TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
Đổi mới PPDH là một yêu cầu khách quan và cần thiết trong chương trình giáo dục. Đổi mới PPDH không phải là gạt bỏ, thay thế PPDH hiện có mà vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp hiện có để đạt mục tiêu của môn học. Riêng môn Giáo dục thể chất không chỉ đổi mới về phương pháp mà còn phải đổi mới về cách sắp xếp nội dung một tiết học, đổi mới về tổ
chức lên lớp... nghĩa là phải đổi mới toàn diện ở mọi hoạt động trên lớp.
Thứ nhất: Đổi mới quan điểm dạy học, lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học:
- Học sinh, sinh viên phải hiểu rõ và ý thức được tầm quan trọng của môn học. Từđó học sinh, sinh viên tự rèn luyện, tự trau dồi phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách của mình; - Hướng dẫn sinh viên tham khảo, đọc tài liệu phân tích kỹ thuật động tác, luyện tập ngoại khoá;
- Sử dụng câu hỏi, nêu tình huống có vấn đềđể sinh viên tổ chức thảo luận, tổ chức khám phá, tổ chức luyện tập trước;
- Để sinh viên thường xuyên tham gia kiểm tra, tự kiểm tra, tựđánh giá.
Thứ hai:Đổi mới nội dung, chương trình:
- Lược bỏ những nội dung mà các em đã được học ở chương trình trung học phổ thông gây tâm lý nhàm chán trong sinh viên;
- Lược bỏ những nội dung lý thuyết không quan trọng để thay vào đó là những nội dung thực hành;
- Tăng cường những môn thể thao tự chọn mà sinh viên ham thích. Nên đưa một số môn thể thao như Bóng rổ và Bóng đá để kích thích sự vận động liên tục cho sinh viên khi tham gia học tập và tập luyện.
Thứ ba:Đổi mới cách đánh giá, hình thức thi:
- Kết quảđánh giá thi kết thúc học phần nên có hai giao viên tham gia chấm thi và đánh giá
để mang tính công bằng và khách quan hơn. Phải có thang điểm rõ ràng cho học sinh và sinh viên biết để từđó học sinh, sinh viên có tinh thần phấn đấu trong học tập và rèn luyện;
- Tiến hành nhiều hình thức kiểm tra, thi: Tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, sử dụng đề
mở...Khi kiểm tra thực hành nên kiểm tra cả thành tích lẫn kỹ thuật thực hiện động tác;
- Có thang điểm (ở nội dung thực hành) phù hợp cho từng đối tượng, trình độ, sức khỏe của sinh viên.
Thứ tư: Thay đổi PPDH:
- Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói (phương pháp giảng giải, quy nạp, phát vấn, đàm thoại, mệnh lệnh) để truyền thụ kiến thức cho sinh viên, nếu dạy động tác, kỹ thuật mới, giáo viên cần nói ngắn gọn, dễ hiểu, dùng thuật ngữ chính xác, xoáy vào trọng tâm, vào những yếu lĩnh kỹ thuật quan trọng;
- Các động tác bổ trợ không nhất thiết phải phân tích mà chỉ cần làm mẫu và tổ chức cho sinh viên tập luyện ngay;
- Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu, cho xem tranh ảnh, biểu
đồ, phim....) chú ý đến vị trí làm mẫu, chọn hướng làm mẫu để sinh viên có thể nhìn rõ, nhìn thấy biên độ, góc độđộng tác;
- Tăng cường sử dụng tranh ảnh, biểu đồ... giúp cho sinh viên nắm được kỹ thuật một cách nhanh hơn mà không tốn thời gian và có thể tự so sánh giữa động tác của mình với tranh ảnh kỹ
thuật;
- Sắp xếp nội dung tập luyện một cách hợp lý, mỗi buổi học (thường 2 tiết) nên có 2 đến 3 nội dung;
- Kết hợp ôn tập, học mới, tập luyện, kiểm tra không nhất thiết phải thành một mục riêng; - Luân chuyển giữa các nội dung một cách hợp lý, đưa ra lượng vận động và cường độ vận
động phải thích hợp với trình độ và thể trạng của sinh viên;
- Mạnh dạn áp dụng các phương pháp, các hình thức lên lớp như: Dòng chảy, phân nhóm, phân nhóm xoay vòng. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên áp dụng phương pháp, hình thức cho linh hoạt.
- Mạnh dạn sử dụng phương pháp trò chơi, thi đấu....
- Sử dụng các phương tiện dạy học một cách hợp lý, hiệu quả.
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY
Nguyễn Thị Hạnh Bộ môn Cơ Bản
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủđạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung
đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sởđó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ
giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”.
Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường bằng các hình thức:
* Giờ học thể dục thể thao chính khoá:
Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận
động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ
thuật động tác TDTT.
Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”.
Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.
* Giờ học ngoại khoá - tự tập:
Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của 1 bộ phận học sinh sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ
chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.
Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủđích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chếđộ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ
gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng nhưđảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.