Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu định giá doanh nghiệp góc nhìn thế giới đến việt nam (Trang 60)

2.4.2.1 Thành tựu đạt được

Quá trình CPH một cách thận trọng và đặc biệt chú trọng đến vấn đề định giá doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:

Giá trị DN được xác định sát với thực tế hơn góp phần nâng cao hiệu quả CPH. Nếu như trong giai đoạn thí điểm các quy định hướng dẫn chưa hình dung hết các vấn đề phức tạp khi xác định giá trị doanh nghiệp như các vấn đề giá thiết bị chuyên dung, đất đai nhà cửa, lợi thế doanh nghiệp, mặt khác lại chưa cho phép loại trừ khỏi giá trị DN CPH các khoản tổn thất như: công nợ khó đòi, lỗ năm trước, hàng hoá tài sản kém phẩm chất,… dẫn tới tình trạng không thống nhất giữa người mua và người bán. Để khắc phục thực tế trên, Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ ra đời đưa ra nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp giá trị của doanh nghiệp CPH được xác định là thực tế của DN mà người bán và người mua đều chấp nhận được”. Thêm vào đó là thông tư số 50/TC/TCDN ngày 30/8/1996 hướng dẫn vấn đề tài chính trong việc chuyển một số DNNN thành công ty CP theo nghị định số 28/CP, trong đó có hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị DN CPH theo nguyên tắc đã được quy định tại Nghị định 28/CP cũng đã cơ bản khắc phục được một số phương pháp định giá đã áp dụng trước đây và đã phản ánh được tương đối đúng đắn và trực quan giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm định giá, rút ngắn thời gian định giá doanh nghiệp xuống chỉ còn dưới ba tháng. Cho đến nay Bộ tài chính đã quy định rõ ràng 2 phương pháp áp dụng để định giá DN trong đó có tính đến giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thương hiệu. Đây là hai phương pháp thiên về định lượng có tính khoa học và cơ sở áp dụng tương đối đơn giản nên có thể phù hợp với thực tiễn định giá của Việt Nam. Việc áp dụng 2 phương pháp tài sản và dòng tiền chiết khấu đã làm gia tăng đáng kể giá trị doanh nghiệp được định giá, đem lại nhiều tỷ đồng cho nhà nước đồng thời thu hẹp khoảng cách với giá trị thực tế của DN.

Số DN được phép cung cấp dịch vụ định giá và tăng lên đáng kể. Theo thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004: Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty NN thành CTCP (Phụ lục số 3), công văn 2499/TC/TCDN ngày 4/3/2005: Công văn của Bộ Tài chính về việc thực hiện Thông tư 126/2004/TT-BTC, công văn 11120/BTC-TCDN ngày 1/9/2005: Công văn của Bộ Tài chính về việc bổ sung danh sách tổ chức định giá doanh nghiệp CPH tính đến thời điểm này chúng ta có 66 tổ chức tư vấn định giá. Trong đó theo thông tư 126 có 40 tổ chức, theo công văn 2499 bổ sung thêm 24 tổ chức, và gần đay nhất là công văn 11120 bổ sung thêm 2 tổ chức. Tuy số lượng trên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu định giá DN nói chung, định giá DNNN CPH nói riêng nhưng cũng đã phần nào giải quyết được “cơn khát định giá’ đang ngày càng gia tăng.

2.4.2.2 Hạn chế

Thành tựu nhiều là vậy, tuy nhiên công tác định giá vẫn còn nhiều hạn chế .

Việc áp dụng cứng nhắc hai phương pháp định giá khiến cho nhiều DN gặp khó khăn, bởi khi xác định giá trị bằng 2 phương pháp trên có thể đem lại các kết quả khác nhau. Trong khi đó định giá DN thường được coi như một nghệ thuật hơn là một khoa học chính xác, bởi tính phức tạp của nó, phương pháp vẫn vậy nhưng kết quả định giá phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của thẩm định viên. Sự hạn chế trong năng lực của thẩm định viên là một yếu tố dẫn đến tình trạng sai lệch trong định giá. Nhìn chung thời gian định giá vẫn còn nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ CPH, như kết quả khảo sát được Công ty Ernst & Young công bố tại Hội thảo định giá và quản trị DN CPH do Bộ Tài chính tổ chức diễn ra sáng 9/9/2004 tại Hà Nội thì giai đoạn từ khi thành lập Ban đổi mới DN đến khi bắt đầu định giá là 137 ngày và thời gian bắt đầu định giá đến khi phê duyệt giá trị DN hết 122 ngày trong tổng thời gian bình quân để hoàn tất CPH một DNNN hết 411 ngày (chiếm gần 30% tổng thời gian CPH).

Định giá đôi khi vẫn được sử dụng như một công cụ để trục lợi của một số cá nhân, tổ chức. Giá trị DN được định giá trước CPH có thể gắn liền với quyền lợi của một vài cá nhân trong DN. Hiện tại chúng ta vẫn quy định phải bán cổ phần với giá ưu đãi cho người lao động, cho lãnh đạo doanh nghiệp với khối lượng lớn. Cách làm này theo đánh giá của các chuyên gia là cực kỳ mang tính hình thức. Điều này tạo thêm động lực cho việc cố tình che giấu hoặc giảm bớt giá trị tài sản, giá trị của DN.

2.4.2.3 Nguyên nhân

Từ phía cơ quan nhà nước

Hạn chế trong quy định của Nhà nước về phương pháp áp dụng.

Quy định về phương pháp: Theo NĐ 109/2007/NĐ-CP và TT 146/2007/TT- BTC hướng dẫn thì Nhà nước quy định 2 phương pháp xác định giá trị DNNN CPH. Hai phương pháp định giá doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ tài chính hiện nay chưa bao quát hết các loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau. Nhất là đối với Việt Nam, đã có một quá trình giao vốn ngân sách cho các doanh nghiệp khá phức tạp do tình hình kinh tế, lịch sử của chúng ta trước đây; và có một tỷ lệ đáng kể vốn ngân sách được giao cho các doanh nghiệp là vốn ghi sổ, nhất là ngành bảo hiểm và ngành ngân hàng. Điều này đã dẫn đến khó khăn là chúng ta không thể định giá đúng được giá trị các doanh nghiệp trong các ngành này.

Việc Nhà nước quy định như vậy làm mất tính chủ động, sáng tạo cho Tổ chức định giá trong việc lựa chọn, áp dụng các phương pháp. Trong khi số lượng các doanh nghiệp thực hiện CPH thì rất lớn. Mỗi doanh nghiệp có những điều kiện khác nhau, cho nên có thể phù hợp với phương pháp cụ thể nào đó ngoài hai phương pháp quy định. Trong trường hợp này, Tổ chức định giá muốn áp dụng Tổ chức định giá muốn áp dụng phương pháp đó thì phải trình lên Bộ tài chính và phải được sự đồng ý của Bộ tài chính. Điều này gây cản trở lớn cho các Tổ chức thẩm định vì nó làm kéo dài thời gian, có thể dẫn đến không hoàn thành theo như kế

hoạch Hai phương pháp quy định trong thông tư 79 của Bộ tài chính được trình bày ở trên tỏ ra khó chính xác khi xác định giá trị trong thực tế vì các lý do sau:

Phương pháp dòng tiền chiết khấu căn cứ vào các dòng tiền trong tương lai nên đòi hỏi khả năng lập kế hoạch và dự báo phải chính xác và có tính khả thi cao. Đây cũng là điểm yếu của chúng ta, do vậy khả năng chính xác cũng hạn chế .Ông Kelvin Lee, giám đốc bộ phận tư vấn định giá và chiến lược công ty PriceWaterhouseCooper Việt Nam đánh giá phương pháp định giá trên giá trị tài sản không phản ánh được khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Còn phương pháp chiết khấu dòng tiên phức tạp và cần đầy đủ thông tin (thường chỉ có được ở những nền kinh tế phát triển).

Theo tiến sĩ Nguyễn Trọng, chủ tịch Hội Tư vấn khoa học, công nghệ và quản lý TPHCM, về mặt kỹ thuật, thế giới có nhiều phương pháp định giá khác nhau phù hợp với từng lĩnh vực khác nhau. Việc Bộ Tài chính chỉ cho phép áp dụng hai phương pháp nói trên theo những công thức tính toán cố định đang hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp phù hợp hơn.

Trên thế giới thì việc định giá DN hoặc loại tài sản trong DN (bất động sản, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải) đều có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định và kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá. Thậm chí còn có cả phương pháp đấu giá qua thị trường chứng khoán.

Quy định trong việc xử lý tài chính: Theo quy định hiện hành thì những tài sản không cần dùng, chờ thanh lý sẽ không đưa vào CPH. Mặt khác vẫn còn một số bất cập trong việc xác định giá trị các khoản nợ khó đòi. Việc đưa hay không đưa những tài sản này vào CPH tạo ra những bất cập lớn, cụ thể:

• Giá trị DNNN CPH chưa được xác định đúng, đầy đủ. • Tạo kẽ hở cho tình trạng lãng phí, tham nhũng.

• Tạo ra sự trì trệ và nhập nhằng trong việc hạch toán tài sản doanh nghiệp. Về phương pháp tài sản

Công thức cụ thể: Giá trị doanh nghiệp = giá trị thực tế của toàn bộ tài sản theo giá thị trường + lợi thế kinh doanh

Về phương pháp dòng tiền chiết khấu: Đây là phương pháp cộng dồn giá trị tài sản căn cứ vào sổ sách kế toán, phương pháp này có hạn chế là giá cả trên sổ sách kế toán thường là giá lịch sử, không phản ánh đúng giá thị trường hiện tại. Đối với tài sản đánh giá lại thì lại phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá, nên thường xảy ra mức chênh lệch khá lớn giữa các thành viên trong hội đồng định giá lại khi định giá các tài sản này.

Thông tư 126/2004/TT-BTC quy định phương pháp dòng tiền chiết khấu chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp "có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin hoặc và chuyển giao công nghệ có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 5 năm liền kề cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên". Như vậy, phạm vi áp dụng của phương pháp dòng tiền chiết khấu bị thu hẹp theo các điều kiện về ngành nghề kinh doanh. Mặt khác, với tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2000 đến nay, thì có thể nói là khó tìm ra được doanh nghiệp nào đáp ứng được quy định về tỷ suất lợi nhuận này.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền được xác định dựa trên cơ sở thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Để có thể áp dụng phương pháp này, các doanh nghiệp cần xác định được những thông tin chủ yếu từ tỷ suất lợi nhuận của 3-5 năm liền kề và dự kiến từ 5-10 năm ở tương lai, tỷ lệ tăng trưởng, hệ số rủi ro... đây là những thông tin không thể thiếu khi áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Đức, Giám đốc tư vấn Công ty Kiểm toán Việt Nam: “Việc xác định những thông tin trên hiện nay rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Thậm chí nhiều dữ liệu trên để có thể chính xác phải do tính toán của các chuyên gia. Với những yêu cầu khá phức tạp của phương pháp trên nên trên thực tế chưa được áp dụng rộng rãi”.

Trong khi việc xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản ròng không tính hết được các giá trị tiềm năng của doanh nghiệp, mà chỉ căn cứ trên cơ sở các tài sản thực có tại thời điểm xác định giá trị, việc hạn chế áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu sẽ một phần ảnh hưởng đến độ chính xác của giá trị doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, có thương hiệu và thị phần ổn định trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tư vấn, bảo hiểm. Trên thực tế, phương pháp dòng tiền chiết khấu khó có thể áp dụng trên diện rộng trong thời gian hiện nay vì những lý do sau:

Cổ phần hóa hoặc chuyển đổi doanh nghiệp là một bước ngoặt lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, rất khó ước đoán được doanh thu hay dòng tiền của doanh nghiệp trong những năm hậu chuyển đổi. Không xác định được những đại lượng này, việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu là không thể làm được.

Thực tế kinh doanh trong những năm qua, các doanh nghiệp Nhà nước thường có hiệu quả hoạt động kém, lãi suất thấp hoặc thậm chí lỗ. Đối với những doanh nghiệp như vậy, nếu áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên các số liệu hiện tại, giá trị doanh nghiệp thường thấp hơn giá trị tài sản hoặc thậm chí âm, không phù hợp với thực tế.

Hệ thống số liệu thống kê của nước ta chưa phát triển, việc xác định các chỉ số bình quân của từng ngành (P/E, IRR,...) là rất khó và không phải lúc nào cũng làm được. Thiếu những chỉ số này làm chuẩn sẽ rất khó xác định được tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho phương pháp dòng tiền chiết khấu. Hơn nữa, cần lưu ý rằng phương pháp này không tính được giá trị thương hiệu.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu đòi hỏi rất nhiều giả định dựa trên kinh nghiệm, trình độ của cán bộ định giá. Các giả định này thường rất khó kiểm chứng, hơn nữa, đội ngũ cán bộ của ta trong lĩnh vực này chưa nhiều và trình độ chuyên môn chưa cao.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu thường phải sử dụng thị trường chứng khoán hoặc các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán làm chuẩn. Để đáp ứng được yêu cầu này, thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán phải thực sự là đại diện cho nền kinh tế. Hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta còn rất mới, quy mô chưa lớn, với tổng giá trị cổ phiếu đang niêm yết khoảng 81.518 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ đô-la Mỹ), phần lớn các công ty đều nhỏ và cũng không đặc trưng cho ngành, nên không thể sử dụng làm chuẩn một cách chính xác.

Chưa có một hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như hệ thống pháp luật nói chung, các văn bản pháp lý liên quan đến CPH và xác định GTDN còn chưa đầy đủ. Nhìn chung hệ thống tiêu chuẩn về thẩm định giá còn sơ khai, thiếu chi tiết và cụ thể.

Theo quy định hiện hành, có hai cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập.2 Thành viên của Hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau, ví dụ như Sở Tài chính, Sở KH- CN, Uỷ ban Nhân dân v.v., vì thế ý kiến đánh giá của họ không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể bị nghiêng về những mục tiêu quản lý riêng. Do đó, định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị “thực tế” của DNNN. Hơn nữa, mâu thuẫn về quyền lợi giữa DNNN với các cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm được thống nhất. Việc sử dụng công ty tư vấn độc lập để định giá tuy tỏ ra có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi thế kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các công ty tư vấn độc lập của Việt Nam vẫn chưa đủ kinh nghiệm và trình độ để định giá các DNNN lớn và phức tạp.

Ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, hành lang pháp lý hiện nay chưa rõ ràng, không qui định rõ DNNN được nắm giữ những lĩnh vực trọng yếu nào. Với cách thức không rõ ràng như vậy thì công việc chúng ta đang làm hiện nay chỉ đơn thuần là việc thay đổi tên cho doanh nghiệp.

Chia sẻ quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Đình Tài cho rằng, một số qui định

Một phần của tài liệu định giá doanh nghiệp góc nhìn thế giới đến việt nam (Trang 60)