Huygens (1629 – 1695 ): Cha đẻ lý thuyết sóng ánh sáng

Một phần của tài liệu lịch sử nghiên cứu ánh sáng trước thế kỷ xx (Trang 27)

Chương 2: NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ VẬT LÝ HỌC TRƯỚC THẾ KỶ

2.1.1 Huygens (1629 – 1695 ): Cha đẻ lý thuyết sóng ánh sáng

Theo Huygens, áng sáng không thể bắt nguồn từ sự dịch chuyển các hạt của vật sáng tới mắt. Theo ông, áng sáng lan truyền trong không gian cũng giống như sóng được sinh ra khi ta ném một viên đá xuống ao nó sẽ truyền trên khắp mặt nước.

Ánh sáng theo quan điểm Huygens: Huygens dựa trên khái niệm ánh sáng là sóng: Sóng ánh sáng truyền trong không gian theo ête, tồn tại như một thực thể vô hình trong không khí và không gian, nhờ vậy mà sóng ánh sáng có thể truyền chuyển động không những cho tất cả các hạt khác tiếp xúc với nó mà còn cho tất cả những hạt khác tiếp xúc với hạt đó và cản chuyển động của nó.

Hình 2.1:Sóng và mặt sóng của Huygens

Cơ chế truyền sóng: Theo Huygens, một nguồn sáng bao gồm vô số các hạt rung động. Các hạt này truyền rung động của chúng tới các hạt ête bên cạnh dưới dạng các sóng cầu có tâm tại mỗi một hạt rung này. Vô số các sóng cầu này được truyền đi, và bán kính tác dụng của chúng tăng dần theo thời gian. Chúng chồng chập lên nhau và biểu hiện hỗn độn của chúng ở gần nguồn sáng giảm dần khi các sóng truyền ra xa nguồn sáng. Càng xa nguồn sáng, sóng càng trở nên trơn và đều đặn hơn.

=> Từ đó ông giải thích hiện tượng như sau:

Hiện tượng phản xạ: Nguồn sáng phát ra các sóng ánh sáng trải ra theo mọi hướng. Khi chạm lên gương các sóng bị phản xạ theo góc tới, nhưng với mỗi sóng phản hồi trở lại lại tạo ra một ảnh đảo ngược.

Hình 2.2:Hiện tượng phản xạ

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Huygens cho rằng vận tốc ánh sáng trong một chất bất kì tỉ lệ nghịch với chiết suất của nó

Hình 2.3: Hiện tượng khúc xạ

Hiện tượng nhiễu xạ: Thuyết sóng của Huygens chưa giải thích được hiện tượng này.

Một phần của tài liệu lịch sử nghiên cứu ánh sáng trước thế kỷ xx (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)