Tình hình mưa lũ trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận dạng các trận lũ lụt lưu vực sông pôkô và đăkbla trong hologen (Trang 27)

Dòng chảy lũ

Dòng chính Sê San là hợp lƣu của các nhánh sông lớn gồm: Đăk Bla và PôKô và Sa Thầy với nhiều nhánh nhỏ khác. Trong đó nhánh Đăk Bla, PôKô và nhánh Sa Thầy thuộc địa phận đất Kon Tum. Chế độ lũ của nhánh PôKô và Sa Thầy khác với nhánh Đăk Bla. Nhánh Sa Thầy và PôKô chịu ảnh hƣởng chủ yếu của khí hậu Tây Trƣờng Sơn, thịnh hành chủ yếu gió mùa Tây Nam ở Nam bán cầu. Mƣa lớn xảy ra sớm, nên lũ bắt đầu xuất hiện từ tháng VI - X thì kết thúc. Nhánh Đăk Bla lũ xuất hiện muộn, tới tháng VII khi gió Tây Nam ở Nam bán cầu bắt đầu ảnh hƣởng mạnh dần từ tháng VIII - XI. Vì phần lớn thƣợng lƣu Đăk Bla chịu ảnh hƣởng của khí hậu Đông Trƣờng Sơn, nên lũ không những xảy ra muộn và đỉnh lũ lớn nhất xuất hiện ở tháng IX - X.

Về chế độ lũ, tài liệu quan trắc tại các trạm thuỷ văn trên các nhánh chính của sông Sê San cho thấy:

- Lũ trên sông PôKô thƣờng xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng VI - X, trong đó số lần xuất hiện lũ lớn trong năm rơi vào tháng X chiếm 42,9%. Trên sông

Luận văn Thạc sỹ Page 26

Đăk Bla lũ xuất hiện muộn hơn khoảng một tháng, từ tháng VII - XI, trong đó 50% rơi vào tháng X và 31,2% rơi vào tháng XI;

- Đỉnh lũ nói chung không lớn. Tại trạm thuỷ văn Kon Tum trên sông Đăk Bla (diện tích lƣu vực 3.050km2) đã quan trắc đƣợc các trận lũ vào loại lớn nhất nhƣ sau:

+ Dựa số liệu thống kê đánh giá ở giai đoạn quy hoạch hệ thống Sê San do Viện Quy hoạch lập, xét trạm Đăk Bla với chuỗi số liệu có từ 1966 - 1990, lũ lớn nhất xuất hiện với Qmax = 2.660m3/s ngày 22/10/1986 theo thống kê. Theo số liệu điều tra lũ lịch sử, trận lũ lớn nhất xảy ra trên lƣu vực sông Đăk Bla tháng 10/1972 đƣợc Qmax = 4.320m3/s, theo điều tra năm 1952 ƣớc tính xuất hiện con lũ lớn tƣơng tự. Trên nhánh PôKô có trạm đo mực nƣớc Trung Nghĩa, tới 1990 trạm chuyển cấp đo lƣu lƣợng; số liệu của những năm đọc mực nƣớc đƣợc chuyển biến từ đƣờng quán tính hệ Q = f (H) của các năm đo lƣu lƣợng. Ngoài ra, ở trạm Trung Nghĩa còn bị ảnh hƣởng nƣớc mặt từ Đăk Bla, nên đỉnh lũ xảy ra ngày 15/10/1990 lớn nhất Qmax = 1.100m3/s, trong khi đó ở trạm Đăk Bla Qmax = 2.160m3/s.

Khả năng xuất hiện lũ lớn nhất trong năm của các tháng mùa lũ của các trạm thuỷ văn đƣợc trình bày trong bảng 3.

Bảng 3. Khả năng xuất hiện lũ lớn của các tháng trong năm tại các trạm thuỷ văn [9]

Đơn vị: %

Trạm Sông VI VII VIII IX X XI

Đăk Bla Đăk Bla - 7,1 7,1 7,1 42,9 35,8

Trung Nghĩa PôKô 14,3 7,1 21,4 7,1 42,9 7,1

Luận văn Thạc sỹ Page 27

CHƢƠNG II

PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu nhận dạng các dấu hiệu để lại của các trận lũ lƣu vực sông Sê San trong Holocen, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp luận và hệ các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận dạng các trận lũ lụt lưu vực sông pôkô và đăkbla trong hologen (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)