Kết quả chăm sóc SKSS cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh vĩnh phúc từ năm 2008 2012 (Trang 62)

- Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên tương đối cao. Khi tính tổng thể trong toàn tỉnh thì tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 7,7% ở năm 2011 cao hơn so với những năm khác (năm 2008 là 6,2%, năm 2009 là 6,7%, năm 2010 là 7,1%) và bắt đầu có xu hướng giảm vào năm 2012 (7,4%).

- Tỷ lệ phá thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hầu hết là ở giai đoạn sớm của thai kỳ (< 7 tuần) (77,9% - 88,8%). Tỷ lệ phá thai từ 12 tuần trở lên chiếm tỷ lệ khá thấp (0,5 – 1,4%). Số ca phá thai không ổn định ở các

năm. So sánh năm 2008 (4429 ca) với năm 2012 (3560 ca) số lượng này đã giảm đáng kể.

- Việc sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ chủ yếu là dụng cụ tử cung (52,5 – 63,9%) và thuốc tránh thai (20,3% - 37,0%). Tỷ lệ sử dụng dụng cụ tử cung tăng cao hơn ở năm 2009 (63,9%) và có xu hướng giảm dần đến năm 2012 (56,1%).

- Thành thị và đồng bằng là 2 vùng có số lượt khám phụ khoa trung bình thấp hơn trung du và miền núi (từ 0,5 – 0,7% ở thành thị và đồng bằng; từ 0,65 – 1,1% ở trung du và miền núi). Trung bình lượt khám phụ khoa xấp xỉ 0,6 lần/người/năm và có xu hướng tăng dần theo năm.

- Tỷ lệ điều trị phụ khoa so với khám phụ khoa là 27,8% - 35,6% , và có xu hướng giảm dần theo năm. Tỷ lệ khám phụ khoa phải điều trị ở huyện miền núi cao hơn so với huyện đồng bằng và thành thị.

KIẾN NGHỊ

1. Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc SKSS đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt chú trọng việc triển khai chương trình tại các xã miền núi khó khăn.

2. Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Vĩnh Phúc cần phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực SKSS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo Sở Y tế để kịp thời trấn chỉnh nâng cao chất lượng chăm sóc.

3. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ cung cấp dịch vụ về sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh.

4. Phối hợp với chi cục Dân số cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp tới đối tượng sử dụng.

5. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc SKSS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2001), Chăm sóc trước, trong và sau đẻ, Tóm lược hiện trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản,số 4.

2. Bộ Y tế (2001), Chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001- 2010, Dự án VIE/ 01/ P10.

3. Bộ Y tế (2007), Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Hà Nội, nxb Y học

4. Trần Thị Trung Chiến, Trịnh Hữu Vách và cs (1995), Tử vong mẹ ở Việt Nam, NXB Y học Hà Nội. tr 87 - 93.

5. Trần Thị Trung Chiến, Trịnh Hữu Vách và cs (2003), Kết quả thí điểm giảm chết chu sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 112- 213. 6. Trần Thị Trung Chiến, Trịnh Hữu Vách và cs (2002), Kết quả thí điểm

giảm chết chu sinh ở Việt Nam., Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 143 - 160.

7. Dương Thị Cương (1999), Vệ sinh thai nghén, Bài giảng Sản phụ khoa- NXB Y học. tr 78.

8. Hội đồng dân số (2010), Phân tích tình hình dịch vụ CSSKSS tại các tỉnh ở Việt Nam, Hà Nội.

9. Hội đồng dân số (2000), Phân tích tình hình dịch vụ SKSS trong khu vực y tế Nhà nước tại 7 tỉnh ở Việt Nam, Hà Nội. tr 30- 94.

10. Đàm Khải Hoàn và cs (2008), Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái, Tạp chí Y học thực hành, số 34.

Tiếng Anh

11. Liskia, L.B., Maryland (2008), Complications of abortion in developing countries, The Johns Hopkins University, Population information program.

12. Ritu Sadara (2002), Definition and measurement of heath.: Bulletin of the world heath Organization. pp 23-27

13. WHO (2000), Impact of prenatal care on Prenatal Mortality. Mar: Southeast Asian J Trop. Med Public Health.

14. WHO (2005), Women's experiense of Abortion in the Western Pacific Region. Manila, (Vol 4) (Womon's Health seris.

15. WHO (2009), Prenventing Matenal, Deaths Geneva. pp71-78

16. WHO (2009), Impact of prenatal care on Prenatal Mortality. Med Public Health. pp.47-51.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh vĩnh phúc từ năm 2008 2012 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)