0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

DỤNG CỤ GIẢNG DẠY 22.6%

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TRỰC TIẾP (Trang 38 -39 )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

DỤNG CỤ GIẢNG DẠY 22.6%

sử dụng những dụng cụ giảng dạy. Dụng cụ giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảng dạy của giáo viên. Đặc biệt khi giảng dạy ngoại ngữ với những kết cấu về mặt ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt so với tiếng mẹ đẻ. Do đó, nếu trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ nói và dịch hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ của người học mà không sử dụng hình ảnh minh họa thì sẽ làm cho người học cảm thấy thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Vì dụng cụ giảng dạy sẽ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ

cần thiết cho người dạy trong quá trình truyền đạt kiến thức. Chẳng hạn, khi dạy về động từ「行く」và「来る」giáo viên sẽ sử dụng tranh ảnh có hình miêu tả hai động từ này. Khi dạy, sinh viên sẽ nhìn vào tranh đồng thời nhìn vào động tác cử chỉ minh họa của giáo viên thì sẽ dễ hiểu hơn. Trong trường hợp này giáo viên không cần sử

dụng tiếng mẹ đẻ để dịch chỉ sử dụng tranh nhưng người học vẫn hiểu ý nghĩa của tranh và động tác minh họa đó. Chính vì thế, trong việc dạy ngoại ngữ, giáo viên nên chú ý đến việc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ giảng dạy này và giảng dạy sao cho phù hợp có hiệu quả. Người ta gọi chung phương pháp giảng dạy hạn chế dịch sang tiếng

DỤNG CỤ GIẢNG DẠY22.6% 22.6% 67.2% 10.2% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%

Hoàn toàn không sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên sử dụng

mẹđẻ khi dạy ngoại ngữ là phương pháp giảng dạy trực tiếp. Điều đó có nghĩa là giáo viên giúp cho người học hiểu và cảm nhận ngôn ngữđó bằng chính ngôn ngữđang học mà không cần thông quan bản dịch từ tiếng mẹđẻ.

Câu 9: Giáo viên có tạo điều kiện cho anh/chị nói chuyện hay luyện tập theo cặp/nhóm với ba mẫu ngữ pháp này không?

Nhận xét và đề xuất:

Qua bảng thống kê cho thấy, trên 50% ý kiến sinh viên cho rằng trong giờ học giáo viên ít cho sinh viên nói chuyện hay luyện tập theo nhóm có sử dụng ba mẫu ngữ pháp này. Và có gần 20% ý kiến sinh viên cho rằng giáo viên hoàn toàn không cho sinh viên luyện tập theo nhóm. Đây thực sự là một yếu tố hạn chế việc hoạt động tập thể nhằm phát huy khả năng giao tiếp, trao đổi nhóm của sinh viên. Để sinh viên có thể giao tiếp lưu loát thì giáo viên nên lập thành những nhóm nhỏ từ 4 đến 5 thành viên để nói theo chủ đề có sử dụng những mẫu ngữ pháp này. Từđó, sinh viên sẽ phải hoạt động theo nhóm, phải xử lý vấn đềđược cho theo hướng tốt nhất. Do đó, khi làm việc theo nhóm, sinh viên sẽ có cơ hội được nói chuyện với bạn bè theo chủđề có sẵn. Như thế sẽ tạo cho sinh viên sự tự tin khi giao tiếp và kỹ năng làm việc và xử lý tình huống theo nhóm một cách hiệu quả. Nếu giáo viên không chia nhóm để sinh viên luyện tập mà chỉ để

cho sinh viên ngồi nghe giảng một cách thụ động thì sẽ tạo cho sinh viên cảm giác nhàm chán, không hứng thú và sẽ không thể nói được.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TRỰC TIẾP (Trang 38 -39 )

×