Dựa vào cách tính sinh khối theo hai phƣơng pháp tính trên tổng sinh khối tƣơi và tổng sinh khối khô đƣợc tổng hợp thành bảng 4.5 và hình 4.6 dƣới đây.
Bảng 4. 5 So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính
Tiểu khu Tính theo công thức Tính theo mẫu
TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây) TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây)
Tiểu khu 47 9,49 ± 0,44 4,37 ± 0,20 9,72 ± 0,46 4,37 ± 0,24
Tiểu khu 60 9,27 ± 0,25 4,36 ± 0,12 9,06 ± 0,18 4,33 ± 0,05
Tiểu khu 48 14,10 ± 0,34 6,90 ± 0,17 13,81 ± 0,43 6,90 ± 0,20
Tiểu khu 50 15,53 ± 0,76 7,45 ± 0,37 13,34 ± 0,27 6,40 ± 0,19
Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn.
TSKt: Tổng sinh khối tƣơi, TSKk: Tổng sinh khối khô.
Ghi chú: Tiểu khu 47, tiểu khu 60 là Tràm nhỏ hơn 10 tuổi, tiểu khu 48, tiểu khu 50 là Tràm lớn hơn 10 tuổi.
Hình 4. 6 So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính
0 2 4 6 8 10 12 14 16
TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây) TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây)
Tính theo công thức Tính theo mẫu
Tiểu khu 47 Tiểu khu 60 Tiểu khu 48 Tiểu khu 50
GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 26 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811
Dựa vào kết quả so sánh giữa hai phƣơng pháp tính thì nhìn chung số liệu tổng sinh khối tƣơi và tổng sinh khối khô ở hai phƣơng pháp tính không có sự khác biệt lớn, ở cả hai phƣơng pháp tính tổng sinh khối tƣơi và tổng sinh khối khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi đều nhỏ hơn Tràm lớn hơn 10 tuổi, tuy nhiên ở Tràm lơn hơn 10 tuổi, sinh khối tƣơi ở hai phƣơng pháp tính có sự chênh lệch lớn hơn Tràm nhỏ hơn 10 tuổi, cụ thể nhƣ ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi mức chênh lệch là 0,23 kg/cây còn Tràm lớn hơn 10 tuổi là 1,24 kg/cây, điều này là do một số cành và lá sẽ bị mất trong quá trình lấy mẫu thực tế làm ảnh hƣởng đến tổng sinh khối của cây và cũng có thể việc chọn cây đại diện chƣa thật sự đại diện đƣơc cho sinh khối ở tiểu khu.
Ƣu điểm của phƣơng pháp tính theo công thức là có thể tính nhanh tổng sinh khối tƣơi thông qua đƣờng kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn, không phải chặt cây rừng trong quá trình làm nghiên cứu, ít tốn thời gian và công sức hơn, tuy nhiên với phƣơng pháp tính này không tính đƣợc sinh khối khô một cách chính xác do đó cũng ảnh hƣởng đến trữ lƣợng Cacbon trong cây.
Ƣu điểm của phƣơng pháp tính theo phân tích mẫu thực tế là có thể xác định đƣợc hệ số khô/tƣơi của các thành phần và của cả cây do đó có thể xác định sinh khối khô và trữ lƣợng Cacbon chính xác hơn, tuy nhiên kết quả của phƣơng pháp này phụ thuộc vào cây đại diện và sai số trong quá trình lấy mẫu tƣơng đối cao ở những rừng lớn tuổi sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả tính toán.
Do đó có thể kết hợp cả hai phƣơng pháp tính để tận dụng ƣu điểm và hạn chế khuyết điểm ở cả hai phƣơng pháp tính.