Sử dụng các biện pháp tránh tha

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh vĩnh phúc từ năm 2008 2012 (Trang 56)

Ở Việt Nam hiện nay các biện pháp tránh thai đang được sử dụng là: Thuốc tránh thai, bao cao su, dụng cụ tử cung (vòng tránh thai), đình sản nam, đình sản nữ, Tiêm hoặc cấy thuốc tránh thai,… Trong các biện pháp trên thì biện pháp đặt vòng tránh thai và dùng bao cao su được coi là biện pháp được nhiều người sử dụng nhất, do công tác tuyên truyền vận động thay đổi hành vi sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

Sự nhận thức và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có tác động đến mức sinh. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chủ yếu là dùng dụng cụ tử

cung (52,5 -63,9%) và thuốc tránh thai (20,3% - 37,0%). Đồng thời, khi phân tích từ năm 2008-2010, kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng dụng cụ tử cung tăng cao hơn ở năm 2009 (63,9%) và có xu hướng giảm dần từ năm 2011, 2012.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về sử dụng các biện pháp tránh thai so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự tại tỉnh Yên Bái là thấp hơn (52,5% - 63,9% so với 68,5%). Lý giải điều này là do đối tượng nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn là phụ nữ người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa còn trong nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ có 2 huyện thuộc vùng miền núi [10].

Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc là tương đương với tỷ lệ chung của cả nước (67%) [8]. Trong tổng số trường hợp sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, vòng tránh thai được sử dụng nhiều nhất (52,5 – 63,9%) tiếp đó là đối tượng sử dụng biện pháp dùng thuốc tránh thai (20,3 – 37,0%). Biện pháp đình sản nữ và đình sản nam ít được áp dụng.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chưa cao là do sự nhận thức còn hạn chế của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Hơn nữa, là hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của một số huyện miền núi chưa hiệu quả và còn nhiều vấn đề bất cập. Thuốc tránh thai và bao cao su được phân phát cho phụ nữ thông qua hệ thống cộng tác viên dân số chưa đều. Mạng lưới cung cấp dịch vụ tránh thai ở huyện chưa phát triển sâu rộng, hoặc bao cao su có thể gây dị ứng cho phụ nữ khi sử dụng. Vì vậy, mặc dù bao cao su là biện pháp duy nhất vừa tránh được có thai ngoài ý muốn, vừa tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng cũng chỉ có xấp xỉ 11,8% đối tượng sử dụng biện pháp dùng bao cao su.

Như vậy, hệ thống chăm sóc y tế và dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai tại các khu vực này còn có một khoảng cách khá xa so với tình

hình chung cả nước. Tình trạng giao thông đi lại khó khăn ở một số huyện miền núi góp phần gây bất tiện cho việc phân phối các biện pháp kế hoạch hóa gia đình tới chị em phụ nữ. Đồng thời gây khó khăn cho người dân trong tiếp cận với các cơ sở khám chữa bệnh.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh vĩnh phúc từ năm 2008 2012 (Trang 56)