0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SINH KHỐI VÀ TRỮ LƯỢNG CACBON CỦA RỪNG TRÀM TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG (Trang 33 -33 )

Sinh khối tƣơi các thành phần của cây Tràm đƣợc tính dựa vào thành phần phần trăm sinh khối tƣơi của các thành phần với tổng sinh khối tƣơi của cây đại diện.

Tính sinh khối khô cho từng thành phần cây Tràm bằng cách nhân sinh khối tƣơi của các thành phần với hệ số khô/tƣơi tƣơng ứng và đƣợc xác định theo công thức:

Wfi Wdi FWi

DWi

(Theo Lê Minh Lộc, 2005). Trong đó:

 DWi là sinh khối khô bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm.

 FWi là sinh khối tƣơi của bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm .

 Wdi là khối lƣợng mẫu khô của bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm sau khi sấy ở 105O

C.

 Wfi là khối lƣợng mẫu tƣơi bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm trƣớc khi sấy.

Wfi Wdi

là hệ số khô/tƣơi.

Kết quả phân tích sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm trên nền đất than bùn đƣợc thể hiện ở bảng 4.6 dƣới đây.

GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 27 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811

Bảng 4. 6 Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm

Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn

% là phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi tƣơng ứng.

SKTt: Sinh khối tƣơi thân, SKTc: Sinh khối tuơi cành, SKTl: Sinh khối tƣơi lá. SKKt: Sinh khối khô thân, SKKc: Sinh khối khô cành, SKKl: Sinh khối khô lá.

a) Sinh khối tươi các thành phần

Sinh khối tƣơi các thành phần trên mặt đất của cây Tràm đƣợc tính dựa vào thành phần phần trăm sinh khối tƣơi của các thành phần với tổng sinh khối tƣơi của cây đại diện.

Kết quả tính toán đƣợc tổng hợp ở bảng 4.6 và thể hiện cụ thể trong hình 4.7 dƣới đây.

Tuổi

Sinh khối tƣơi (kg/cây) Sinh khối khô (kg/cây)

SKTt SKTc SKTl SKKt SKKc SKKl Nhỏ hơn 10 5,80 ± 0,15 2,04 ± 0,07 1,62 ± 0,05 2,66 ± 0,07 (46%) 1,02 ± 0,03 (50%) 0,70 ± 0,02 (43%) Lớn hơn 10 11,28± 0,3 1,85 ± 0,05 1,56 ± 0,04 5,59 ± 0,15 (53%) 0,96 ± 0,02 (52%) 0,68 ± 0,02 (44%)

GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 28 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811

Hình 4. 7 Sinh khối tƣơi các thành phần trên mặt đất của cây Tràm

Dựa vào cấu trúc sinh khối của cây Tràm, thì sinh khối thân tƣơi ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn sinh khối thân tƣơi ở Tràm lớn hơn 10 tuổi, ngƣợc lại sinh khối cành tƣơi và lá tƣơi ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi lại lớn hơn sinh khối cành tƣơi và lá tƣơi ở Tràm lớn hơn 10 tuổi.

Kết quả này cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả khác trong nghiên cứu về sản lƣợng và sinh khối của các loài cây gỗ ở Việt Nam và thế giới (Vũ Tiến Hinh, 2003 và Lê Hồng Phúc, 1994).

Nói chung, sinh khối cây Tràm sẽ tăng dần theo tuổi rừng, do quá sinh trƣởng và phát triển đƣờng kính và chiều cao thân cây luôn tăng dần theo thời gian. Mặt khác, thực vật thân gỗ ƣa sáng nói chung và loài Tràm nói riêng luôn có khuynh hƣớng phát triển cành, lá trong điều kiện không gian cho phép. Do đó, tỉ lệ sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây rừng. Ở tuổi rừng cao (rừng lớn hơn 10 tuổi), sinh khối thân sẽ cao và sinh khối cành, lá sẽ thấp (do không gian dinh dƣỡng hẹp, nhiều cạnh tranh nên có ít cành và lá), ngƣợc lại ở tuổi rừng thấp (rừng nhỏ hơn 10 tuổi), tỉ lệ cành, lá sẽ nhiều hơn và tỉ lệ sinh khối của các thành phần này cũng sẽ cao hơn, tỉ lệ sinh khối thân cũng thấp hơn (do không gian dinh dƣỡng rộng).

b) Sinh khối khô các thành phần

Sinh khối khô của các thành phần trên mặt đất của cây tràm đƣợc tính dựa vào sinh khối tƣơi của các thành phần với hệ số khô/tƣơi tƣơng ứng.

Kết quả tính toán đƣợc tổng hợp ở bảng 4.6 và thể hiện cụ thể trong hình 4.8 dƣới đây. 0 2 4 6 8 10 12 SKTt SKTc SKTl

Sinh khối tươi (kg/cây) 5,8 2,04 1,62 11,28 1,85 1,56 Nhỏ hơn 10 Lớn hơn 10

GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 29 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811

Hình 4. 8 Sinh khối khô các thành phần trên mặt đất của cây Tràm

Dựa vào kết quả nghiên cứu sinh khối khô của cây Tràm, thì sinh khối thân khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn sinh khối thân khô ở Tràm lớn hơn 10 tuổi, ngƣợc lại sinh khối cành khô và lá khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi lại lớn hơn sinh khối cành khô và lá khô ở Tràm lớn hơn 10 tuổi.

Xét về thành phần phần trăm của sinh khối khô so với sinh khối tƣơi, thì thành phần phần trăm sinh khối khô của thân, cành, lá ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn thành phần phần trăm sinh khối khô của thân, cành, lá ở Tràm lớn hơn 10 tuổi.

Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972), cây Tràm tăng trƣởng nhanh trong 10 năm đầu, giai đoạn này cũng là giai đoạn rừng còn non, sự trao đổi nƣớc và chất dinh dƣỡng trong cây diễn ra nhanh do rừng đang sinh trƣởng và phát triển mạnh, do đó hệ số khô/tƣơi của rừng nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn hệ số khô/tƣơi của rừng lớn hơn 10 tuổi, làm cho thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi tƣơng ứng cũng nhỏ hơn.

Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần phần trăm của sinh khối thân khô so với sinh khối thân tƣơi lớn hơn sinh khối hai thành phần còn lại ở cả hai độ tuổi Tràm. Do thân là cơ quan làm chức năng dự trữ dinh dƣỡng và dẫn truyền nƣớc, muối khoáng đi đến các bộ phận để nuôi cây, còn lá là cơ quan vận chuyển chất hữu cơ và là cơ quan thoát hơi nƣớc chủ yếu của cây thông qua các khí khổng, do đó hàm lƣợng nƣớc ở thân và lá cao hơn so với cành làm cho thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi của cành lớn hơn của thân và lá.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SINH KHỐI VÀ TRỮ LƯỢNG CACBON CỦA RỪNG TRÀM TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG (Trang 33 -33 )

×