Các dấu hiệu về địa hình – địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận dạng các trận lũ lụt lưu vực sông pôkô và đăkbla trong hologen (Trang 38)

Nhận dạng các dấu hiệu do lũ để lại đƣợc nghiên cứu và xem xét đầu tiên trên các đối tƣợng địa hình – địa mạo ngoài thực địa. Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc các dấu ấn của lũ gồm:

Luận văn Thạc sỹ Page 37

Hình 3.6 Sơ đ các tuyến khảo sát khu vực nghiên cứu

- Các ngấn lũ: Tại vị trí TN1-1 xung quanh cầu Đắc Tuyên có tọa độ

14037’08” N 107049’34” E, nằm tại vị trí gần thƣợng lƣu của sông PôKô, bắt gặp

hai dấu hiệu do lũ để lại: (1) Tại vị trí chân cầu còn sót lại dấu vết của trận lũ mới dƣới dạng các vệt xƣớc do các vật liệu va vào . Phần đỉnh lũ nằm tại ranh giới giữa phần màu vàng đất do cáu chua bám vào và phần sáng màu của bê tông (hình 3.7).

Luận văn Thạc sỹ Page 38

Hình 3.7 Ngấn lũ để lại tại chân cầu Đắc Tuyên (ảnh tác giả)

(2)Các dấu hiệu của hệ sinh thái hai bên lƣu vực sông phân dị với nhau về màu

sắc, thành phần thực vật và mức độ xen phủ. Có thể giải thích sự dị thƣờng này nhƣ sau: Trong quá trình hình thành và phát triển của lũ thƣờng tàn phá các hệ sinh thái dọc lƣu vực mà nó đi qua. Sau một thời gian, các lớp phủ thực vật mới đƣợc hình thành và phân biệt với các thảm thực vật cũ không bị tàn phá. Ngấn lũ là ranh giới giữa các thảm thực vật và cũng chính là độ cao của mực nƣớc lũ (đƣờng màu đỏ trên hình 3.8).

Luận văn Thạc sỹ Page 39

Hình 3.8 : Dấu hiệu sinh thái do lũ để lại (ảnh tác giả)

Kết quả xác định độ cao của mực nƣớc lũ tại vị trí này tại hai bên vách sƣờn, trên các thân cây và trên chân thành cầu là 2037,4ft (621m) so với mực nƣớc biển. Khu vực nghiên cứu hai bên bị khống chế bởi các quả đồi phong hóa chƣa triệt để của đá xâm nhập, không có ngƣời dân sinh sống nên mức độ phá hủy của dòng lũ là không cao, lòng sông hẹp và do đó độ cao mực nƣớc khi có lũ khá ổn định trên một diện rộng.

- Các tàn dƣ do lũ còn sót lại: Lƣu vực thƣợng lƣu sông Sê San thƣờng xuyên

gánh chịu các hậu quả do lũ gây ra hàng năm nên hầu hết các đối tƣợng dọc lƣu vực luôn chịu ảnh hƣởng. Các tàn dƣ của trận lũ trƣớc sẽ bị các trận lũ trẻ với cƣờng độ mạnh hơn phá hủy. Vì vậy các dấu tích còn sót lại ngoài thực tế chủ yếu là của các trận lũ gần đây.

Tại khu vực cầu Diên Bình, xã Diên Bình huyện Đắc Tô, trên nhánh sông ĐắcPsi gần ngã ba sông Pôkô và ĐắcPsi có tọa độ: 14036’59” N 107052’00” E. Thực tế trƣớc đây là khu vực sinh sống của rất đông dân cƣ. Do ảnh hƣởng của trận bão năm 2009 cộng thêm với việc xả lũ của hàng loạt các hồ thủy điện trên sông hai con sông này đã gây nên hiện tƣợng dịch chuyển dòng chảy của sông và phá hủy các cơ sở hạ tầng của ngƣời dân. Dấu vết của lũ còn sót lại đƣợc ghi nhận trên hình

Luận văn Thạc sỹ Page 40

3.9 tại vị trí gốc tre (phần khoanh tròn màu xanh) trƣớc đây là bờ sông do ngƣời dân sống ở đây trồng.

Hình 3.9 Dấu tích gốc tre còn sót lại sau trận lũ tại khu vực cầu Diên Bình (ảnh tác giả)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận dạng các trận lũ lụt lưu vực sông pôkô và đăkbla trong hologen (Trang 38)