Trồng cây trong vườn ươm:

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ dạy học các kiến thức chương 1 trồng trọt, lâm nghiệp đại cương môn công nghệ 10 THPT (Trang 50)

III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy

f. Trồng cây trong vườn ươm:

ra vườn ươm trước khi đưa vào tự nhiên?

H: Kể tên một số giốngcây trồng được nhân lên cây trồng được nhân lên bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

Yêu cầu nêu được: Vì môi trường vườn ươm ít biến động.

f. Trồng cây trong vườnươm: ươm:

- Sau khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển cây ra vườn ươm

* Ứng dụng nuôi cấy mô: nhân nhanh được nhiều giống cây trồng:

- Các giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn.

- Nhân nhanh các giống hoa lan, cà phê, mía…

3.4. Kết quả thực nghiệm:

Do điều kiện về thời gian chúng tôi chưa thực nghiệm được bộ tư liệu ở trường phổ thông nên chúng tôi tiến hành gửi bộ tư liệu này đến một số trường phổ thông và gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn, xin ý kiến nhận xét của các giáo viên để có những ý kiến đóng góp cho bộ tư liệu. Cụ thể như: cô Bùi Thị Kim Cúc, cô Đoàn Thị Kim Hoa trường THPT Đỗ Đăng Tuyển – Quảng Nam, cô Huỳnh Thị Phụng trường THPT Nguyễn Thượng Hiền – Đà Nẵng.

5050 50 50 50

Qua điều tra, gặp gỡ và xin ý kiến, đa số GV đều mong muốn được sử dụng bộ tư liệu bởi bộ tư liệu đã giúp ích được cho giáo viên trong việc thiết kế bài giảng của mình, giải quyết được phần nào khó khăn trong quá trình soạn bài giảng như tiết kiệm được thời gian, công sức trong quá trình tìm kiếm và chỉnh sửa hình ảnh. Theo ý kiến của cô Huỳnh Thị Phụng trường THPT Nguyễn Thượng Hiền – Đà Nẵng đã cho ý kiến: bộ tư liệu này đã giúp ích cho cô trong quá trình thiết kế bài dạy, có nhiều hình ảnh cho từng bài giúp nội dung bài dạy phong phú từ đó học sinh dễ nắm bắt bài hơn, có các video sinh động ở một số bài thực hành giúp học sinh nắm vững được các thao tác trong quá trình thực hành, có bộ trắc nghiệm giúp cô chủ động được trong việc soạn giảng và đánh giá học sinh. Các hình ảnh phong phú đã tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, làm cho học sinh say mê hơn, yêu thích hơn. Đây cũng là một trong những động lực giúp học sinh học tốt môn Công nghệ.

Cũng theo ý kiến của nhiều GV việc sử dụng chương trình MS Powerpoint để soạn bài giảng làm cho tiết học thêm sinh động, GV và HS có điều kiện tương tác với nhau nhiều hơn. Trong một tiết học có sử dụng bài giảng điện tử, GV có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng lớn kiến thức phong phú, sâu rộng, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức thông qua những hình ảnh trực quan nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. HS phát triển các kỹ năng quan sát, phân tích, tìm tòi… phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập. Cô Bùi Thị Kim Cúc và cô Đoàn Thị Kim Hoa trường THPT Đỗ Đăng Tuyển – Quảng Nam đã cho ý kiến: bộ tư liệu giúp các thầy cô làm phong phú, bài giảng sinh động hơn, ngoài ra còn cung cấp được các câu hỏi trắc nghiệm dùng trong củng cố và kiểm tra bài cũ, cô Kim Hoa cũng đã góp ý là bộ tư liệu cần bổ sung thêm các trò chơi đế gây hứng thú cho học sinh và giúp bộ tư liệu hoàn thiện hơn.

5151 51 51 51

Như vậy, qua kết quả điều tra chúng tôi thấy được tính hiệu quả của bộ tư liệu, khi sử dụng hình ảnh, video trong bộ tư liệu để thiết kế các bài giảng điện tử đã giúp ích được cho giáo viên. Bộ tư liệu hoàn thành là nguồn tài liệu tham khảo rất tốt cho giáo viên và sinh viên sư phạm sau khi ra trường để dạy chương 1: “Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương” môn Công nghệ 10 – THPT. Tóm lại, bộ tư liệu đã góp một phần trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT, mang lại hiệu quả trong dạy và học.

5252 52 52 52

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ dạy học các kiến thức chương 1 trồng trọt, lâm nghiệp đại cương môn công nghệ 10 THPT (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w