Lõi khoan KS5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận dạng các trận lũ lụt lưu vực sông pôkô và đăkbla trong hologen (Trang 59)

b) Các dấu hiệu về tướng trầm tích sông lũ

3.2.2 Lõi khoan KS5

Lõi khoan KS5 có tọa độ 14023’28” N 107038’35” E thuộc bờ trái của nhánh suối

đổ ra sông ĐakBla phần hạ lƣu. Mặt cắt nằm trên bậc thềm suối có ghi nhận hoạt động nhân sinh. Tại mặt cắt này ghi nhận có ba lớp trầm tích tƣơng ứng với tƣớng trầm tích lũ, đặc trƣng cho sự gián đoạn môi trƣờng lắng đọng (hình 3.24) gồm:

- Vị trí 1: tại độ sâu từ 27- 55cm với thành phần chủ yếu là cát hạt thô, cuội,

sỏi màu vàng nhạt đến nâu hỗn độn. Kích thƣớc hạt đạt 2,7mm

- Vị trí 2: tại độ sâu 59cm. Lớp có bề dày 3,5cm với thành phần chủ yếu là cát

hạt thô nằm xen kẽ giữa hai lớp sét min.

- Vị trí 3: dày 101cm tại độ sâu bắt đầu từ 80cm. Lớp này khá dày với thành

phần chủ yếu bao gồm cát hạt thô, cuội với kích thƣớc các hạt đại diện là 2.8mm và rất nhiều mảnh gỗ. Đây là môi trƣờng đặc trƣng cho dòng chảy rối hay turbidite lũ.

Luận văn Thạc sỹ Page 58

Luận văn Thạc sỹ Page 59

Lõi khoan TN1-17

Vị trí lõi khoan TN1-17 nằm tại vị trí bãi bồi sông Đak Psi gần vị trí hợp lƣu

giữa sông Đak Psi và sông Po Ko có tọa độ 14037’ N 107052’00” E.Tiến hành phân

tích độ hạt mẫu lõi có chiều dài 5,77m đã xác định đƣợc dị thƣờng của 4 lớp trầm tích chỉ thị cho môi trƣờng lắng đọng thay đổi . Kích thƣớc độ hạt ở các vị trí dị thƣờng này không lớn nhƣng do các cấp hạt ở các lớp trên tổng chiều dài mẫu là rất nhỏ nên độ hạt này lại đƣợc coi là lớn (hình 3.25).

Nhìn trên biểu đồ kết quả phân tích độ hạt ta thấy, kích thƣớc độ hạt của những vị trí trƣớc những năm 1990 là rất lớn. Nguyên nhân có thể là do trƣớc những năm 1990 không có đập thủy điện nên việc ảnh hƣởng bởi thủy điện là không lớn. Sau năm 1990 với việc xây dựng hàng loạt các thủy điện nhỏ trên sông Đak Psi đã ảnh hƣởng đến lƣu lƣợng dòng cũng nhƣ mật độ các vật liệu do dòng tải mang theo nên cấp hạt nhỏ.

So sánh các kết quả phân tích độ hạt trên với các số liệu ghi chép lƣợng mƣa trên trạm Đak Tô từ năm 1980 đến 2013 (gần vị trí lấy mẫu) cho thấy:

- Các trận mƣa lũ với lƣu lƣợng nƣớc lớn xảy ra vào các năm 2009, 1996, 1984;

- Có 2 vị trí có dị thƣờng độ hạt trùng với vị trí có mƣa lũ xảy ra ở độ sâu 0,26

– 0,4m và 2,32 – 2,75m.

Ngoài ra, Từ độ sau 3,62m đến đáy là tầng cuội cơ sở lòng sông không phải trầm tích lũ. Có lẽ đây là tầng cuội có tuổi pleistocen giữa – muộn (Q13b) [2].

Luận văn Thạc sỹ Page 60

Hình 3.25: Biểu đ đường cong độ hạt tại điểm nghiên cứu TN1-17

Luận văn Thạc sỹ Page 61

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Khu vực nghiên cứu thuộc thƣợng nguồn sông Sê San gồm hai chi lƣu chính là PoKo và Dak Bla. Các kết quả nghiên cứu ban đầu về nhận dạng các dấu hiệu của các trận lũ cổ để lại trong khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa vào các dấu hiệu về địa chất, địa hình – địa mạo trên cơ sở kiểm chứng với các số liệu lƣợng mƣa và ghi chép lịch sử.

Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu về địa chất, địa mạo tại các vị trí: TN1, KS4-5, KS5-5, KS21, Oxbow SE, TN1-17 đã chỉ ra đƣợc 05 trận lũ lịch sử, có cƣờng độ lớn đã xảy ra trong khu vực nghiên cứu. Các dấu hiệu trầm tích để nhận dạng các trận lũ trong khu vực nghiên cứu gồm: các lớp trầm tích có cấp hạt thô đột ngột, hỗn độn với nhau, thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi. Các lớp này thƣờng có lẫn nhiều vật chất hữu cơ nhƣ vỏ, thân cây và cả rác nhân tạo. Các dấu hiệu địa hình – địa mạo thƣờng là các ngấn lũ, các hiện vật còn sót lại của các trận lũ.

Thời gian xảy ra các trận lũ đƣợc kiểm chứng bằng cách so sánh với số liệu ghi chép lƣợng mƣa cũng nhƣ tham vấn ý kiến cộng đồng đã chỉ ra 5 trận lũ lịch sử xảy ra tại khu vực nghiên cứu tƣơng ứng với các năm 2009, 1996, 1984, 1972 và 1952.

Hầu hết các dấu vết của các trận lũ xảy ra trƣớc thƣờng bị xóa nhòa các bởi các trận lũ sau có cƣờng độ mạnh hơn trong đó khu vực nghiên cứu ghi nhận mức nƣớc cao nhất đối với hai trận lũ năm 2009 và năm 1972 ở thƣợng nguồn sông Đắc Bla là khoảng 597m, sông Pô Kô là 621m và ở hạ lƣu gần ngã ba sông là 512m. Tần suất của các trận lũ lịch sử khu vực Kon Tum trong vòng 100 năm lại đây dao động bình quân trong khoảng 12 năm/trận.

Để có thể dự báo tƣơng đối chính xác các trận lũ xảy ra trong tƣơng lai, chúng ta cần quay ngƣợc lại quá khứ với thời gian đủ dài, có thể lên tới hàng nghìn năm để có đƣợc mức tần suất tin cậy. Khi đó cần có các nghiên cứu chi tiết với các tiếp cận khác nhau để có thể khỏa lấp thời gian đã qua trong thời gian dài của lịch sử liên quan tới biến đổi khí hậu và diễn biến của thời tiết cực đoan, cũng nhƣ sừ thay đổi địa hình và hệ thống sông. Các nghiên cứu chi tiết và định lƣợng về các trận lũ cổ sẽ đƣợc học viên nghiên cứu tiếp theo cùng với cùng nhóm nghiên cứu

Luận văn Thạc sỹ Page 62

của đề tài: “ Nghiên cứu dự báo nguy cơ lũ trên cơ sở các trận lũ lịch sử từ Holocen trở lại đây ở Tây Nguyên” trên cơ sở các kết quả phân tích định lƣợng về cấp độ hạt, độ từ cảm, tuổi đồng vị cũng nhƣ độ rộng trên vòng sinh trƣởng của các thực vật nhạy cảm. Các thông số quan trọng đang đƣợc sử lý để có kết quả cuối cùng và sẽ đƣợc công bố trong thời gian sắp tới.

Luận văn Thạc sỹ Page 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Đình Bắc (2000), Địa mạo đại cương, NXBĐại học Quốc gia Hà Nội.

2. Công Ty thủy điện YaLy (2012), Sơ đ hệ thống bậc thang các thủy điện ở sông Sê San, 2012.

3. Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống Lụt bão tỉnh Kon Tum (2010). Báo cáo Hiện

trạng môi trường tỉnh Kon Tum, KonTum.

4. Cục thống kê KonTum (2013), Niên giám thống kê tỉnh KonTumnăm 2013.

5. Doãn Đình Lâm (2008), Các chu kỳ và thành tạo trầm tích kỷ đệ tứ ở Việt Nam.

Tạp chí Địa chất số 305/2008.

6. Trần Nghi (2003), Trầm tích học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

7. Trần Nghi (2009), Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Báo cáo tổng hợp: Kế hoạch hành động

ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh KonTum, KonTum.

9. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Báo cáo Quy hoạch tổng thể kinh tế xã

hội tỉnh Kon Tum năm 2012, KonTum.

10. Thuyết minh bản đồ địa chất khoáng sản nhóm tờ KonTum tỷ lệ 1/50.000,

2006. Liên đoàn bản đồ Địa chất Miền nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

11. Phan Cự Tiến, Nguyễn Xuân Hãn, Đặng Đức Nga, Vũ Khúc, Nguyễn Văn Phức

(1984), Địa tầng học và phương pháp nghiên cứu. Nhà xuất bản KH & KT, Hà

Nội.

12. Phan Huy Tiến, Trịnh Ích, Nguyễn Ngọc Miên (1985), Thạch học đá trầm tích.

Tập I,II. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

13. Bouchez, J., Gaillardet, J., France-Lanord, C., Maurice, L., Dutra-Maia, P.,

2011. Grain size control of river suspended sediment geochemistry: clues from

Amazon River depth profiles. Geochemistry, Geophysics, Geosystems 12 Article Number: Q03008.

14. Hamblin, Wm. Kenneth, J. Sedimentary Petrology (1962).X-ray Radiography

and Soil Mechanics: Localization of Shear Planes in Soil Samples. Nature 202, 832 (23 May 1964).

15. Hamblin, and Kenneth (1962). X-ray radiography in the study of structures in homogeneous sediments. Journal of Sedimentary Research 32(2): 201-210. 16. Moss M.E, and Baker V.R, Bias and information content of pleoflood data in

flood-frequency analysis, in Ancient Floods, Modern Hazards: Principles and Application Series, 5, 161-174, American Geophysical Union, Washington, DC, 2002 . 17. http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/43/Default.aspx. 18. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A5t. 19. http://www.kontum.gov.vn/default.aspx. 20. https://www.google.com/earth/. 21. http://www.bluemarblegeo.com/products/global-mapper.php.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận dạng các trận lũ lụt lưu vực sông pôkô và đăkbla trong hologen (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)