Các quy định của pháp luật về cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69)

5. Kết cấu luận văn

2.4.4. Các quy định của pháp luật về cơ chế tài chính

Hiện nay, cơ chế tài chính đối với SCIC được thực hiện theo các quy định chung về Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ. Đây là quy chế được áp dụng chung cho tất cả các công ty Nhà nước. Ngoài ra, việc quản lý tài chính của SCIC còn chịu sự điều chỉnh của Thông tư 25/2010/TT-BTC (24/5/2010) về việc hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên; Quy chế quản lý tài chính của SCIC ban hành kèm theo Quyết định 52/2006/QĐ-BTC ngày 25/9/2006. Tuy nhiên, do SCIC là Tổng công ty mang tính chất đặc thù (chuyên về đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, không phải hoạt động kinh doanh thông thường) nên cần có những quy định cụ thể và chuyên biệt hơn nữa trong việc quản lý tài chính của SCIC. Mặt khác, những hạn chế về lương, thưởng cũng dẫn tới khó khăn trong việc thu hút nhân sự cấp cao, chuyên viên giỏi trong lĩnh vực đầu tư và tài chính cho SCIC.

65

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chính sách cải cách của Đảng và Nhà nước về tách bạch chức năng quản lý hành chính Nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, bước đầu chuyển hình thức quản lý vốn sang hình thức đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp (không phân biệt thành phần kinh tế) đã dần đi vào cuộc sống thông qua hoạt động thực tế của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Qua quá trình hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, SCIC đã dần tập trung về một mối việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước; tạo điều kiện cho quá trình dịch chuyển dần vốn nhà nước ở lĩnh vực không cần thiết có sự đầu tư của Nhà nước sang những lĩnh vực mà Nhà nước thực sự cần đóng vai trò then chốt. Thêm nữa, phương thức quản lý theo cơ chế SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn đã dần xóa bỏ sự can thiệp của cơ quan hành chính Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khi chính thức đi vào hoạt động (8/2006) đến nay, SCIC đã hết sức chú trọng đến việc xây dựng thể chế, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy qua việc xây dựng, hoàn thiện các quy trình, quy chế, chính sách. SCIC đã tiến hành nhiều hoạt động thiết thực như: thực hiện phân loại doanh nghiệp, tư vấn tái cơ cấu; tư vấn chọn nhà đầu tư chiến lược; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục cổ phần hóa... Qua đó, thu được những kết quả khả quan như: doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp được bàn giao đã có sự tăng trưởng lớn hơn so với thời điểm nhận bàn giao (theo thống kê ở hơn 200 doanh nghiệp thì doanh thu đã tăng 44% và lợi nhuận tăng 105%) [57]... Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, SCIC cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc - đặc biệt là những khó khăn,

66

vướng mắc về mặt pháp lý trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong bán vốn, đầu tư vốn...

Mặt khác, quá trình đổi mới và phát triển DNNN trong hơn 20 năm qua thu được nhiều kết quả nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN vẫn là một trong những nhiệm vụ lớn trong giai đoạn tới. Hàng loạt các giải pháp nhằm sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN đã, đang và sẽ được đặt ra như: cổ phần hóa, chuyển đổi các DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH... Và một trong những giải pháp góp phần quan trọng trong việc cải cách DNNN là tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động của SCIC trên tất cả các mặt - đặc biệt là việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho SCIC trong quá trình triển khai thực hiện được các nhiệm vụ được giao, tiến tới xây dựng thành công mô hình SCIC: cổ đông năng động của doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ như kỳ vọng đặt ra.

67

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC 3.1. Phƣơng hƣớng chung

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ X (2006) đã đề ra nhiệm vụ có ý nghĩa mang tính chiến lược là tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN, “khẩn trương hoàn thành một cách vững chắc kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN theo hướng hình thành loại hình công ty Nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần... Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá DNNN, kể cả các tổng công ty Nhà nước, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời, thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước để phát triển... Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổ phần hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu cho việc bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ giữ 100% vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa cổ phần hoá được... Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nước vào môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp...” [25].

Ngày 18/01/2010, Văn phòng Chính phủ có công văn số 393/VPCP- ĐMDN về việc đổi mới, củng cố mô hình SCIC. Công văn nêu rõ: “Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận và thực hiện chức năng đầu tư vốn theo chỉ định ngoài phạm vi các tập đoàn,

68

tổng công ty (đã xác định) và các địa phương có công ty đầu tư tài chính. Đối với các doanh nghiệp sau khi sắp xếp mà không thuộc các tập đoàn hoặc tổng công ty Nhà nước (đã xác định) và các địa phương được thành lập công ty đầu tư tài chính thì sẽ chuyển giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để xử lý, phân loại theo 2 chức năng nói trên. Về mặt quản lý thì Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước cũng do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Chính phủ quản lý và giám sát. Để thực hiện nhiệm vụ này, Tổng công ty phải tổ chức tách riêng 2 nhiệm vụ (kinh doanh vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận và đầu tư theo chỉ định của Chính phủ), củng cố tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,.. để thực hiện nhiệm vụ nêu trên”.

Mặt khác, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, „các công ty Nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”. Điều này có nghĩa là các Tổng công ty với 100% vốn nhà nước sẽ phải hoàn thành quá trình chuyển đổi trước ngày 01/7/2010.

Ngày 19/3/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. SCIC thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này. Chính vì vậy, ngày 30/6/2010, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 992/QĐ-TTg về việc chuyển SCIC sang mô hình công ty TNHH một thành viên. Theo đó, “sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trước khi chuyển đổi”.

69 3.2. Giải pháp pháp lý

Mô hình và hoạt động của SCIC có nhiều đặc thù riêng, duy nhất ở Việt Nam. Do đó, các văn bản pháp lý hiện hành đang được áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp là chưa phù hợp, dẫn tới những vướng mắc trong các hoạt động của SCIC. Để SCIC có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả nhất thì cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ bán vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn, hoặc những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả/hiệu quả không cao. Chính vì thế, việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý mang tính chất đồng bộ cho hoạt động của SCIC là việc làm cấp thiết.

Trước mắt, cần đẩy nhanh việc ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của SCIC; Nghị định về quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; và tiến tới là Luật sử dụng vốn và tài sản Nhà nước đầu tư vào kinh doanh theo hướng chuyển đổi SCIC sang mô hình công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; tách bạch rõ ràng việc thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/NQ- CP ngày 23/02/2010 của Chính phủ); Dự thảo các Nghị định nói trên được hoàn thành trong quý 2/2010. Ngoài ra, Chương trình hành động cũng nêu rõ: đến tháng 7/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan phải trình Chính phủ Đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý Nhà

70

nước của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, để có thể sớm chấm dứt tình trạng Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng kinh doanh; đồng thời tạo đà cho SCIC có thể sánh ngang với các tập đoàn lớn như Temasek, Khazanah... thì tiến độ xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ liên quan đến quản lý DNNN; quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước nói chung, liên quan đến SCIC nói riêng cần phải được đẩy nhanh hơn nữa. Bên cạnh đó, việc Chính phủ tiến hành rà soát chương trình, kế hoạch cổ phần hóa DNNN trong cả nước đến năm 2010; xây dựng chương trình, kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2015; đồng thời xác định lộ trình bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về SCIC theo hướng Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như: sản xuất, cung ứng vật liệu nổ, hóa chất độc, chất phóng xạ; hệ thống truyền tải điện quốc gia [50]... là việc làm cần thiết.

Ngoài ra, cần kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; kiên quyết đối với những hành vi cản trở, gây chậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa, trong chuyển giao doanh nghiệp thuộc diện bàn giao về cho SCIC; tăng cường cơ chế giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của SCIC cũng như cơ chế giám sát, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước qua việc trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện quyền của cổ đông trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông. Việc thanh tra, kiểm tra giám sát nói trên vô cùng quan trọng và trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Tăng cường hơn nữa vai trò của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và bổ sung SCIC vào đối tượng giám sát của Ủy ban này.

Như vậy, có thể thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC, đảm bảo đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước có hiệu quả nhất thì các giải pháp nêu

71

trên là vô cùng cần thiết, góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho SCIC trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, tiến tới xây dựng thành công hình ảnh một SCIC - nhà đầu tư năng động của Chính phủ.

3.3. Các giải pháp cụ thể

3.3.1. Giải pháp về tổ chức và quản trị

Nhằm củng cố, nâng cao năng lực, vai trò quản lý Nhà nước, dần xóa bỏ chức năng chủ sở hữu của các Bộ, UBND Tỉnh, Thành phố đối với DNNN; bộ máy tổ chức của SCIC cần được hoàn thiện hơn nữa. Việc đổi mới cơ chế hoạt động của SCIC cần gắn liền với việc đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động được đề ra trong từng giai đoạn. Để làm tốt được điều này, cần tiến hành đồng thời nhiều việc:

- Thứ nhất: Trước mắt, cần đẩy nhanh việc ổn định cơ cấu tổ chức của SCIC, đặc biệt giai đoạn sau khi chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên. Quá trình ổn định và hoàn thiện có thể gặp nhiều khó khăn nảy sinh nhưng SCIC mới đi vào hoạt động được 4 năm nên việc tái cơ cấu tổ chức hoàn toàn có thể thực hiện được ngay từ bây giờ - tránh phải điều chỉnh về sau. Ổn định cơ cấu tổ chức ngay từ đầu sẽ giúp SCIC nhanh chóng thiết lập các hệ thống và quy trình hoạt động, hạn chế những chi phí phát sinh từ việc phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức, quy trình, hệ thống sau này. Mặt khác, SCIC hiện đang tiếp nhận, quản lý phần vốn nhà nước tại hơn 900 doanh nghiệp [57]; và trong tương lai SCIC sẽ còn tiếp nhận thêm các doanh nghiệp khác hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhiều doanh nghiệp mà SCIC nắm toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chi phối. Dự kiến trong thời gian tới, SCIC sẽ mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa. Nhìn chung, với số lượng các đơn vị thành viên hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và trên phạm vi địa lý rộng

72

lớn, SCIC hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam - trong đó SCIC giữ vai trò là công ty mẹ. Theo chức năng, nhiệm vụ thì SCIC sẽ là một nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Do đó, việc chuyển đổi SCIC là việc làm vô cùng cần thiết; thuận lợi cho việc tập trung, hạch toán vốn nhà nước phục vụ cho việc đầu tư minh bạch, hiệu quả - xứng đáng với trọng trách được giao của SCIC. Có thể thấy, một quá trình chuyển đổi sớm sẽ góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC.

- Thứ hai: Củng cố, nâng cao năng lực của SCIC; hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động gắn với đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, phù hợp với nội dung hoạt động trong từng giai đoạn. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Ban giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ phận giúp việc tại SCIC sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Phân định rõ các khối nghiệp vụ, tăng cường quản trị rủi ro và

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)