3.1.6.1 Phối hợp hai phương pháp định giá doanh nghiệp hiện hành
Theo quy định, hiện có hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng: phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản mới thể hiện được giá sàn của doanh nghiệp, tuy có đảm bảo việc không thất thoát vốn của Nhà nước
nhưng chưa thể hiện được giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trong khi đó, áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu sẽ giải quyết được hầu hết các vướng mắc trong việc xác định lợi thế thương mại và tiềm năng giá trần của doanh nghiệp. Như vậy, nên chăng:
• Áp dụng đồng thời cả hai phương pháp để thể hiện được một khoảng dao động về giá trần - giá sàn của doanh nghiệp, giúp cho các nhà đầu tư có một cách nhìn khách quan hơn trước khi quyết định đầu tư. Trong khoảng giá
trần - giá sàn, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể chỉ ra một giá hợp lý nhất, phản ánh giá trị chính xác của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của nhà đầu tư. • Trong tình hình như hiện nay của Việt Nam: tham nhũng tràn lan, tình hình tài chính của doanh nghiệp không rõ ràng... Do vậy, cùng với việc áp dụng đồng thời hai phương pháp trên, nên kết hợp với phương pháp đấu giá công khai qua các công ty chứng khoán và sở giao dịch. Điều này sẽ mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo tính minh bạch và khuyến khích các nhà đầu tư, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa.
3.1.6.2 Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu
Theo quy định, công thức xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này là cố định. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp là:
• Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp;
• Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần;
• Lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp;
• Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao; Do đó, để tạo thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu, cần tiến hành những công việc sau:
• Thiết lập hệ thống báo cáo bắt buộc và lưu trữ cơ sở dữ liệu về báo cáo và phương pháp định giá áp dụng cho công ty đã định giá. Cơ sở dữ liệu này sẽ là tài liệu vô giá trong việc tổng hợp và phân tích để đưa ra các tỷ lệ chiết khấu, giả thiết và giả định của phương pháp dòng tiền chiết khấu, giải quyết được những khó khăn hiện thời trong việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu như đã nêu ở phần trên.
• Tạo cơ chế để có được những báo cáo xác định giá trị hoàn hảo theo phương pháp này như tăng phí định giá cho các công ty áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc này tốn nhiều công sức hơn nhưng đổi lại sẽ giúp cho công ty huy động được nhiều vốn hơn do thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Đặc biệt trong thời gian tới có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán khi tỷ lệ khống chế 30% được dỡ bỏ.
3.1.6.3 Áp dụng đa dạng các phương pháp định giá doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Nhà nước thông thường hoạt động trên nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có đặc thù riêng của mình. Do đó, khi thực hiện cổ phần hóa, yêu cầu đặt ra của mỗi doanh nghiệp là làm sao lựa chọn được phương pháp định giá phù hợp với doanh nghiệp. Ví dụ: xác định giá trị doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ không giống với định giá doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hai phương pháp đang áp dụng đều có những hạn chế nhất định.
• Phương pháp định giá dựa trên giá trị tài sản không phản ánh được khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
• Phương pháp dòng tiền chiết khấu, mặc dù được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhưng đây là phương pháp rất phức tạp, chỉ có thể áp dụng đối với các nước có nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, phương pháp này lại không tính được giá trị thương hiệu. Trường hợp của VIETCOMBANK là một ví dụ điển hình, “đó là do hoạt động ngân hàng có nhiều đặc thù so với các doanh nghiệp Nhà nước khác nên khi thực hiện cổ phần hóa đã gặp phải một số vướng mắc chưa được hướng dẫn tại Thông tư 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa phù hợp với đặc thù hoạt động ngân hàng”
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đã được thực hiện trên thế giới. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội của Việt
Nam trong giai đoạn này, cần phải thừa nhận rằng có nhiều phương pháp không thể áp dụng được mà cần phải có thêm các điều kiện khác nữa.
Thông thường, việc xác định giá trị doanh nghiệp là một tổng hợp của nhiều phương pháp tính toán khác nhau, sao cho giá cả chuyển giao doanh nghiệp được người mua và người bán chấp nhận, sẵn lòng tiến hành thực hiện việc chuyển giao này.
Một số giải pháp khác
• Công khai các báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi tổ chức đấu giá để tất cả các nhà đầu tư tiềm năng trong xã hội có thể tham gia, tránh tình trạng thông thầu, ép giá, hoặc cổ phiếu chỉ tập trung và một số ít nhà đầu tư lớn, còn dân chúng khó tham gia.
• Thời gian quy định cho việc xác định giá trị doanh nghiệp nên thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế ở giai đoạn này. Thời gian tối đa không quá 30 ngày đối với doanh nghiệp và 60 ngày đối với toàn Tổng Công ty chỉ nên có tính chất hướng dẫn chứ không nên có tính chất cưỡng chế, đặc biệt đối với trường hợp doanh nghiệp định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.
• Chi phí định giá: Bộ Tài chính cần sớm có hướng dẫn đối với các doanh nghiệp lớn đặc thù để có thể tính toán chi phí định giá cho phù hợp, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Nhìn chung, hoạt động định giá không chỉ phục vụ công tác quản lý Nhà nước, mà còn phục vụ nhu cầu của nền kinh tế, tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thiết thực giúp các nhà đầu tư, người tiêu dùng mua sắm tài sản kiểm soát được chi phí, hạn chế thất thoát lãng phí... Tuy vậy, hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp nói chung và công tác xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa nói riêng của Việt Nam đang trong giai đoạn từng bước phát triển và hoàn thiện nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng để lựa chọn những phương pháp áp dụng thực sự hiệu quả vào thực tiễn trình độ kinh
tế Việt Nam hiện này là một thách thức rất lớn. Ngoài việc kết hợp 2 phương pháp DCF và Phương pháp tài sản, chúng ta có thể tham khảo thêm các phương pháp được áp dụng rộng rãi khác trên thế giới, kết hợp với việc đánh giá các yếu tố: thương hiệu, yếu tố con người,.. để phục vụ công tác CPH