19. Ảnh hưởng của thuốc hóa
3.3.3. xuất phương án sử dụng bộ tư liệu trong quá trình dạy học
Bộ tư liệu có thể sử dụng với nhiều mục đích dạy học khác nhau vừa hình thành kiến thức mới vừa củng cố kiến thức cũ vừa kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả dạy học
* Đối với tư liệu là hình ảnh
GV có thể sử dụng hình ảnh cho việc thiết kế bài giảng điện tử, hoặc có thể in phóng to phục vụ cho quá trình giảng dạy. Có thể sử dụng hình ảnh cho nhiều mục đích khác nhau:
- Sử dụng hình ảnh để dạy bài mới:
Ví dụ: Để dạy các nội dung kiến thức trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào ở Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế
3939 39 39 39
bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp . Đây là một bài có các kiến thức tương đối khó với HS nhưng trong SGK chỉ dùng lời nên các em sẽ khó hiểu rõ được các bước trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
Vì vậy, với những hình ảnh trong bộ tư liệu sẽ hỗ trợ tích cực để giáo viên truyền đạt các kiến thức trong phần này cho HS. Một số hình ảnh giáo viên có thể tham khảo:
Tạo rê Khử trùng Tạo chồi trong môi
trường nhân tạo
Trồng cây trong vườn ươm
Cấy cây vào môi trường thích ứng
Tạo rê
Hình 3.1. Các giai đoạn trong quy trình nuôi cấy mô bế bào
- Sử dụng hình ảnh để thiết kế câu hỏi kiểm tra đánh giá:Ví dụ 1: GV có thể sử dụng hình 3.2 để thiết kế câu hỏi sau: Ví dụ 1: GV có thể sử dụng hình 3.2 để thiết kế câu hỏi sau:
4040 40 40 40
Câu 1: Quan sát hình 3.2 và cho biết đây là phẫu diện của loại đất nào?
a. Đất cát biển
b. Đất mùn vàng – đỏ trên núi c. Đất xám
d. Đất mặn ven biển
Hình 3.2. Phẩu diện đất
Ví dụ 2: GV sử dụng hình 3.3 để thiết kế câu hỏi sau:
Câu 2: Cho tên gọi của các tầng trong phẩu diện đất ở hình 3.3:
1. Tầng rửa trôi 2. Tầng đá mẹ 3. Tầng tích tụ 4. Tầng mẫu chất 5. Tầng thảm mục
Thứ tự của các tầng trong phẩu diện đất này là:
a. 5 - 1 - 4 - 3 - 2
b. 5 - 1 - 3 - 4 - 2 Hình 3.3. Phẩu diện đất
c. 5 - 2 - 3 - 1 - 4
d. 5 - 2 - 3 - 4 - 1
* Đối với tư liệu video
Ví dụ: Khi cho HS thực hành bài 8: “Xác định độ chua của đất” đòi hỏi GV phải có những kĩ năng hướng dẫn, định hướng cũng như những kĩ năng thao tác và thực hiện các bước trong quá trình thực hành. Nếu việc thực hành nội dung này được đầu tư tốt thì sẽ giúp HS hiểu và nắm bắt kiến thức đã học một cách chắc chắn, hoàn thiện hơn. Vì thế với những video trong bộ tư liệu
4141 41 41 41
có thể giúp ích rất lớn cho việc thực hiện tốt các bài thực hành. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc GV có thể tổ chức hiệu quả các tiết thực hành và HS có thể tự rèn luyện tốt hơn một số kĩ năng thực hành.
Hình 3.4. Video mô tả hướng dẫn thao tác thí nghiệm xác định độ chua của đất
* Đối với câu hỏi trắc nghiệm
GV có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố sau mỗi bài học, hoặc xây dựng đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của HS.
Ví dụ: Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra 15’.
Câu 1: Ý kiến nào không đúng khi nói về ưu điểm của nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?
a. Có thể nhân giống ở quy mô công nghiệp.
b. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
c. Có khả năng chống chịu cao với thời tiết và sâu bệnh.
d. Có hệ số nhân giống cao.
Câu 2: Khảo nghiệm giống cây trồng người ta chú ý tới………… của giống cây trồng.
4242 42 42 42
a. hình dạng và kích thước
b. tính trạng và đặc điểm
c. năng suất phẩm chất
d. tính chống chịu và thích nghi
Câu 3: Tính toàn năng của tế bào là gì?
a. Các tế bào đều giống nhau.
b. Các tế bào đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài đó.
c. Bộ gen đều giống nhau.
d. Tế bào đều có khả năng sinh sản vô tính.
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào sơ đồ quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào sau:
Chọn vật liệu nuôi cấy ===> Khử trùng ===> …….…. ====> ……..… ====> Cấy vào môi trường thích ứng ====> Trồng cây trong vườn ươm.
Câu 5: Việt Nam nằm trong điều kiện nhiệt đới ẩm nên dễ gây ảnh hưởng gì đến đất?
a. Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng lên.
b. Chất hữu cơ dễ bị khoáng hóa và rửa trôi do nước mưa.
c. Đất dễ bị bạc màu
d. Đất dễ bị thoái hóa.
Câu 6: Hạt giống nguyên chủng là hạt giống như thế nào?
a. Hạt giống nhân lên từ hạt giống siêu nguyên chủng.
b. Hạt giống có chất lượng cao.
c. Hạt giống có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng.
d. Hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao.
Câu 7: Tại sao trong sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo, người ta phải loại bỏ những cây xấu trước khi chúng tung phấn?
4343 43 43 43
a. Vì đó là những cây kém chất lượng.
b. Vì để hạn chế sự giao phấn giữa các cây tốt và cây kém chất lượng.
c. Vì đảm bảo sự thuần chủng của các cây được giữ lại.
d. Tất cả các lý do trên.
Câu 8: Nuôi cấy mô tế bào là gì?
a. Nuôi mô tế bào thành cơ thể hoàn chỉnh.
b. Tạo điều kiện cho mô tế bào sinh sản.
c. Tạo điều kiện cho mô tế bào phát triển.
d. Nuôi cho mô tế bào thực hiện quá trình sinh sản. Câu 9: Quan sát hình ảnh
Đối với đất trồng lúa, tầng canh tác là:
a.Tầng rễ cây chỉ có thể ăn sâu đến đó.
b. Tầng chứa các chất hữu cơ và đang phân hủy.
c. Tầng chứa các chất hữu cơ và đã phân hủy, cây sử dụng được.
d. Tầng chứa bùn nhão, thích hợp cho trồng lúa.
4444 44 44 44
Câu 10: Quan sát sơ đồ cấu tạo của hạt keo đất sau:
Thứ tự tên của các lớp A, B, C lần lượt là:
a. Lớp ion quyết định điện, lớp ion bất động, lớp ion khuếch tán.
b. Lớp ion bất động, lớp ion khuếch tán, lớp ion quyết định điện.
c. Lớp ion khuếch tán, lớp ion quyết định điện, lớp ion quyết định điện.
d. Lớp ion quyết định điện, lớp ion khuếch tán, lớp ion bất động.
* Đối với các bài giáo án:
GV và sinh viên sư phạm có thể sử dụng tham khảo một số giáo án thiết kế trong bộ tư liệu.
Ví dụ:
BÀI 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀOTRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh phải: