- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà
2.1. Hoạt động huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mạng lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại. Một Ngân hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy đinh. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố đinh như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bi cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Để có vốn phục vụ cho hoạt động này Ngân hàng phải huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn do vậy có ý nghĩa rất quan trọng, bởi thế Ban lãnh đạo Ngân hàng đặt ra tiêu chí huy động vốn là một trong những tiêu chí hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động, và là nhiệm vụ xuyên suốt dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của Ngân hàng. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên luôn đặt ra mục tiêu và coi trọng công tác huy động vốn, coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của mình. Do vậy, Ngân hàng đã thực hiện hàng loạt các biện phát nghiệp vụ thiết thực nhằm huy động tối đa các nguồn để tăng trưởng nguồn vốn, thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đã đinh.
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để Ngân hàng thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dich vụ Ngân hàng cho khách hàng tạo ra lợi thế cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng. Nguồn vốn chính và rất quan trọng là nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với nhiều hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu,… Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên những năm vừa qua Ngân hàng luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Kết quả hoạt
động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên trong thời gian qua.
Bảng 2.1. Tổng vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng vốn huy động 847,6 1.355,5 2.413
Tốc độ tăng trưởng(%) - 59,92 78,02
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
Từ bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể năm 2012 đạt 847,6 tỷ đồng. Đến năm 2013 đạt 1355,5 tỷ đồng tăng 507,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 59,92% so với năm 2012. Vào năm 2014, số vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng 1057,5 tỷ đồng từ 1355,5 lên đến 2413 tỷ đồng, tương ứng 78,02% so với năm 2013. Như vậy, tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng cao trong những năm 2012 – 2014. Điều này thể hiện được tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. Có được những kết quả trên là do:
Từ ngày thành lập đến nay Chi nhánh đóng trên đia bàn tỉnh Phú Yên là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong cả nước, thu nhập của người dân Phú Yên không ngừng tăng cao nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm ở Ngân hàng vừa thu được lãi vừa phòng ngừa rủi ro.
Trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng dich vụ, tăng cường mạng lưới giao dich rộng khắp khu vực trong Tỉnh, tăng cường đầu tư trang thiết bi kỹ thuật, nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tạo sự hài lòng của khách hàng.
Chi nhánh không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu khách hàng để đưa ra những sản phẩm dich vụ mới với nhiều hình thức huy động phong phú, đa dạng như các loại tiền gửi, kỳ phiếu có thể bằng VND hay ngoại tệ (chủ yếu là USD), với nhiều hình thức tính lãi linh hoạt như lãi suất bật thang, lãi suất dự thưởng, lãi suất tích luỹ,… đưa đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Ngoài ra, chính sách huy động vốn của Ngân hàng có nhiều đặc sắc và tính mới mẻ như: khách hàng gửi tiền 6 tháng trở lên sẽ cộng lãi suất.
Qua đó có thể thấy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Yên tăng đều qua các năm về cả tổng vốn huy động và tốc độ
tăng vốn nguồn vốn huy động. Điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên toàn Chi nhánh.
2.1.1. Hoạt động huy động vốn theo thời hạn tiền gửi
Ngân hàng thương mại muốn hoạt động thực sự có hiệu quả, ngoài việc xác đinh một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành thì không thể không quan tâm tới kỳ hạn của các nguồn hình thành. Thời hạn của các nguồn vốn giúp Ngân hàng phân tích một cách chính xác mức độ biến động, cơ cấu để từ đó có phương án sử dụng hợp lý. Nhất là việc xây dựng nguồn vốn để tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng.
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Không kỳ hạn 44.180 69.130 120.666
Có kỳ hạn 803.420 1.286.370 2.292.334
Tổng 847.600 1.355.500 2.413.000
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn năm 2012-2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
Tính đến cuối năm 2013 tổng số tiền gửi không kỳ hạn là 69.130 triệu đồng chiếm 5,10% trong tổng vốn huy động, tăng so với năm 2012 là 24.950 triệu đồng tương ứng tăng 56,47%. Năm 2014 tổng số tiền gửi không kỳ hạn là 120.666 triệu
đồng chiếm 5.00% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng so với năm 2012 là 76.486 triệu đồng tương ứng tăng 173%; tăng so với năm 2013 là 51.536 triệu đồng, tương ứng tăng 74,55%. Tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động của tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Lý do là vì lãi xuất tiền gửi không kỳ hạn thấp, nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng không cao, khách hàng quen với việc chi trả bằng tiền mặt.
Tổng tiền gửi có kỳ hạn đến năm 2013 là 1.286.370 triệu đồng chiếm 94,90% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng so với năm 2012 là 482.950 triệu đồng, tăng tương ứng là 60,11%. Năm 2014 tổng số tiền gửi có kỳ hạn là 2.292.334 triệu đồng chiếm 95% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng so với năm 2013 là 1.005.964 triệu đồng, tương ứng tăng 78,20%; tăng so với năm 2012 là 1.488.914 triệu đồng, tương ứng tăng 185,32%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn tăng vì Agribank Phú Yên đã đưa ra các mức lãi suất có kỳ hạn tăng cao, lãi suất hấp dẫn với những kỳ hạn dài nhằm nâng cao tỷ lệ vốn trung dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Chi nhánh.
2.1.2. Hoạt động huy động vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2012- 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tiền gửi của dân cư 412.645 665.442 1.194.357
Tiền gửi Kho bạc nhà nước 316.821 462.503 740.954
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 106.584 212.034 452.847
Huy động khác 11.550 15.521 24.842
Tổng 847.600 1.355.500 2.413.000
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
Từ bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế chủ yếu huy động từ nguồn nhận tiền gửi, nguồn vốn mà Chi nhánh nhận được từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thành phần kinh tế, tiếp theo là tiền gửi các tổ chức kinh tế, theo đó là tiền gửi Kho bạc nhà nước và cuối cùng là các nguồn huy động khác.
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng huy động vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2012-2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
- Tiền gửi của dân cư: Tổng vốn huy động từ tiền gửi của dân cư năm 2012 là 412.645 triệu đồng, chiếm 48,68% trong tổng vốn huy động. Vào năm 2013, nguồn vốn huy động từ dân cư là 665.442 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,09%, tăng so với năm 2012 là 252.797 triệu đồng, tương ứng tăng 61,26%. Năm 2014 nguồn tiền gửi của dân cư là 1.194.357 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,50%, tăng so với năm 2013 là 528.915 triệu đồng, tương ứng tăng 79,48%; tăng so với năm 2012 là 781.712 triệu đồng, tương ứng tăng189,44%. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do trong năm 2012 Chi nhánh đã tích cực tìm kiếm thi trường, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt phù hợp theo tinh thần chỉ đạo của ngành cấp trên, ngoài hình thức huy động vốn không kỳ hạn, còn phát hành các loại tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, với nhiều kỳ hạn khác nhau và lãi suất huy động phong phú. Ngoài ra, nhờ thường xuyên tăng cường công tác tiếp thi, tuyên truyền qua đài phát thanh huyện, qua các tờ rơi, qua các bản pa-nô treo tại các đia điểm dân cư ở toàn Tỉnh. Qua đó giúp nguồn vốn huy động trong dân cư tăng cao hơn so với năm trước, mặc dù chiu sự cạnh tranh về lãi suất với các Ngân hàng cổ phần. Điều này cho thấy nguồn tiền này luôn giữ một vi trí rất quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của Agribank Phú Yên. Từ thực tế này cho thấy tiềm năng về vốn trong dân cư là rất lớn. Đòi hỏi Chi nhánh phải phát huy hết tiềm năng và nỗ lực của mình, cung cấp những dich tốt nhất cho khách hàng, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và công cuộc phát triển đất nước.
- Tiền gửi từ Kho bạc nhà nước: Tính đến cuối năm 2012 tổng vốn huy động từ Kho bạc nhà nước là 316.821 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,38%. Năm 2013 đạt 462.503 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,12%, tăng so với năm 2012 là 145.682 triệu đồng, tương ứng tăng 45,98%. Năm 2014 đạt 704.954 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,71%, tăng so với năm 2013 là 278.451 triệu đồng, tương ứng tăng 60,21%; tăng so với năm 2012 là 424.133 triệu đồng, tương ứng tăng 133,87%. Nguyên nhân NHNo&PTNT Agribank Phú Yên thỏa thuận hợp tác với Kho bạc nhà nước để thu ngân sách nhà nước, hợp tác với Chi cục Thuế Tỉnh để thu thuế. Ngoài ra, do người dân làm ăn ngày càng có hiệu quả nên nguồn ngân sách kho bạc được đảm bảo nên tiền gửi từ kho bạc cũng tăng lên.
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Tính đến cuối năm 2012 tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 106.584 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,58 %. Năm 2013 đạt 212.034 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15,64%, tăng so với năm 2012 là 105.450 triệu đồng, tương ứng tăng 98,94%. Năm 2014 đạt 452.847 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,76%, tăng so với năm 2013 là 240.813 triệu đồng, tương ứng tăng 113,57%. Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng dưới 19%. Nguyên nhân các tổ chức kinh tế đóng trên đia bàn tỉnh Phú Yên đa phần là các cơ sở nhỏ lẻ, kinh doanh khó khăn, khả năng tài chính rất hạn chế, đi vay là chủ yếu, không có nguồn tiền gửi. Ngoài ra, đối với các cơ sở và doanh nghiệp quen với việc thanh toán bằng tiền mặt, lại có nhiều Ngân hàng thương mại cạnh tranh với lãi suất huy động hấp dẫn như Đông Á, BIDV, Vietinbank...
- Nguồn huy động khác: Trong cơ cấu huy động vốn thì nguồn huy động khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng hơn 1%. Tính đến cuối năm 2012 đạt 11.550 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,36%. Năm 2013 đạt 15.521 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,15%, tăng so với năm 2012 là 3.971 triệu đồng, tương ứng tăng 34,38%. Năm 2014 đạt 24.842 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,03%, tăng so với năm 2013 là 9.321 triệu đồng, tương ứng tăng 60,05%; tăng so với năm 2012 là 13.292 triệu đồng, tương ứng tăng 115,08%.
2.1.3. Hoạt động huy động vốn theo loại tiền gửi
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nội tệ 761.752 1.236.358 2.182.406
Ngoại tệ quy đổi VND 85.848 119.142 230.594
Tổng 847.600 1.355.500 2.413.000
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền gửi giai đoạn năm 2012-2014
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Phú Yên giai đoạn 2012 – 2014
Qua Biểu đồ 2.3 cho thấy, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được và tăng dần qua 3 năm. Năm 2012 đạt 761.752 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89,87%. Vào năm 2013 đạt 1.236.358 triệu đồng, chiếm 91,21%, tăng 474.606 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 62.31% . Năm 2014 đạt 2.182.406 triệu đồng, chiếm 90,44%, tăng 946.048 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 76,52%; tăng 1.420.654 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 186,50%.
Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2012 đạt 85.848 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10.13%. Năm 2013 đạt 119.142 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,79%, tăng 33.249 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 38,78%. Năm 2014 đạt 230.594 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,56%, tăng 111.452 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 93,55%: tăng 144.746 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 168,61%. Sự tăng trưởng của vốn huy động bằng ngoại tệ một phần là do xu hướng và tâm lý của một lượng khách hàng muốn tích trữ các ngoại tệ mạnh, bởi lo ngại lạm phát tăng, đồng tiền nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn 2.2.1. Hoạt động tín dụng
2.2.1.1. Quy trình thẩm định tín dụng
Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản tri, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình thẩm đinh tín dụng riêng. Ở đây chỉ trình bày các bước căn bản của một quy trình thẩm đinh tín dụng:
Sơ đồ 2.1. Quy trình thẩm đinh tín dụng
Nguồn: Phòng tín dụng
Nội dung của quy trình thẩm đinh tín dụng
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp và kết quả điều tra thu thập thông tin, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm đinh tín dụng với các nội dung sau:
Bước 1: Thẩm đinh về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của KH vay theo quy đinh của pháp luật.
Mục đích của thẩm đinh tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.
Thứ nhất, theo quy đinh cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn
vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chiu trách nhiệm dân sự theo quy đinh của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Xem xét hồ sơ
vay
Thu thập thêm thông tin Thẩm đinh khách hàng Thẩm đinh mục đích vay, hồ sơ vay Thẩm đinh phương án sản xuất, kinh
doanh và dự án đầu tư.
Thẩm đinh tài sản đảm bảo Thẩm đinh tình hình tài chính
Ước lượng và kiểm soát rủi ro
Kết luận về khả năng thu hồi