Phí phục vụ là khoản tiền trả thêm ngoài giá dịch vụ đã quy định nhưng được cộng vào tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng thực trả. Đơn vị phải hạch toán riêng khoản tiền phí phục vụ, giá dịch vụ, hàng hoá ngay trên từng hoá đơn dịch vụ và kê khai nộp thuế doanh thu theo thuế suất của ngành nghề kinh doanh.
Trên hóa đơn:
Giá chưa thuế: A Phí phục vụ: A*5% VAT: 10% * 1.05A Tổng cộng: A( 1.05 + 10%*1.05) Kê khai: N111 A( 1.05 + 10%*1.05) C511 1.05A C333 10% * 1.05A
(Từ khi chính phục phê duyệt biện pháp giảm giá nhằm kích cầu du lịch, thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm ngành du lịch được giảm từ 10% xuống còn 5%)
Khoản phí dịch vụ thu được sau khi nộp thuế doanh thu theo Luật định được phân phối như
sau:
- Thưởng cho các cá nhân, tập thể có chất lượng phục vụ tốt - Tham quan học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ
- Cải thiện điều kiện lao động nhưng không quá 50% quỹ lương thực hiện.
Khoản chi này được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế và không tính vào mức khống chế các quỹ xí nghiệp theo chếđộ phân phối lợi nhuận hàng năm.
Số tiền còn lại sau khi nộp thuế doanh thu và trích thưởng nói trên, được hạch toán vào thu nhập của đơn vịđể xác định lợi tức chịu thuế và nộp thuế lợi tức theo quy định. Riêng đối với đơn vị kinh doanh thua lỗ thì không được trích chi cho các khoản quy định trên mà phải hạch toán chung vào thu nhập để giảm lỗ.
Theo quy định toàn bộ khoản thu về phí phục vụ phải đưa vào doanh thu để tính thuế doanh thu, tuy vậy trên thực tế việc thu và sử dụng khoản phụ phí phục vụ còn tuỳ tiện, một số cơ sở thu chưa đúng, hạch toán chưa rõ ràng, sử dụng chưa hợp lý. Ở Việt Nam, không phải cơ sở kinh doanh du lịch nào cũng tách phí phục vụ ra ngoài giá công bố cho khách, mà nhìn chung thì chủ
yếu những khách sạn, resort cấp hạng cao mới thực hiện cách tính như trên. Vậy phải chăng, tách phí phục vụ riêng sẽ dễ làm cho khách hàng hiểu sai về phí phục vụ và tiền tip ?
PHÍ PHỤC VỤ VÀ TIỀN TIP
Nhưđã giới thiệu phần trên, phí phục vụ trong ngành du lịch là tiền thưởng của khách dành cho nhân viên phục vụ, vậy phí phục vụ có phải là tiền tip không ? Xin trả lời là KHÔNG.
Văn hóa Việt Nam không có phong tục cho tiền tip đối với nhân viên phục vụ như một số nước khác. Tiền típ là khoản tiền khách hàng tự
nguyện cho người phục vụ và số lượng tùy thuộc vào khả năng của khách hàng cũng như mức độ hài lòng của họ về sự phục vụ của nhân viên đó và hoàn toàn không bắt buộc. Còn phí phục vụ được pháp luật cho phép các doanh nghiệp tính tỉ lệ % trên doanh thu, được ghi trong hóa đơn và chịu cả thuế giá trị gia tăng. Như vậy tiền tip là tiền của riêng nhân viên và phí phục vụ thì được doanh nghiệp “nhận hộ” nhân viên.
Theo tôi các khách sạn không thể hiện cách tính phí phục vụ
không có nghĩa là họ không quan tâm đến “sự cho phép của pháp luật về
khoản phí này” và nếu có tính thì khoản tiền này không phải nhận hộ cho nhân viên mà là nhận cho doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh nghiệp chiếm luôn phần phí phục vụ của nhân viên. Còn đối với những doanh nghiệp thực hiện
đúng mục đích của việc thu phí này, khoản phí phục vụ mới đúng nghĩa là tiền thưởng của khách hàng cho nhân viên và nhân viên được nhận khoản tiền này hàng tháng (ngoài tiền lương cốđịnh) nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng khách đến với doanh nghiệp, do đó khuyến khích họ làm việc tích cực hơn, tạo ra tiêu chuẩn đồng bộ trong phục vụ của nhân viên để mang lại hài lòng, thu hút khách quay trở lại và đến với doanh nghiệp, qua đó mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như
tăng thuế nộp cho Nhà nước. Đối với khách hàng, đôi khi họ cần lời giải thích từ khoán phí phục vụ này, một số người sẽ cảm thấy khó chịu khi bị tính thêm phí vào giá vì chẳng khác gì bắt họ
thưởng tiền cho nhân viên mà có khi họ không hài lòng về chất lượng phục vụ, nhưng mặt khác lại những khách còn cho thêm nhân viên tiền tip ngay cả khi họđã phải trả phí phục vụ. Thường thì các doanh nghiệp khi đã công khai tính phí phục vụ sẽ ra quy định nếu nhân viên được nhân tiền tip từ khách thì số tiền đó sẽ được hưởng chung cho ca phục vụ, bởi lẽ sự hài lòng của khách không chỉ do cá nhân nhân viên đó mang lại mà là sự nỗ lực của cả một tập thể
Tài liệu tham khảo:
Thông tư số 88 liên bộ Tài chính – Tổng cục du lịch: Hướng dẫn việc thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch
Let's Do Business: I Made a Sweetheart Deal Last Month
There are many special terms in the world of business.
The following story is about a sweetheart deal which I made last week. I made the deal with a friend, and we both made a profit.
I had started a small company several years ago. I worked hard to make it successful. It was a sign-
making business. It was a small company, not a blue chip company. It was not known nationally
for the quality of its signs. It did not make millions of dollars in profits. And it was private. It was not a public company with shares traded on the stock market.
Still, I worked hard building up my business. I did not work only a few hours each day -- no
banker’s hours for me. Instead I spent many hours each day, seven days a week, trying to grow
the company. I never cut corners or tried to save on expenses. I made many cold calls. I called on possible buyers from a list of people I had never seen. Such calls were often hard sells. I had to be very firm.
Sometimes I sold my signs at a loss. I did not make money on my product. When this happened, there were cut backs. I had to use fewer supplies and reduce the number of workers. But after several years, the company broke even. Profits were equal to expenses. And soon after, I began to
gain ground. My signs were selling very quickly. They were selling like hotcakes.
I was happy. The company was moving forward and making real progress. It was in the black, not
in the red. The company was making money, not losing it.
My friend knew about my business. He is a leader in the sign-making industry – a real big gun, if you know what I mean. He offered to buy my company. My friend wanted to take it public. He wanted to sell shares in the company to the general public.
My friend believed it was best to strike while the iron is hot. He wanted to take action at the best time possible and not wait. He offered me a ball park estimate of the amount he would pay to buy my company. But I knew his uneducated guess was low. My company was worth much more. He asked his bean-counter to crunch the numbers. That is, he asked his accountant to take a close look at the finances of my company and decide how much it was worth. Then my friend increased his offer.
My friend’s official offer was finally given to me in black and white. It was written on paper and more than I ever dreamed. I was finally able to get a break. I made a huge profit on my company, and my friend also got a bang for the buck. He got a successful business for the money he spent. Có rất nhiều thành ngữ, thuật ngữ chuyên biệt trong lĩnh vực kinh doanh, mà với vốn tiếng Anh cơ bản đôi khi người dịch sẽ gặp không ít khó khăn, mẫu chuyện nhỏ sau nhằm giúp bạn đọc trau dồi thêm vốn từ của mình.
Câu chuyện sau kể về một thoả thuận mua bán không chính thức mà tôi và một người bạn đã tiến hành hồi tuần trước, cảđôi bên đều có lợi.
Cách đây vài năm, tôi đã khởi nghiệp từ một công ty khá nhỏ. Tôi đã làm việc cần mẫn để
công ty thành công như hôm nay. Đó là một công ty chuyên về thiết kế. Một công ty nhỏ thôi chứ
chẳng phải công ty có tên tuổi trên thương trường. Nó cũng chẳng nổi danh gì mấy trên toàn quốc trong việc thiết kế. Cũng không phải là một công ty doanh thu bạc triệu đô la. Một công ty tư
nhân, không có cổ phần, không cổ phiếu bán trên thị trường.
Tôi đã làm việc cật lực để gầy dựng sự nghiệp. Tôi không chỉ làm ngày vài giờ như kiểu làm theo giờ hành chính. Thật vậy, một ngày tôi làm việc nhiều giờ, một tuần làm cả bảy ngày. Cố gắng để công ty phát triển. Tôi không bao giờ bán rẻ mẫu mã của mình mà không quan tâm
đến chất lượng, hay cắt giảm chi phí của sản phẩm. Tôi có thể gọi điện cho bất kỳ khách hàng nào trong danh mục tôi có, cho dù họ không mong đợi cú điện thoại của tôi, kể cả cho những khách hàng khó có cơ may bán được. Tôi đã phải rất vững tin. Đôi khi tôi chấp nhận bán lỗ những mẫu mã của mình. Những lúc như thế, tôi cắt giảm chi phí, giảm số lượng nhân công. Vài năm sau,
công ty đã hoà vốn. Lợi nhuận, chi phí đã bằng nhau. Chẳng bao lâu sau, công ty đã bắt đầu có
dấu hiệu tiến triển. Mẫu mã được bán rất nhanh, bán đắt như tôm tươi. Tôi rất vui mừng vì công ty đã có một bước tiến đáng kể. Nó đã bắt đầu có lãi chứ không còn lỗ vốn nữa. Một anh bạn
đã biết chuyện ăn nên làm ra của tôi. Anh ta là người đứng đầu trong ngành công nghệ thiết kế,
một nhân vật tai to mặt lớn đấy. Bạn biết chuyện gì xảy ra không, anh ta ngỏ lời mua công ty tôi
đấy. Anh bạn tôi muốn đưa công ty lên sàn chứng khoán, bán cổ phần công ty cho công chúng. Bạn tôi tin rằng đây là thời khắc đúng đắn. Anh ta ước chừng một cái giá để mua công ty tôi. Nhưng tôi biết, trả thế là còn quá rẻ, công ty của tôi đáng giá hơn nhiều. Anh ta đã hỏi chuyên gia
tài chính của mình và cân nhắc tính toán cụ thể. Và sau khi tham khảo ý kiến, giá mua đã được tăng lên. Cuối cùng chúng tôi cũng đã thống nhất giá cả trên giấy trắng mực đen. Quả thực, tôi cũng gặp vận may. Tôi đã thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Và anh bạn tôi cũng thu được
một món đáng đồng tiền bát gạo. Vocabulary
sweetheart deal thoả thuận mua bán không chính thức sign-making business công ty chuyên về thiết kế
blue chip company công ty có tên tuổi trên thương trường banker’s hours giờ hành chính
cut corners bán rẻ mà không quan tâm đến chất lượng cold calls cuộc điên thoại người nghe không mong đợi hard sells khó có cơ may bán được
at a loss cắt giảm chi phí cut backs cắt giảm chi phí cut backs cắt giảm chi phí broke even hoà vốn
gain ground dấu hiệu tiến triển selling like hotcakes bán đắt như tôm tươi in the black có lãi
in the red lỗ vốn
big gun một nhân vật tai to mặt lớn take it public đưa lên sàn chứng khoán to strike while the iron is hot thời khắc đúng đắn ball park estimate ước chừng một cái giá bean-counter chuyên gia tài chính crunch the numbers cân nhắc tính toán cụ thể in black and white trên giấy trắng mực đen get a break gặp vận may
bang for the buck một món đáng đồng tiền bát gạo
Nguồn www.voa.special Từđiển encyclopedia
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
Lê Đức Doanh Bộ môn Cơ bản
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phát triển con người toàn diện. Giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện, có
đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao tầm vóc thể chất, trình độ văn hóa thể chất dân tộc.
Những năm qua, giáo dục nói chung, giáo dục thể chất nói riêng ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đọan công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục, trong đó có giáo dục thể chất (GDTC).
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 Khóa VIII 1996 có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên Cao đẳng và Đại học