8. Những chữ viết tắt trong đề tài
4.1.2. Kiến thức, kỹ năng
a. Kiến thức
Học sinh phát biểu định nghĩa suất điện động xoay chiều.
Học sinh có thể giải thích sơ lược sự tạo thành dòng điện xoay chiều và suất điện động xoay chiều.
Hiểu được khái niệm dòng điện xoay chiều và điện áp xoay chiều.
Viết được biểu thức của điện áp xoay chiều và dòng điện xoay chiều theo thời gian, chỉ rõ các đại lượng: cường độ tức thời, cường độ cực đại, tần số góc, pha và pha ban đầu.
Nêu được các tác dụng của tụ điện và cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều.
Hiểu ý nghĩa và tính toán được giá trị của dung kháng và cảm kháng.
Viết được các biểu thức giá trị tức thời của các đại lượng u và i hai đầu các phần tử.
Trang 42
Viết được các công thức tính tổng trở của các đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
Biết cách sử dụng giản đồ Fresnel để xác định các giá trị điện áp và tổng trở Z, độ lệch pha của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
Viết các biểu thức định luật Ohm đối với các đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
Nêu được các điều kiện và đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng điện đối với đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
Hiểu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha.
Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
b. Kỹ năng
Xác định được độ lệch pha giữa điện áp xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều theo biểu thức của chúng.
Vẽ được đồ thị biểu cường độ dòng điện xoay chiều và điện áp xoay chiều.
Từ biểu thức xác định công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều chạy qua một điện trở thuần để chỉ ra được các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Sử dụng được thành thạo phương pháp Fresnel khi giải các bài toán điện xoay chiều chỉ chưa tụ điện hoặc cuộn cảm.
Sử dụng linh hoạt định luật Ohm khi giải các mạch điện xoay chiều.
Có kĩ năng quan sát để hiểu ý nghĩa của đồ thị trên màn hình dao động kí điện tử hoặc trên tranh mô phỏng.
Nhận biết được hiện tượng cộng hưởng và giải được các bài toán liên quan đến hiện tượng cộng hưởng và hệ quả của nó.
Vẽ được giản đồ vector.
Xác định độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều của đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp.
Sử dụng được giản đồ Fresnel để xác định giá trị điện áp và tổng trở toàn mạch của đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp.
Có kĩ năng quan sát để hiểu ý nghĩa của đồ thị u(t) và i(t) trên màn dao động kí điện tử hoặc trên tranh mô phỏng.
Vận dụng linh hoạt và thành thạo các công thức để tính tần số và suất điện động của máy phát điện xoay chiều.
Hiểu được cấu tạo và phân tích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.
Nắm được các sơ đồ mắc mạch ba pha để lắp mạch khi thực hành.
Liên hệ thực tế: các máy phát điện xoay chiều, máy biến áp, động cơ điện đồng bộ và không đồng bộ trong thực tế.
Trang 43