Augustin Fresnel ( 1788 – 1827 ), người Pháp

Một phần của tài liệu lịch sử nghiên cứu ánh sáng trước thế kỷ xx (Trang 31)

Chương 2: NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ VẬT LÝ HỌC TRƯỚC THẾ KỶ

2.1.5 Augustin Fresnel ( 1788 – 1827 ), người Pháp

Hình 2.8: Augustin Fresnel ( 1788 – 1827 ), người Pháp

Fresnel đã công nhận bản chất sóng của ánh sáng qua thí nghiệm về giao thoa mà ông đã tự bố trí (dùng hai gương phẳng đặt lệch nhau một góc gần bằng 1800, thường được gọi là hai gương Fresnel).

Fresnel cũng là người đầu tiên theo trường phái sóng ánh sáng đã giải thích thành công hiện tượng phân cực ánh sáng đã khiến cho những người bảo vệ lý thuyết sóng ánh sáng phải rất đau đầu ngay cả Thomas Young. Bởi nếu coi ánh sáng là sóng giống như âm thanh thì cả hai phải có cùng các hiệu ứng, trong khi không thể tìm ra hiện tượng phân cực ở sóng âm. Để giải thích hiện tượng này, Fresnel đã đưa ra một lời giải mang tính cách mạng: mặc dù cả âm thanh và ánh sáng đều có bản chất sóng, nhưng chúng khác nhau về mặt phẳng dao động.

Những công trình của Young và Fresnel đã giúp cho lý thuyết sóng hồi sinh và trở nên áp đảo lý thuyết hạt vốn đứng vững bởi uy tín của Newton. Ngoài ra, những bằng chứng thực nghiệm được thực hiện sau khi hai ông mất đã khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết sóng áng sáng.

Những thí nghiệm của Young và Fresnel đã chứng tỏ bản chất sóng của ánh sáng. Đặc biệt, Fresnel đã khẳng định một cách chắc nịch rằng ánh sáng là sóng ngang. Tuy nhiên để có thể đưa ra được mô hình sóng ánh sáng một cách đầy đủ, gọn gàng thì chúng ta phải rẽ sang lĩnh vực điện từ gắn liền với tên tuổi của James Clerk Maxwell ( 1831 – 1879 ), nhà vật lý người Anh, ông là người đầu tiên phát hiện ra “ánh sáng chính là cuộc hôn phối giữa điện và từ”.

Một phần của tài liệu lịch sử nghiên cứu ánh sáng trước thế kỷ xx (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)