Giải pháp về hoạt động

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 78)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2.Giải pháp về hoạt động

3.3.2.1. Giải pháp trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

Vốn nhà nước chiếm một số lượng lớn nhưng lại nằm phân tán, rải rác khắp các DNNN thuộc các cấp quản lý khác nhau. Để tập trung phần vốn nhà nước về một mối nhằm quản lý và đầu tư có hiệu quả nhất cần tiếp tục thực hiện chương trình sắp xếp, cổ phần hóa các DNNN và thực hiện nghiêm túc việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau chuyển đổi, cổ phần hóa từ các bộ, ngành, địa phương về SCIC.

Bên cạnh việc tiếp nhận, thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Điều 60 Luật DNNN và Điều 68 Luật Đầu tư (gồm: công ty TNHH Nhà nước một thành viên được chuyển đổi từ công ty Nhà nước độc lập; công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty Nhà nước độc lập hoặc mới

74

thành lập); việc tiếp nhận vốn tại (i) các công ty liên doanh có vốn góp Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu; (ii) các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con sau khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng cần được tính tới.

Mặt khác, để phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW 9 khóa IX về việc „nghiên cứu thành lập công ty đầu tư tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và thí điểm thành lập các tổ chức trên tại một số thành phố”, Chính phủ đã cho phép Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố có đặc thù về quy mô kinh tế, kết cấu hạ tầng đô thị, nhu cầu đầu tư lớn được phép thí điểm thành lập công ty đầu tư tài chính địa phương để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Mặt khác, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X cũng nhấn mạnh chủ trương “thu hẹp tiến tới xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của các bộ, uỷ ban nhân dân”. Do đó, về dài hạn, khi hạ tầng các thành phố này đã được đầu tư phát triển tương đối hoàn thiện, các công ty tài chính trên cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong việc cung ứng dịch vụ, hàng hóa cũng như thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn hai thành phố thì sẽ thực hiện bàn giao quyền đại diện vốn nhà nước tại các công ty này sang cho SCIC. Ngoài hai thành phố trên, tránh mở rộng thêm mô hình này tại các tỉnh, thành phố khác do sẽ tạo ra tình trạng nguồn lực của Nhà nước bị dàn trải phân tán, quan hệ quản lý hành chính và quản lý doanh nghiệp quay trở lại tình trạng không rõ ràng như trước kia. Thêm vào đó, việc này sẽ tạo ra mâu thuẫn với quy định SCIC thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty Nhà nước độc lập.

75

Việc nghiên cứu số lượng doanh nghiệp chuyển về cho SCIC quản lý phải đảm bảo phù hợp với khả năng cũng như điều kiện hoạt động, quản lý của SCIC trong từng thời kỳ, từng giai đoạn - tránh trường hợp số doanh nghiệp chuyển về SCIC quản lý quá nhiều, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới việc quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Ngoài ra, cần xác định rõ vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước trong xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch ngành, vùng, tạo các điều kiện hỗ trợ nhưng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp.

Thêm nữa, một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là việc phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa SCIC và người đại diện trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cổ đông Nhà nước. Do đó, phải nhanh chóng ban hành khung pháp lý chi tiết quy định về cơ chế đối với người đại diện, cũng như mối quan hệ phối hợp giữa người đại diện với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (không chỉ với SCIC). Cùng với đó, SCIC cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc đánh giá, lựa chọn người đại diện tại các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa bàn giao về SCIC; đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp 3 bên: địa phương, người đại diện và SCIC trong quản lý doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn nhà nước nhiều, SCIC cử người trực tiếp hoặc phối hợp với người đại diện. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, phần vốn nhà nước ít, thuộc các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ, SCIC cần nghiên cứu theo hướng giảm dần số lượng người đại diện. Ngoài ra, có thể tại một số doanh nghiệp, SCIC không cử người đại diện mà thí điểm trực tiếp thực hiện quyền cổ đông nhà nước qua phương thức: doanh nghiệp cung cấp thông tin, báo cáo dành cho cổ đông. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến việc hoàn thiện các quy định pháp lý về công bố thông tin, giám sát, đánh giá doanh nghiệp; nghiên cứu xây dựng cơ chế

76

chính sách bảo đảm quyền lợi của người đại diện gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và lợi ích của cổ đông Nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thành tích người đại diện để có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời.

3.3.2.2. Giải pháp về bán vốn

Khi thị trường chứng khoán phát triển, việc bán phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp ngày càng trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, với những điểm đặc thù như: quản lý nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, nằm rải rác trên khắp tất cả các vùng miền của đất nước, công nợ tồn đọng… nên việc bán vốn của SCIC vẫn gặp nhiều khó khăn - đặc biệt khi ranh giới giữa bán vốn hiệu quả và làm thất thoát tài sản Nhà nước rất mong manh.

Việc bán vốn tại các doanh nghiệp nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp và về lâu dài Nhà nước không cần nắm giữ vốn nhằm chuyển sang các doanh nghiệp lớn, thuộc lĩnh vực quan trọng tuy đã được tích cực triển khai nhưng cần được nâng cao hơn nữa. Để làm tốt điều này, các hình thức bán vốn phải đa dạng hóa hơn như: căn cứ vào giá niêm yết trên thị trường chứng khoán làm cơ sở đàm phán bán vốn cho các nhà đầu tư khác; bán cho các nhà đầu tư chiến lược;... Hơn nữa, có thể tạo điều kiện để SCIC chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động bán vốn thông qua việc cho phép SCIC căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp (niêm yết hay chưa niêm yết) để lựa chọn, quyết định phương án bán vốn (có thể theo phương thức thỏa thuận, khớp lệnh hay chào bán cạnh tranh để lựa chọn cổ đông chiến lược). Trong trường hợp cần thiết, SCIC có thể sử dụng dịch vụ tư vấn của kiểm toán, các tổ chức định giá chuyên nghiệp, hay thậm chí có thể thuê chuyên gia và các doanh nghiệp định giá của nước ngoài có uy tín, giàu kinh nghiệm để thúc đẩy việc bán vốn.

Mặt khác, đối với việc bán đấu giá cổ phần của SCIC tại doanh nghiệp cần kiên quyết ngăn chặn tình trạng liên kết, thông đồng trong đấu giá cổ

77

phần, kiểm tra chặt chẽ việc xác nhận người lao động trong doanh nghiệp - tránh trường hợp bán cổ phần cho người không phải người lao động trong doanh nghiệp. Về mặt vĩ mô, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hợp lý đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, hoạt động có hiệu quả thực hiện niêm yết đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Phát triển hơn nữa hệ thống các tổ chức tài chính trung gian như các công ty/quỹ đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. Về mặt vi mô, việc tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung toàn bộ Điều lệ tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp do SCIC nắm giữ, loại bỏ các quy định trái pháp luật (đặc biệt là những quy định làm hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần của SCIC) là việc làm thiết thực.

Ngoài ra, song song với việc bán vốn, SCIC có thể tiến hành triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp qua việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong đấu giá hay niêm yết trên thị trường chứng khoán. Qua đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu và có điều kiện phát triển bền vững, đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn.

3.3.2.3. Giải pháp về đầu tư vốn

Một quy trình đầu tư minh bạch, chuyên nghiệp; một cơ chế quản lý rủi ro hiện đại là một trong những điều kiện mà SCIC cần để có thể trở thành nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp của Chính phủ. Trong lĩnh vực đầu tư vốn, việc xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, chiến lược phát triển ngành được Chính phủ phê duyệt là điều cần thiết.

Trước hết, cơ cấu lại danh mục đầu tư, thoái đầu tư ở những DNNN không cần thiết đầu tư, tập trung đầu tư vào những lĩnh vực có tác động thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị vốn nhà nước. Hơn

78

nữa, để đầu tư có hiệu quả, cần có những quy định cụ thể về việc tách bạch việc đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh của SCIC và đầu tư bằng nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương. Theo đó, đối với nguồn vốn kinh doanh của SCIC, cần cho phép SCIC được chủ động sử dụng để thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề nhiều tiềm năng, đảm nhiệm được chức năng là nhà đầu tư của Chính phủ. Đối với nguồn từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương, sẽ được SCIC sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư theo ủy quyền của Thủ tướng, đặc biệt vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tư, SCIC cần tăng cường hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, trong giai đoạn sắp tới, tiếp tục đầu tư vào các dự án năng lượng, các ngành công nghiệp then chốt...; thành lập các quỹ đầu tư để nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý đầu tư vốn. Thêm vào đó, ngoài các hình thức đầu tư được quy định trong Điều lệ (đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác; đầu tư mua một phần/toàn bộ doanh nghiệp khác; đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác...); SCIC cần nghiên cứu đa dạng hóa các hình thức đầu tư hơn nữa như: mua cổ phần của doanh nghiệp trước, trong và sau khi phát hành cổ phiếu... nhằm hình thành những doanh nghiệp đủ mạnh để có thể cạnh tranh thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc đầu tư nói trên vẫn phải giữ vững nguyên tắc: (i) tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; (ii) chú trọng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả, khả năng sinh lời cao; (iii) giảm bớt đầu tư vốn đối với những ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần chi phối, những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác. Trọng tâm đầu tư phải đảm bảo cả hai mục tiêu: (i) gia tăng giá trị phần vốn nhà nước; (ii) hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

79

3.3.2.4. Giải pháp để đổi mới cơ chế tài chính

Vai trò chính của SCIC từ khi thành lập đến nay là tập trung cổ phần của Nhà nước để quản lý sao cho có hiệu quả. Nói cách khác, SCIC có hai chức năng chính là quản lý và đầu tư vốn của Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để mô hình này thành công thì tính minh bạch trong hoạt động và tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành các hoạt động đầu tư là điều kiện cần thiết. Chẳng hạn như trường hợp Temasek, ngay từ khi ra đời, cả Chính phủ Singapore và các nhà lãnh đạo Temasek luôn khẳng định: Temasek hoạt động hoàn toàn vì lợi nhuận và không chịu bất kỳ sự can thiệp nào của Chính phủ. Để thuyết phục các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh và Chính phủ các nước, Temasek cố gắng minh bạch tối đa các hoạt động của mình - thể hiện rõ nhất qua việc Temasek tự nguyện công bố báo cáo tài chính hàng năm (được gọi là Temasek Review), mặc dù theo luật pháp Singapore, Temasek không có nghĩa vụ công bố vì nó không phải là công ty đại chúng. Với trường hợp SCIC, để có thể thành công được như Temasek trong việc xây dựng một Singapore Inc., (tiếng lóng của giới kinh tế về một nước Singapore như là một doanh nghiệp chứ không phải một quốc gia); SCIC cần công khai hơn nữa các báo cáo tài chính định kỳ. Sự minh bạch sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư và tính cạnh tranh của chính SCIC - đặc biệt khi SCIC có ý định đầu tư ra nước ngoài như Temasek thì minh bạch hóa là điều kiện vô cùng quan trọng.

Đổi mới cơ chế tài chính là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của SCIC. Ngoài các bản báo cáo tài chính được công khai định kỳ, cơ chế tài chính của SCIC cần được xây dựng theo hướng tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước thông qua việc quy định rõ cơ chế báo cáo, giám sát cũng như thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp được Chính phủ giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tăng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước của SCIC từ các

80

nguồn thu được từ cổ tức và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Việc khoán chi phí và khoán lương cần được xem xét thực hiện đi đôi với cơ chế thưởng thành tích trên cơ sở hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, cần hoàn thiện và bổ sung cơ chế tài chính của SCIC theo hướng nâng cao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm của SCIC trong hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.5. Giải pháp đối với các doanh nghiệp thành viên

Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện phần vốn nhà nước của SCIC tại các doanh nghiệp, các giải pháp đối với các doanh nghiệp thành viên cần thiết phải được đặt ra. Trong thời gian trước mắt, thúc đẩy việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến theo các nguyên tắc và thông lệ quản trị quốc tế (như nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của OECD, kinh nghiệm quản trị của các tập đoàn lớn trên thế giới...) trên cơ sở minh bạch hóa, tăng cường giám sát đi đôi với cơ chế lương, thưởng có tính cạnh tranh và gắn liền hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, kiểm toán nội bộ là việc làm cần thiết.

Ngoài các giải pháp nói trên, SCIC cần chú trọng tới việc phối hợp với các Bộ, các doanh nghiệp để xây dựng các chiến lược kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động và tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, phù hợp với chiến lược kinh tế của Nhà nước; khuyến khích tách mục tiêu

Một phần của tài liệu Pháp luật về tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 78)