Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cấp thoát nước bình định (Trang 28)

- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà

1.4.3. Các hoạt động khác

Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của của các tổ chức tín dụng khác theo quy đinh của pháp luật.

Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy đinh của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

Tham gia thi trường tiền tệ theo quy đinh của Ngân hàng Nhà nước.

Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thi trường trong nước và thi trường quốc tế.

Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.

Cung ứng dich vụ bảo hiểm, thành lập công ty trực thuộc, công ty liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy đinh của pháp luật.

Kinh doanh chứng khoán theo quy đinh của pháp luật. Cung ứng các dich vụ:

- Tư vấn tài chính, tiền tệ, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng.

- Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dich vụ khác theo quy đinh của pháp luật.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Phú Yên là một đơn vi nhận khoán với trung tâm điều hành Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thônViệt Nam nên mọi hoạt động của ngân hàng phải đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi.

1.5. Khái quát về kết quả và hiệu quả kinh doanh của Agribank Phú Yên trong những năm qua

Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Yên

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng doanh thu hoạt động 335.898 481.987 670.528

Doanh thu hoạt động tín dụng 289.681 410.269 543.827 Doanh thu hoạt động huy động vốn 31.143 44.457 72.486 Doanh thu hoạt động dich vụ 12.963 23.270 41.289

Doanh thu khác 2.111 3.991 12.926

Chi phí hoạt động 310.862 454.755 597.398

Chi phí quản lý kinh doanh 211.828 336.294 491.910

Chi phí khác 99.034 118.461 105.488

Lợi nhuận trước thuế 25.036 27.232 73.130

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014

Với đinh hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của Chi nhánh. Dựa vào Bảng 1.2 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có những bước tiến rõ rệt, với tốc độ tăng trưởng khá: Lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng 2.196 triệu đồng, tương ứng tăng 8,77% so với năm 2012; trong khi đó lợi nhuận trước thuế năm 2014 lại tăng vượt bậc so với 2013 với mức tăng là 45.898 triệu đồng, tương ứng tăng 168,54%. Sở dĩ đạt được kết quả này là do cả doanh thu và chi phí hoạt động của Chi nhánh đều tăng nhưng mức tăng doanh thu luôn cao hơn mức tăng của chi phí. Trong năm 2013, doanh thu tăng 146.089 triệu đồng và chi phí tăng 143.893 triệu đồng so với năm 2012; nhưng năm 2014 doanh thu tăng 188.541 triệu đồng trong khi đó mức tăng của chi phí lại giảm, chi phí năm 2014 chỉ tăng 142.643 triệu đồng với năm 2013.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2011 – 2014

Trong đó, doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu hoạt động của Ngân hàng, khoảng trên 83% và tỷ trọng này đang có xu hướng giảm thay vào đó tỷ trọng doanh thu từ các hoạt động khác lại có xu hướng tăng. Điều này phù hợp với đinh hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng trong tương lai của Chi nhánh nói riêng và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung.

Tốc độ tăng chi phí hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng giảm, năm 2013 tốc độ tăng chi phí hoạt động là 46,29% so với năm 2012, thì năm 2014 tốc độ này giảm còn 31,37%. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã quản lý tốt các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí khác; mức tăng và tốc độ tăng các khoản chi phí khác có xu hướng giảm qua đó làm giảm chi phí hoạt động của Chi nhánh.

Kết quả đạt được của Chi nhánh trong những năm qua, nhất là năm 2013 đã cho thấy hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Yên hiệu quả hơn các năm trước. Đây là kết quả của một quá trình được tích luỹ qua nhiều thế hệ để góp phần khẳng đinh thương hiệu, làm nền tảng cho tiến trình hội nhập và phát triển bền vững của Agribank Phú Yên.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Hoạt động huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mạng lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại. Một Ngân hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy đinh. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố đinh như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bi cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Để có vốn phục vụ cho hoạt động này Ngân hàng phải huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn do vậy có ý nghĩa rất quan trọng, bởi thế Ban lãnh đạo Ngân hàng đặt ra tiêu chí huy động vốn là một trong những tiêu chí hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động, và là nhiệm vụ xuyên suốt dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của Ngân hàng. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên luôn đặt ra mục tiêu và coi trọng công tác huy động vốn, coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của mình. Do vậy, Ngân hàng đã thực hiện hàng loạt các biện phát nghiệp vụ thiết thực nhằm huy động tối đa các nguồn để tăng trưởng nguồn vốn, thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đã đinh.

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để Ngân hàng thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dich vụ Ngân hàng cho khách hàng tạo ra lợi thế cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng. Nguồn vốn chính và rất quan trọng là nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với nhiều hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu,… Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên những năm vừa qua Ngân hàng luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Kết quả hoạt

động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên trong thời gian qua.

Bảng 2.1. Tổng vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng vốn huy động 847,6 1.355,5 2.413

Tốc độ tăng trưởng(%) - 59,92 78,02

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014

Từ bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể năm 2012 đạt 847,6 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 1355,5 tỷ đồng tăng 507,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 59,92% so với năm 2012. Vào năm 2014, số vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng 1057,5 tỷ đồng từ 1355,5 lên đến 2413 tỷ đồng, tương ứng 78,02% so với năm 2013. Như vậy, tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng cao trong những năm 2012 – 2014. Điều này thể hiện được tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. Có được những kết quả trên là do:

Từ ngày thành lập đến nay Chi nhánh đóng trên đia bàn tỉnh Phú Yên là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong cả nước, thu nhập của người dân Phú Yên không ngừng tăng cao nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm ở Ngân hàng vừa thu được lãi vừa phòng ngừa rủi ro.

Trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng dich vụ, tăng cường mạng lưới giao dich rộng khắp khu vực trong Tỉnh, tăng cường đầu tư trang thiết bi kỹ thuật, nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tạo sự hài lòng của khách hàng.

Chi nhánh không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu khách hàng để đưa ra những sản phẩm dich vụ mới với nhiều hình thức huy động phong phú, đa dạng như các loại tiền gửi, kỳ phiếu có thể bằng VND hay ngoại tệ (chủ yếu là USD), với nhiều hình thức tính lãi linh hoạt như lãi suất bật thang, lãi suất dự thưởng, lãi suất tích luỹ,… đưa đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Ngoài ra, chính sách huy động vốn của Ngân hàng có nhiều đặc sắc và tính mới mẻ như: khách hàng gửi tiền 6 tháng trở lên sẽ cộng lãi suất.

Qua đó có thể thấy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên tăng đều qua các năm về cả tổng vốn huy động và tốc độ

tăng vốn nguồn vốn huy động. Điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên toàn Chi nhánh.

2.1.1. Hoạt động huy động vốn theo thời hạn tiền gửi

Ngân hàng thương mại muốn hoạt động thực sự có hiệu quả, ngoài việc xác đinh một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành thì không thể không quan tâm tới kỳ hạn của các nguồn hình thành. Thời hạn của các nguồn vốn giúp Ngân hàng phân tích một cách chính xác mức độ biến động, cơ cấu để từ đó có phương án sử dụng hợp lý. Nhất là việc xây dựng nguồn vốn để tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng.

Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Không kỳ hạn 44.180 69.130 120.666

Có kỳ hạn 803.420 1.286.370 2.292.334

Tổng 847.600 1.355.500 2.413.000

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2012-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014

Tính đến cuối năm 2013 tổng số tiền gửi không kỳ hạn là 69.130 triệu đồng chiếm 5,10% trong tổng vốn huy động, tăng so với năm 2012 là 24.950 triệu đồng tương ứng tăng 56,47%. Năm 2014 tổng số tiền gửi không kỳ hạn là 120.666 triệu

đồng chiếm 5.00% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng so với năm 2012 là 76.486 triệu đồng tương ứng tăng 173%; tăng so với năm 2013 là 51.536 triệu đồng, tương ứng tăng 74,55%. Tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động của tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Lý do là vì lãi xuất tiền gửi không kỳ hạn thấp, nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng không cao, khách hàng quen với việc chi trả bằng tiền mặt.

Tổng tiền gửi có kỳ hạn đến năm 2013 là 1.286.370 triệu đồng chiếm 94,90% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng so với năm 2012 là 482.950 triệu đồng, tăng tương ứng là 60,11%. Năm 2014 tổng số tiền gửi có kỳ hạn là 2.292.334 triệu đồng chiếm 95% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng so với năm 2013 là 1.005.964 triệu đồng, tương ứng tăng 78,20%; tăng so với năm 2012 là 1.488.914 triệu đồng, tương ứng tăng 185,32%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn tăng vì Agribank Phú Yên đã đưa ra các mức lãi suất có kỳ hạn tăng cao, lãi suất hấp dẫn với những kỳ hạn dài nhằm nâng cao tỷ lệ vốn trung dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Chi nhánh.

2.1.2. Hoạt động huy động vốn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2012- 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tiền gửi của dân cư 412.645 665.442 1.194.357

Tiền gửi Kho bạc nhà nước 316.821 462.503 740.954

Tiền gửi các tổ chức kinh tế 106.584 212.034 452.847

Huy động khác 11.550 15.521 24.842

Tổng 847.600 1.355.500 2.413.000

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014

Từ bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế chủ yếu huy động từ nguồn nhận tiền gửi, nguồn vốn mà Chi nhánh nhận được từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thành phần kinh tế, tiếp theo là tiền gửi các tổ chức kinh tế, theo đó là tiền gửi Kho bạc nhà nước và cuối cùng là các nguồn huy động khác.

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng huy động vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2012-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014

- Tiền gửi của dân cư: Tổng vốn huy động từ tiền gửi của dân cư năm 2012 là 412.645 triệu đồng, chiếm 48,68% trong tổng vốn huy động. Vào năm 2013, nguồn vốn huy động từ dân cư là 665.442 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,09%, tăng so với năm 2012 là 252.797 triệu đồng, tương ứng tăng 61,26%. Năm 2014 nguồn tiền gửi của dân cư là 1.194.357 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,50%, tăng so với năm 2013 là 528.915 triệu đồng, tương ứng tăng 79,48%; tăng so với năm 2012 là 781.712 triệu đồng, tương ứng tăng189,44%. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do trong năm 2012 Chi nhánh đã tích cực tìm kiếm thi trường, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt phù hợp theo tinh thần chỉ đạo của ngành cấp trên, ngoài hình thức huy động vốn không kỳ hạn, còn phát hành các loại tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, với nhiều kỳ hạn khác nhau và lãi suất huy động phong phú. Ngoài ra, nhờ thường xuyên tăng cường công tác tiếp thi, tuyên truyền qua đài phát thanh huyện, qua các tờ rơi, qua các bản pa-nô treo tại các đia điểm dân cư ở toàn Tỉnh. Qua đó giúp nguồn vốn huy động trong dân cư tăng cao hơn so với năm trước, mặc dù chiu sự cạnh tranh về lãi suất với các Ngân hàng cổ phần. Điều này cho thấy nguồn tiền này luôn giữ một vi trí rất quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của Agribank Phú Yên. Từ thực tế này cho thấy tiềm năng về vốn trong dân cư là rất lớn. Đòi hỏi Chi nhánh phải phát huy hết tiềm năng và nỗ lực của mình, cung cấp những dich tốt nhất cho khách hàng, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và công cuộc phát triển đất nước.

- Tiền gửi từ Kho bạc nhà nước: Tính đến cuối năm 2012 tổng vốn huy động từ Kho bạc nhà nước là 316.821 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,38%. Năm 2013 đạt 462.503 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,12%, tăng so với năm 2012 là 145.682 triệu đồng, tương ứng tăng 45,98%. Năm 2014 đạt 704.954 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,71%, tăng so với năm 2013 là 278.451 triệu đồng, tương ứng tăng 60,21%; tăng so với năm 2012 là 424.133 triệu đồng, tương ứng tăng 133,87%. Nguyên nhân NHNo&PTNT Agribank Phú Yên thỏa thuận hợp tác với Kho bạc nhà nước để thu ngân sách nhà nước, hợp tác với Chi cục Thuế Tỉnh để thu thuế. Ngoài ra, do người dân làm ăn ngày càng có hiệu quả nên nguồn ngân sách kho bạc được đảm bảo nên tiền gửi từ kho bạc cũng tăng lên.

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Tính đến cuối năm 2012 tổng vốn huy động từ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần cấp thoát nước bình định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w