng, việc tìm kiếm, nắm bắt các dự án đầu tư khả thi còn hạn chế . Đối tượng cho vay của Agribank Phú Yên còn đơn điệu. Bố trí vốn cho các ngành kinh tế, cho các đia phương không đều làm gia tăng mức độ rủi ro; việc nắm bắt các dự án khả thi còn hạn chế.

Thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro thấp. Việc thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro rất khó khăn do khách hàng vay thua lỗ nhiều năm đã không còn khả năng trả nợ, các khoản vay chủ yếu là không bảo đảm, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ thường không được Chính quyền đia phương đồng thuận nên kết quả thu hồi rất thấp.

Số lượng, chất lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu. Tính đến cuối năm 2014, NHNo&PTNN Chi nhánh Phú Yên đã bố trí 89 cán bộ trên 277 cán bộ của Chi nhánh làm công tác tín dụng. Tuy đã là cố gắng, nhưng vẫn còn tồn tại nguy cơ chất lượng tín dụng giảm sút do CBTD quá tải, buông lỏng quy trình. Chất lượng cán bộ tín dụng cũng còn nhiều tồn tại, nhất là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng marketing và việc nắm bắt quy trình, nghiệp vụ mới. Việc bố trí đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều hạn chế.

3.3 Đinh hướng phát triển của Agribank Phú Yên trong thời gian tới

Ngân hàng Agribank Phú Yên trong thời gian tới xác đinh mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thi trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động “Tam nông”. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dich cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 50%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vi trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dich vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng.

Trước yêu cầu đó, đòi hỏi vốn đầu tư phát triển kinh tế Agribank Phú Yên xác đinh: Coi trọng công tác huy động vốn tại đia phương, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đưa vào sản xuất kinh doanh, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trên đia bàn, hướng đầu tư mô hình kinh tế hộ là chủ yếu, thông qua hộ vay vốn điều tra dự án đầu tư xây dựng làng nghề truyền thống, các tiểu khu công nghiệp và nâng cao hiệu quả từ công tác thẩm đinh cho vay các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả... ; mở rộng dich vụ, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nghiệp vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Hệ thống ngân hàng thương mại kể cả ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần đang vùng lên một cách mạnh mẽ. Ngân hàng No&PTNT cũng không đứng ngoài cuộc, Ngân hàng No&PTNT đã đang và sẽ luôn cố gắng để trở thành ngân hàng hiện đại – đa năng và tốt nhất Việt Nam.

Ngân hàng No&PTNT đã từng bước khẳng đinh thương hiệu của mình trên thi trường tài chính trong nước với việc đa dạng hóa sản phẩm, dich vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Ngân hàng No&PTNT luôn đưa ra những chính sách khuyến khích các chi nhánh trong hệ thống hoạt động một cách tốt nhất để từ đó đem lại thu nhập làm cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong thời gian tói Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên sẽ không ngừng hoàn thiện, thay đổi nhằm tạo ra sự khác biệt về phong cách phục vụ, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn so với các ngân hàng khác trên đia bàn để tạo chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.

Qua quá trình tìm hiểu tại Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên đã giúp Em tiếp thu được những kiến thức thực tế bổ ích trên cơ sở kiến thức đã học trên giảng đường. Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thu thập tài liệu với thời gian thực tập hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của Thầy giáo hướng dẫn Võ Hải Long và các Anh (Chi) cán bộ nhân viên Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009),Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê TP. Hồ Chí Minh.

2. PGS.TS. Sử Đình Thành và TS. Vũ Thi Minh Hằng (2008), Nhập môn Tài chính Tiền tệ, NXB Lao động – Xã hội.

3. PGS.TS. Phan Thi Thu Hà (2009), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. TS. Trinh Thi Thúy Hồng và ThS. Nguyễn Hoàng Phong, Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại I, Khoa Tài chính-Ngân hàng & Quản tri kinh doanh, Trường Đại học Quy Nhơn.

5. Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên (2011, 2012, 2013, 2014).

6. Các văn bản, Quyết đinh có liên quan của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính.

7. Cục Thống kê tỉnh Phú Yên (2012), Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê. 8. Quốc hội, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

9. www.agribankphuyen.com.vn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cấp thoát nước bình định (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w