Phân tích tình hình hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô gia

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay cá nhân và các yếu tố tác động đến quyết định cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô (Trang 49)

EXIMBANK TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Để có cái nhìn rõ hơn về hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô, phần tiếp theo sẽ phân tích những vấn đề liên quan đến tình hình cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn trong giai đoạn 2010-2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các khoản mục: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu

4.2.1 Phân tích hoạt động cho vay cá nhân của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012

Cho vay cá nhân giúp ngân hàng phân tán rủi ro từ hoạt động cho vay doanh nghiệp, tăng số lượng khách hàng. Hiện nay, cho vay cá nhân đang là

lĩnh vực được hầu hết các ngân hàng khai thác triệt để. Bảng 4.2a đã tổng hợp lại cụ thể tình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn của cá nhân

Bảng 4.2a: Tình hình hoạt động cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. DSCV 749.392 789.891 638.538 40.499 5,04 (151.353) (19,16) Tiêu dùng 518.720 570.965 520.300 52.245 10,07 (50.665) (8,87) SXKD 230.672 218.926 118.283 (11.746) (5,09) (10.688) (45,99) 2. DSTN 681.781 849.142 616.157 167.361 24,55 (232.985) (27,44) Tiêu dùng 491.966 610.890 501.392 118.924 24,17 (109.498) (17,92) SXKD 189.815 238.252 114.765 48.437 25,52 (123.487) (51,83) 3. Dƣ nợ 229.531 170.280 192.661 (59.251) (25,81) 22.381 13,14 Tiêu dùng 169.931 130.006 148.914 (39.925) (23,49) 18.908 14,54 SXKD 59.600 40.274 43.747 (19.326) (32,43) 3.473 8,62 4. Nợ xấu 2.562 4.339 5.880 1.777 69,36 1.541 35,52 Tiêu dùng 0.956 1.671 1.890 0.715 47,81 0.220 13,16 SXKD 1.606 2.668 3.990 1.062 66,12 1.321 49,51

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô

Doanh số cho vay

Đối với KHCN, doanh số cho vay của Eximbank Tây Đô được chia theo 2 mục đích vay chính: tiêu dùng và sản xuất kinh doanh

- Vay tiêu dùng: là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của khách hàng như: vay du học, mua nhà, mua xe, sắm sửa vật dụng gia đình,…

- Vay SXKD: bao gồm các khoản vay quy mô nhỏ lẻ, đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tiểu thương, sạp chợ,…

Xét về tỉ trọng, các khoản vay có mục đích vay tiêu dùng luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 60% cơ cấu cho vay cá nhân). Điều này cho thấy chính sách ưu đãi của ngân hàng dành cho cá nhân có nhu cầu sắm sửa tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, thủ tục xét duyệt cho vay tiêu dùng khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều thủ tục, hay qua nhiều khâu như các món vay SXKD của cá nhân và doanh nghiệp.

- Năm 2011, doanh số cho vay cá nhân cho tiêu dùng là 570.965 triệu đồng, tăng 10,07% so với năm 2010, đến 2012 doanh số cho vay tiêu dùng giảm 8,87%, tương đương giảm 50.665 triệu đồng so với 2011. Nguyên nhân

là do sự bất ổn của nền kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu hơn, do vậy họ cũng hạn chế các nhu cầu vay vốn ngân hàng để sắm sửa thêm.

- Đối với các khoản vay với mục đích SXKD, doanh số cho vay giảm dần trong giai đoạn 2010 - 2012. Trong đó, năm 2011 doanh số cho vay đã giảm 11,746 triệu đồng, tương đương giảm 5,09% so với 2010. Sang đến 2012, doanh số cho vay đối với nhóm này tiếp tục giảm còn 118.283 triệu đồng, tương đương giảm 45,99% so với 2011. Nguyên nhân là do sức cầu của nền kinh tế yếu, mặc dù Chính phủ đã ra Nghị quyết 11 nhằm hỗ trợ cho vay vào các lĩnh vực SXKD nhưng tâm lý e dè vì không tìm được đầu ra đã khiến các cá nhân, hộ gia đình thu hẹp quy mô buôn bán, kinh doanh, hạn chế vay vốn để sản xuất thêm, thay vào đó là tích cực khuyến mãi, bán tháo các mặt hàng tồn kho nhằm giảm bớt gánh nặng hàng tồn đọng, thu hồi lại vốn.

Doanh số thu nợ

Nhìn chung, doanh số thu nợ cá nhân với mục đích tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh đều có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm xuống vào năm 2012.

- Đối với cá nhân vay tiêu dùng: doanh số thu nợ năm 2011 tăng 118.924 triệu đồng (tương đương 24,17%) so với năm 2010 và đến năm 2012, doanh số này là 501.392 triệu đồng, tức giảm 17,92% so với 2011. Có thể lý giải điều này là do trong năm 2012, giá cả hầu các mặt hàng tiêu dùng và thiết yếu đều leo thang, điển hình như giá xăng với 6 lần tăng giá với tổng cộng 6.050 đồng/lít và cũng tương ứng với 6 lần giảm giá với mức giảm chung thấp hơn nhiều, chỉ 3.700 đồng/lít hay như mặt hàng khác là gas đã tăng giá khoảng 20%, tương đương khoảng 120.000 đồng/bình 12kg, trong khi đó mức điều chỉnh giảm không đáng là bao; các mặt hàng nông sản, rau củ… cũng đồng loạt tăng giá trong khi mặt bằng lương, thu nhập của cán bộ công nhân viên, người lao động v.v… tăng không nhiều. Tình trạng này dẫn đến nhiều khách hàng đã chậm trễ thanh toán nợ hoặc đề nghị ngân hàng gia hạn lại thời gian trả nợ, làm doanh số thu nợ tại khoản mục này giảm xuống

- Đối với mục đích SXKD: doanh số thu nợ năm 2011 là 238.252 triệu đồng, tăng lên 25,52% so với 2010 và sang 2012 thì lại giảm đến 51,83%. Có sự biến động này là do sự biến động của doanh số cho vay SXKD năm 2012 giảm đáng kể, sự xuất hiện với quy mô hiện đại của các siêu thị trên địa bàn thành phố như Big C, Metro, Coop Mark… đã thu hút 1 lượng lớn khách hàng trước kia vốn quen mua sắm ở các kios, sạp chợ truyền thống, hay các cửa hàng buôn bán sỉ lẻ của tiểu thương bởi sự thuận tiện, nhanh chóng, giá cả và nhiều tiện ích, giá trị khác được mang đến cho khách hàng thông qua các kênh

mua sắm của siêu thị. Chính vì lí do đó, nhiều cửa hàng kinh doanh của cá nhân bị mất khách, giảm đáng kể doanh thu và làm mất sự ổn định đầu ra của cửa hàng, nhiều hộ kinh doanh không có lời, làm việc thanh toán nợ cho ngân hàng cũng trì trệ.

Dƣ nợ

Nhìn vào bảng 4.2a, dư nợ của cả khoản vay tiêu dùng và sản xuất – kinh doanh đều có sự biến động qua các năm. Cụ thể:

- Vay tiêu dùng: đây là lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ của khách hàng cá nhân. Dư nợ tiêu dùng năm 2011 giảm 39.925 triệu đồng, tức giảm 23,49% so với 2011; năm 2012, dư nợ bắt đầu tăng nhẹ, đạt mức 148.914 triệu đồng, tăng 14,54% so với năm 2011.

- Vay SXKD: dư nợ năm 2011 là 40.274 triệu đồng, giảm tương ứng 32,43% so với năm 2010; đến năm 2012, có số dư nợ này đã tăng lên 8,62% so với 2011. Do tình hình kinh tế tại Cần Thơ giai đoạn này không mấy khởi sắc, cầu tiêu dùng cũng như sức mua của người dân đều sụt giảm, khách hàng không có nhu cầu mở rộng thêm kinh doanh hay sản xuất mà chủ yếu gom góp để trả nợ ngân hàng, chính vì vậy đã làm cho tốc độ doanh số thu nợ tăng nhanh hơn tốc độ doanh số cho vay của khoản mục này. Ngoài ra, các hộ kinh doanh, tiểu thương chủ yếu vay các khoản nhỏ để kinh doanh theo mùa vụ, thời gian vay ngắn (tập trung chủ yếu là dưới 1 năm), nên dư nợ còn lại qua các năm cũng có sụt giảm

Nợ xấu

- Cho vay tiêu dùng: tuy chi nhánh tập trung cho vay cá nhân với mục đích tiêu dùng nhiều, doanh số cho vay đối với nhóm đối tượng này cao hơn hẳn nhóm có nhu cầu sản xuất - kinh doanh nhưng nợ xấu từ tiêu dùng lại chiếm tỉ trọng thấp hơn, điều này nói lên chất lượng tốt và độ an toàn của các khoản vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, các món vay của cá nhân chủ yếu với số lượng nhỏ, từ vài chục đến vài trăm triệu nhằm mua sắm thêm vật dụng trong gia đình là chủ yếu, ít có các khoản vay mua BĐS, do đó từ 2010 đến 2012, tỉ lệ nợ xấu của nhóm tiêu dùng có tăng, nhưng chỉ tăng với mức độ khá chậm, năm 2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 13,16% so với 2011.

- Cho vay SXKD: ta thấy hoạt động sản xuất – kinh doanh là hoạt động phát sinh nhiều nợ xấu trong cơ cấu nợ xấu theo mục đích sử dụng của KHCN giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, nợ xấu từ hoạt động này là 2.668 triệu đồng, tăng 66,12% so với 2010, và tăng thêm 1.321 triệu đồng vào năm 2012, làm

nợ xấu năm 2012 tăng lên 49,51% so với 2011. Sở dĩ nợ xấu của hoạt động sản xuất-kinh doanh luôn chiếm tỉ trọng cao là do hoạt động này luôn phụ thuộc vào sự biến động của nền kinh tế, sức mua của thị trường…Như tình hình chung đã đề cập ở trên, 2010-2012 là giai đoạn nền kinh tế bị tổn thương trầm trọng nhất, kéo theo hệ lụy là gây khó khăn cho tình hình kinh doanh nói chung, các cá nhân cũng như doanh nghiệp không dám mạnh tay đầu tư thêm cho sản xuất, tâm lý cầm chừng cho qua giai đoạn nền kinh tế phục hồi. Do vậy, cũng không thể thu được lợi nhuận nhiều, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng, làm khối lượng nợ xấu cũng tăng lên.

4.2.2 Phân tích hoạt động cho vay cá nhân 6 tháng đầu năm 2013

Hoạt động cho vay cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 của chi nhánh được thể hiện qua bảng 4.2b sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.2b: Tình hình hoạt động cho vay cá nhân phân theo mục đích sử dụng của Eximbank Tây Đô vào 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 Số tiền % 1. DSCV 201.824 278.390 76.566 37,94 Tiêu dùng 175.304 223.608 48.304 27,55 SXKD 26.520 54.782 28.262 106,57 2. DSTN 289.125 390.009 100.884 34,89 Tiêu dùng 239.222 313.171 73.949 30,91 SXKD 49.903 76.838 26.935 53,97 3. Dƣ nợ 82.979 81.042 (1.937) (2,33) Tiêu dùng 66.088 59.351 (6.737) (10,19) SXKD 16.891 21.690 4.799 28,41 4. Nợ xấu 2.044 2.185 0.141 6,90 Tiêu dùng 1.120 0.922 (0.198) (17,71) SXKD 0.924 1.263 0.339 36,74

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô, 2012, 2013

Doanh số cho vay

Những tháng đầu năm 2013, kinh kế có dấu hiệu phục hồi nhẹ, nhưng vẫn chưa bền vững. Doanh số cho vay của ngân hàng đối với nhóm tiêu dùng và SXKD vào 6 tháng đầu năm 2013 cũng có xu hướng tăng lên so với cùng kì năm trước. Trong đó, doanh số cho vay đối với khách hàng có mục đích tiêu dùng tăng lên 27,55% và với mục đích SXKD tăng 106,57% so với cùng kì năm ngoái, làm doanh số cho vay cá nhân tăng lên 37,94%. Bởi vì, trong khoảng thời gian này, ngân hàng tập trung hơn vào đối tượng khách hàng cá nhân nhằm bù đắp, làm giảm áp lực từ các khoản cho vay doanh nghiệp đang trì trệ, hoặc chưa có dấu hiệu phục hồi nhiều. Bên cạnh đó, trong năm 2013,

Eximbank tiếp tục chú trọng phát triển các sản phẩm cho cá nhân phục vụ hầu hết các đối tượng khách hàng, đặc biệt là cán bộ nhân viên, người lao động; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Doanh số thu nợ

6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của cả khoản tiêu dùng và SXKD đều tăng so với cùng kì năm trước. Cụ thể, doanh số thu nợ của nhóm cá nhân vay với mục đích tiêu dùng đạt 313.171 triệu đồng, tăng 30,91%; còn nhóm SXKD là 76.838 triệu đồng, tức tăng 53,97% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do trong thời gian này, tình hình giá cả thị trường trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, nguồn hàng đảm bảo cung ứng dồi dào, không có tình trạng hết hàng hay tăng giá đột biến, chỉ số tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 3,56% so với cùng kì, nguồn thu nhập của khách hàng vì vậy cũng được cải thiện. Ngoài ra, về phía ngân hàng, nhân lúc nền kinh tế được dự báo có sự phục hồi nhẹ, lạm phát cũng đang được kiềm chế ở con số có thể chấp nhận được, ngân hàng chú trọng vào công tác thu hồi nợ, theo dõi sát sao các khoản vay để đảm bảo khả năng thu hồi nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng nợ xấu đang rình rập. Vì 2 lý do trên mà doanh số thu nợ của cá 2 nhóm mục đích tiêu dùng và SXKD đều tăng lên.

Dư nợ

Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ của lĩnh vực SXKD đã có sự tăng trưởng, tăng 28,42% so với cùng kì năm trước do tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ. Điều này cho thấy ngân hàng đang có nhiều khoản vay mới từ cá nhân vay để kinh doanh, đây là một dấu hiệu đáng khen ngợi.

Bên cạnh đó, thì dư nợ của nhóm khách hàng vay tiêu dùng lại sụt giảm (giảm 10,19% so với cùng kì năm trước). Sự sụt giảm này chủ yếu là do tâm lý của khách hàng, đặc biệt là từ những khách hàng có vay cho nhu cầu bất động sản. Mặc dù ngân hàng đã có gói sản phẩm 9%/năm trong 3 tháng đầu, 12%- 14%/năm trong 9 tháng thiếp theo dành cho các khách hàng có nhu cầu mua nhà, đất, tuy nhiên các hợp đồng vay mua nhà thường có thời hạn từ 10-15 năm trong khi lãi suất ưu đãi chỉ tính cho vài tháng hoặc vài năm đầu, sau thời gian đó, lãi suất vay được tính theo lãi suất huy động 12 tháng cộng với biên độ 4%, với một thị trường không ổn định và lãi suất huy động bị thả nổi Đây là rào cản lớn giữa ngân hàng và nhiều khách hàng có nhu cầu vay mua bất động sản. Vì vậy, dư nợ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm vẫn còn ì ạch.

Nợ xấu

Sang 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của khoản mục SXKD tăng 36,74% so với cùng kì năm ngoái. Sở dĩ có sự tăng lên là do các tiểu thương kinh doanh không thuận lợi làm việc trả nợ của các cá nhân này cũng trì trệ theo. Nhìn chung, lĩnh vực SXKD là lĩnh vực mang nhiều rủi ro, bởi chịu nhiều tác động từ các yếu tố kinh tế xã hội, vĩ mô (tỉ lệ lạm phát, sức mua…) nên dễ xảy ra tình trạng nợ xấu. Do đó ngân hàng cần chú trọng thẩm định, giám sát chặt chẽ các món vay này để giảm thiểu rủi ro

Và dấu hiệu tích cực cho công tác xử lí nợ xấu của chi nhánh là sang 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của nhóm tiêu dùng đã giảm 0,198 triệu đồng, tương đương giảm 17,71% so với cùng kì năm ngoái. Các khoản vay tiêu dùng chủ yếu thuộc nhóm khách hàng là cán bộ công nhân viên, nhóm đối tượng này thường có xu hướng ít sử dụng vốn tích góp của mình để sắm sửa các món hàng tiêu dùng, mà họ thường vay đi ngân hàng thêm bổ sung thêm. Do đó, việc vỡ nợ hoặc chậm trễ trả nợ là ít xảy ra, do họ đã có một khoản tiền dự trù trước.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Đánh giá tín dụng là một công việc cần thiết và quan trọng sau khi phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng qua đó thấy được những mặt còn yếu kém cũng những những mạnh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng cá nhân được thể hiện qua 3 chỉ số là vòng quay vốn tín dụng cá nhân, hệ số thu nợ cá nhân và tỉ lệ nợ xấu (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013

Doanh số cho vay Triệu

đồng 749.392 789.891 638.538 201.824 278.390 Doanh số thu nợ Triệu đồng 681.781 849.142 616.157 289.125 390.009 Dư nợ Triệu đồng 229.531 170.280 192.661 82.979 81.042

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay cá nhân và các yếu tố tác động đến quyết định cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô (Trang 49)