Chương 4: VẬN DỤNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ THPT

Một phần của tài liệu lịch sử nghiên cứu ánh sáng trước thế kỷ xx (Trang 50)

Hoạt động giáo dục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tất cả các vấn đề của đời sống. Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy trong dạy học luôn phải chú trọng tới sự chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong các tiết học. Các nội dung kiến thức được lồng ghép thêm vào bài giảng được thực hiện trong tất cả các môn học để gây hứng thú học tập cho học sinh, nhất là các môn thuộc ban KHTN như Toán, Hoá học, Vật Lí, Sinh học... là các môn xưa nay vẫn được xem là nguyên tắc và khô khan. Đối với riêng môn Vật Lí là môn học có nhiều nội dung kiến thức được xây dựng từ thực tiễn và có nhiều ứng dụng trong đời sống . việc lồng ghép các kiến thức có trong đề tài vào bài giảng không chỉ gây hứng thú học tập cho học sinh mà còn giúp học sinh vận dụng được các kiến thức được học đó vào đời sống hàng ngày hoặc giúp các em được trang bị thêm kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn và các em sẽ không còn ngỡ ngàng khi gặp phải những kiến thức đó ở các bậc học cao hơn. Như vậy dạy học không những là giáo viên dạy học sinh kiến thức mà còn là giúp học sinh vận dụng được những kiến thức đó vào thực tiễn khi các em gặp phải. Điều đó giúp hiệu quả của công tác dạy học được nâng cao rõ rệt.

Giáo viên có thể lồng ghép các nội dung liên quan đến lịch sử nghiên cứu ánh sáng hoặc những kiến thức liên quan vào chương trình Phổ thông bằng cách: lồng ghép nội dung trực tiếp vào giáo án, hoặc trong quá trình dạy học trên lớp giáo viên đề cập và nhắc sơ lược phần kiến thức có liên quan. Đặc biệt nội dung mà giáo viên cần lồng ghép không chiếm quá nhiều thời gian của tiết học. Các kiến thức lồng ghép chỉ mang tính giới thiệu và thông tin đến các em nhằm tạo cho các em có sự hứng thú và sự tò mò của các em trong tiết học.

4.1 SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ LỚP 11

4.1.1 Chương VI: “Khúc xạ ánh sáng”

Lý thuyết sóng ánh sáng, được Christiaan Huygens (1629 – 1695) đưa ra, cho rằng dòng ánh sáng là sự lan truyền của sóng. Lý thuyết này giải thích được nhiều hiện tượng mang tính chất sóng của ánh sáng như giao thoa, nhiễu xạ, đồng thời giải thích tốt hiện tượng khúc xạ và phản xạcủa René Descartes (1596 -1650) nhà triết học, toán học, vật lý học người Pháp. Mà sau đó “lý thuyết sóng ánh sáng” đã trở thành phương tiện để nhà vật lí người Đức phát triển thành “lưỡng tính sóng hạt” của ánh sáng.

Ở chương này chúng ta tìm hiểu hai hiện tượng là khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần. Vì thế chúng ta nên vận dụng vào thục tiễn cho học sinh giải thích một số hiện tượng thực tế mà các em quan sát được trong cuộc sống. Chẳng hạn như: hiện tượng cầu vồng hay tại sao cái thìa để trong ly nước ta lại thấy cái thìa dường như bị gãy khúc,…. Từ đó sẽ làm cho các em hứng thú hơn và kích thích sự tìm tòi, khám phá thực tế của các em.

4.1.2 Chương VII: “Mắt. Các dụng cụ quang học”

Đây là chương vận dụng những kiến thức quang học cơ bản mà ta đã học được vào thực tế, mà cụ thể đó chính là các dụng cụ quang học, người ta dựa vào những kiến thức gì để chế tạo nên các dụng cụ đó và các dụng cụ đó được vận dụng như thế nào, dựa trên những kiến thức gì để ta có thể sử dụng được nó? Đó chính là những câu hỏi sẽ giúp tăng tính tò mò của học sinh, làm cho học sinh cảm thấy hăng say hơn khi học và giúp cho học sinh dễ nắm kiến thức hơn.

Trong chương này chúng ta giúp học sinh tìm hiểu về các dụng cụ quang học như: lăng kính, thấu kính mỏng, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. Do đó, chúng ta nên giới thiệu cho học sinh biết về những quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ thời xa xưa, lăng kính đầu tiên được ai khám phá ra? Hay giới thiệu về hình ảnh và lịch sử xuất hiện của kính lúp, kính hiển vi từ thời sơ khai. Như vậy vừa tạo cho lớp không khí sôi nổi và sự tập trung của học sinh bởi vì đây là những kiến thức không có trong sách giáo khoa.

4.2 SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ LỚP 12

4.2.1 Chương V: “Sóng ánh sáng”

Lý thuyết sóng ánh sáng, được Christiaan Huygens (1629 – 1695) đưa ra, cho rằng dòng ánh sáng là sự lan truyền của sóng. Lý thuyết này giải thích được nhiều hiện tượng mang tính chất sóng của ánh sáng như giao thoa, nhiễu xạ, đồng thời giải thích tốt hiện tượng khúc xạ và phản xạ. Còn theo quan điểm của Einstein thì ánh sáng có tính chất sóng và hạt, người ta gọi là “lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng”:“Trong mỗi hiện tượng quang học ánh sáng thường chỉ thể hiện một trong hai tính chất trên. Khi tính chất sóng thể hiện rõ thì chất hạt sẽ bị mờ nhạt, và ngược lại”.

Trong chương này chúng ta tìm hiểu các hiện tượng về ánh sáng như: tán sắc ánh sáng, hiện tượng giao thoa, một số tia sáng đặc biệt như tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X. Do đó chúng ta có thể vận dụng những kết quả có được ở trên để giải thích cho học sinh hiểu về các hiện tượng đó. Đồng thời nên giới thiệu sơ lược cho học sinh biết về nhà vật lý học Newton cho học sinh biết khi nói đến thí nghiệm về tán sắc ánh sáng của Newton ở đầu chương.

Một phần của tài liệu lịch sử nghiên cứu ánh sáng trước thế kỷ xx (Trang 50)