Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân thông qua một số chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay cá nhân và các yếu tố tác động đến quyết định cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô (Trang 55)

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Đánh giá tín dụng là một công việc cần thiết và quan trọng sau khi phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng qua đó thấy được những mặt còn yếu kém cũng những những mạnh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng cá nhân được thể hiện qua 3 chỉ số là vòng quay vốn tín dụng cá nhân, hệ số thu nợ cá nhân và tỉ lệ nợ xấu (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013

Doanh số cho vay Triệu

đồng 749.392 789.891 638.538 201.824 278.390 Doanh số thu nợ Triệu đồng 681.781 849.142 616.157 289.125 390.009 Dư nợ Triệu đồng 229.531 170.280 192.661 82.979 81.042 Dư nợ bình quân Triệu đồng 196.362 199.906 181.471 126.630 136.851

Hệ số thu nợ % 90,98 107,50 96,49 143,26 140,09 Vòng quay vốn

tín dụng Vòng 3,47 4,25 3,40 2,28 2,84

Nợ xấu/Dƣ nợ % 1,11 2,55 3,05 2,46 2,69

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ đánh giá công tác thu hồi vốn của ngân hàng, hệ số này càng cao thể hiện việc thu hồi nợ của ngân hàng càng hiệu quả. Qua Bảng 4.3, hệ số thu nợ cá nhân của ngân hàng qua các năm đều trên 90%. Có được kết quả như vậy có thể kể đến 3 lí đo chính. Thứ nhất, mặc dù đứng trước nhiều áp lực về tăng trưởng tín dụng cũng như điều kiện nền kinh tế không mấy thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và Eximbank Tây Đô nói riêng, tuy nhiên, chi nhánh vẫn theo đuổi mục tiêu chọn lọc kĩ càng, chỉ cấp những khoan vay chất lượng thay vì mục tiêu tăng trưởng và số lượng giải ngân mà sơ sài, qua loa trong xét duyệt khách hàng vay. Thứ hai, các khoản vay của khách hàng cá nhân chiếm phần lớn là các khoản vay ngắn hạn, do đó việc giải ngân và thu nợ thường diễn ra trong năm. Thứ ba, công tác thu hồi nợ của chi nhánh luôn được chú trọng, nhân viên tín dụng luôn chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ đúng hạn như gọi điện thăm hỏi khách hàng để biết tình hình thanh toán nợ, giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên, gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng trước 7 ngày khi đến hạn thanh toán lãi hàng tháng… Tiêu biểu trong giai đoạn qua là hệ số thu nợ năm 2011 đạt đến 107,50%. Một phần là do trong năm có doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay, các khoản vay trong năm cũ được tất toán. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát, đồng tiền bị mất giá khiến ngân hàng cũng hạn chế cho vay.

Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng càng cao nói lên chính sách tín dụng của ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn, còn ngược lại, vòng quay tín dụng thấp nói lên một điều là chính sách tìn dụng của ngân hàng là cho vay trung và dài hạn

Nhìn qua Bảng 4.3, vòng quay vốn đối với các khoản phát vay cho KHCN có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung đều dao động trong khoảng từ 2 đến 4 vòng/năm, tương đương với độ dài một vòng quay cũng dao động quanh con số 100 ngày (tương đương 3-6 tháng/vòng). Điều này nói lên rằng chi nhánh cho vay thu nợ hàng quý, đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu chính sách tín dụng của ngân hàng đối với KHCN thiên về cho vay ngắn hạn. Vì thực tế, các khoản vay của KHCN thường là nhỏ lẻ, nhằm bù đắp hoặc bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời, nên các hợp đồng tín dụng cá nhân thường tất toán sớm hơn so với thời hạn trên hồ sơ tín dụng được kí kết. Đồng thời, việc chi nhánh chủ trương cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này cũng là hợp lý vì với tình hình hình kinh tế đang biến động như hiện nay, chính sách tín dụng ngắn hạn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, thời gian luân chuyển vốn ngắn, mỗi đồng vốn bỏ ra mau được thu hồi lại. Nhưng nhược điểm của vòng quay vốn tín

dụng khá cao là việc chi nhánh phải ký nhiều hợp đồng tín dụng trong 1 thời kỳ, điều này có thể dẫn đến làm tăng chi phí cho chi nhánh

Tỷ lệ nợ xấu

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của KHCN tại Eximbank Tây Đô đang trên bờ vượt ngưỡng an toàn. Theo thông lệ quốc tế và Việt Nam thì mức 3% được xem là giới hạn chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng 4.4,năm 2012 tỉ lệ nợ xấu của nhóm KHCN đã là 3,05% và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu đã ở mức 2,69%. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ 2 phía

- Từ phía khách hàng: do trong những năm qua, một số khoản vay cá nhân, chủ yếu là từ các cá nhân có khoản vay nhằm mục đích sản xuất – kinh doanh, đã không được sử dụng đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao, dẫn đến mất khả năng chi trả.

- Từ phía ngân hàng: hiệu quả công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế, nhất là không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng đã kí kết. Bên cạnh đó, hình thức đẩy tăng trưởng tín dụng thông qua cho vay tiêu dùng bằng thẻ tín dụng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nợ xấu. Vì với chính sách “chi trước, trả sau”, khách hàng dễ rơi vào tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng chi trả.

Do không thể kỳ vọng tăng trưởng tín dụng từ khối khách hàng doanh nghiệp nên mảng tín dụng cá nhân đã được ngân hàng đẩy mạnh khai thác. Tuy nhiên, vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà ồ ạt đẩy vốn vào các món vay tiêu dùng của cá nhân sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK TÂY ĐÔ

4.4.1 Một số thông tin từ mẫu điều tra

Độ tuổi

Trong 120 mẫu thu thập được, độ tuổi của khách hàng đến vay vốn tại Eximbank Tây Đô được chia thành 4 nhóm. Tỷ trọng mỗi nhóm được thể hiện qua bảng 4.4 sau. Trong đó có thể thấy khách hàng tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi có nhu cầu vay vốn nhiều nhất, chiếm đến 55% trong tổng số khách hàng được điều tra, ngược lại, nhóm từ độ tuổi 61-80 là nhóm ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng hơn cả vì những khách hàng này đã ngoài độ tuổi lao động cũng như thu nhập đã giảm hoặc bị hạn chế phần nào.

Bảng 4.4: Độ tuổi của KHCN vay vốn tại chi Eximbank Tây Đô Độ tuổi Tần số Tỉ lệ (%) Từ 18 – 30 tuổi 22 18,3 Từ 31 – 45 tuổi 66 55,0 Từ 46 – 60 tuổi 24 20,0 Từ 61 – 80 tuổi 8 6,7 Tổng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Tình trạng hôn nhân

Những khách hàng đã kết hôn được kỳ vọng có khả năng trả nợ cao hơn các trường hợp còn lại (độc thân, li dị/góa, đang li thân). Các trường hợp đã kết hôn, chi phí sinh hoạt cũng như số tiền vay phải trả sẽ được trang trải, chia sẻ cho cả 2 người, khi ấy sẽ làm giảm bớt gánh nặng về số nợ phải trả hằng kỳ. Bảng 4.5: Tình trạng hôn nhân của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô

Tình trạng hôn nhân Tần số Tỉ lệ (%)

Kết hôn 81 67,5

Khác 39 32,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của khách hàng được chia làm 2 nhóm dưới đại học (bao gồm các trình độ từ cao đẳng, trung cấp và từ phổ thông trung học trở xuống); nhóm 2 là trình độ đại học trở lên (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…). Những người có trình độ học vấn cao được kì vọng là khách hàng có sự hiểu biết nhất định, thuận tiện cho ngân hàng ở các khâu giao dịch hoặc làm hồ sơ, thái độ ứng xử của khách hàng khá tốt, uy tín cao và khả năng trả nợ cao

Bảng 4.6: Trình độ học vấn của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô

Trình độ học vấn Tần số Tỉ lệ (%)

Dưới đại học 55 45,8

Đại học trở lên 65 54,2

Tổng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Nguồn trả nợ của khách hàng

Mỗi khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ khác nhau: từ lương, từ cho thuê tài sản, thuê mặt bằng, từ chứng khoán,… Qua quá trình tổng hợp, nguồn trả nợ được chia thành 3 loại: từ lương, từ SKKD và các trường hợp còn lại

Bảng 4.7: Nguồn trả nợ của KHCN đến vay tại Eximbank Tây Đô Nguồn trả nợ Tần số Tỉ lệ (%) Từ lương 61 50,8 Từ SXKD 31 25,8 Khác 28 23,3 Tổng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Nghề nghiệp và số năm kinh nghiệm trong công việc hiện tại

Để đánh giá về kinh nghiệm cũng như sự ổn định công việc hiện tại của khách hàng đến vay vốn, ngân hàng cũng quan tâm đến thời gian khách hàng đã làm trong nghề nghiệp hiện tại là bao lâu. Biến số năm kinh nghiệm là biến định lượng.

Bảng 4.8: Nghề nghiệp và số năm kinh nghiệm của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô

Nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ (%) CCVC 32 26,7 Tự kinh doanh 30 25,0 Khác 58 48,3 Tổng 120 100 Số năm kinh nghiệm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 2 35 13,36 8,18

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Thu nhập ròng hàng tháng

Một trong những yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến khả năng vay vốn cũng như trả nợ của khách hàng đó là thu nhập ròng hàng tháng của khách hàng. Khoản thu nhập hàng tháng của khách hàng sau khi đã trừ đi các chi phí sinh hoạt, các chi phí dự tính phát sinh… thu nhập ròng còn lại cũng là yếu tố ngân hàng cần quan tâm đến, vì nó chính là một sự đảm bảo rằng khách hàng có năng lực tài chính đủ mạnh để trả nợ hàng kỳ hoặc tất toán khoản nợ khi đến hạn. Các khách hàng của chi nhánh chủ yếu đều có thu nhập từ trung bình khá trở lên

Bảng 4.9: Thu nhập ròng của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô

Thu nhập ròng Tần số Tỉ lệ (%)

< 5 triệu đồng 37 30,8

5 – 10 triệu đồng 59 49,2

>10 triệu đồng 24 20,0

Tổng 120 100

Mục đích vay vốn

Đối với KHCN, họ vay vốn với nhiều mục đích khác nhau như: vay sửa chữa, xây nhà; vay du học, mua ô tô; vay bổ sung vốn kinh doanh của tiểu thương, hộ gia đình… Tuy nhiên, các mục đích vay riêng lẻ của cá nhân được tập trung thành 2 loại chính: mục đích tiêu dùng và mục đích SXKD

Bảng 4.10: Mục đích vay vốn của KHCN tại Eximbank Tây Đô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích vay vốn Tần số Tỉ lệ (%)

SXKD 38 31,7

Tiêu dùng 82 68,3

Tổng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Số tiền vay vốn

Khách hàng cá nhân được điều tra có nhiều mức vay khác nhau, được chia thành 3 mức độ khác nhau: <100 triệu đồng, từ 100-500 triệu đồng, >500 triệu đồng. Kết quả điều tra được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.11: Số tiền vay của KHCN tại Eximbank Tây Đô

Số tiền vay Tần số Tỉ lệ (%)

< 100 triệu đồng 48 40,0

100-500 triệu 45 37,5

> 500 triệu 27 22,5

Tổng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Hình thức đảm bảo tiền vay

Hình thức đảm bảo tiền vay phổ biến nhất là cầm cố/thế chấp tài sản (BĐS, xe cộ, máy móc, vàng, hàng tồn kho…). Các hình thức còn lại có thể là tín chấp (dựa vào uy tín của khách hàng) hoặc được bảo lãnh từ phía thứ 3. Bảng 4.12: Hình thức đảm bảo tiền vay của KHCN tại Eximbank Tây Đô

Đảm bảo tiền vay Tần số Tỉ lệ (%)

Cầm cố/ thế chấp 71 59,2

Tín chấp 35 29,2

Bảo lãnh 14 11,6

Tổng 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng

Khách hàng đến vay vốn cũng được khảo sát xem có từng sử dụng bất kì dịch vụ nào ở Eximbank Tây Đô (mở số tiết kiệm, sử dụng dịch vụ thẻ, thanh toán…) hay không. Việc khách hàng từng có bất kì một giao dịch nào với

Eximbank sẽ thúc đẩy việc vay vốn được dễ dàng hơn. Kết quả được thể hiện qua Bảng 4.13

Bảng 4.13: Tình hình sử dụng dịch vụ khác tại Eximbank Tây Đô của KHCN vay vốn

Sử dụng dịch vụ Tần số Tỉ lệ (%)

Không sử dụng 56 46,7

Có sử dụng 64 53,3

Tổng 120 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

4.4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho khách hàng cá nhân vay vốn cá nhân vay vốn

Quyết định cho vay của một ngân hàng là một quyết định rất quan trọng vì nó gián tiếp xác định lợi nhuận cũng như hiệu suất kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Trong thời gian gần đây, các NHTM càng cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định cấp tín dụng của mình để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ những khoản vay không chất lượng, có nguy cơ làm phát sinh nợ xấu của ngân hàng. Bởi vì, vấn đề nợ xấu đã và đang trở thành đề tài nóng được quan tâm trên hầu hết các phương tiện truyền thông trong vài năm trở lại đây, điều này phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như uy tín của hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, nợ xấu đang tăng lên ở mức đáng báo động không chỉ ở những nước đang phát triển và kém phát triển mà cả những nước đã phát triển cũng không tránh khỏi. Hậu quả của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là sự sụp đổ của một số ngân hàng cũng như tình trạng trì trệ của nền kinh tế nước ta.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu lớn nhất là do các ngân hàng không có đủ thông tin từ phía khách hàng mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Thực tế, khách hàng có thể đến với ngân hàng do ý định vay vốn nảy sinh từ bản thân nhu cầu của họ hoặc do trong quá trình tiếp xúc, hay các cán bộ tín dụng đã thuyết phục được khách hàng nộp hồ sơ xin vay. Nhưng cho dù là khách hàng mà ngân hàng lần đầu biết đến hay là do cán bộ tín dụng tìm hiểu, thì việc lựa chọn khách hàng vẫn là khâu không thể thiếu. Ngân hàng có thể đưa ra các tiêu chí để lựa chọn khách hàng (kể cả năng lực tài chính và phi tài chính), phương án sử dụng vốn vay, nguồn tài trợ và mức độ sẵn sàng bảo đảm cho các khoản vay (cả bằng tài sản và bằng dòng tiền trong tương lai). Do đó, trở ngại đối với các NHTM hiện nay là khả năng “thấu hiểu” một khối lượng lớn thông tin và lọc lại những thông tin thật sự hữu ích cho việc ra quyết định. Sự tồn tại của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào khả năng sàng lọc lượng thông tin ấy của chính Ban quản lý cũng như cán bộ thẩm định của ngân hàng đó. Nếu ngay từ lúc bắt đầu ra quyết định, việc ngân

hàng xác định đúng hướng, lựa chọn đối tượng cho vay thích hợp có thể giúp nhà kinh doanh hạn chế đến mức tối đa rủi ro có thể phát sinh (giảm xác suất xảy ra sai lầm loại I). Và theo đó, khi có bất trắc xảy ra ngoài dự kiến thì họ vẫn có thể chủ động đối phó với tình huống mới chứ không phải quan tâm đến việc sửa chữa sai lầm

Với lý do trên, mô hình Logistic nhị phân đã được sử dụng để xác định xác suất sự chấp nhận của một đơn xin vay vốn của cá nhân và dự đoán sự tác động của các yếu tố độc lập đến biến quyết định cho vay cuối cùng. Qua quá trình khảo sát 120 đối tượng KHCN và xử lý số liệu qua SPSS 16, kết quả xử lý được tổng hợp qua Bảng 4.14 sau:

Bảng 4.14: Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay cá nhân và các yếu tố tác động đến quyết định cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô (Trang 55)